
Nguyễn Đình Thuần và Đặng Phú Phong tại Studio của HS. Nguyễn Đình Thuần.
By Photographer Nguyễn Đình Trí

‘Lửa, Một chín sáu tám’ Sơn dầu 53x53 inch. Tranh Nguyễn Đình Thuần

‘Người đội khăn trắng. Sơn dầu 18 x 18 inch- Tranh Nguyễn Đình Thuần
Tiểu sử Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần:: Sinh năm 1948 tại Huế. Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Huế. Thành viên Hôi Đồng Văn Hóa Đông Hawaii USA. Hội viên Hội Nghệ Sĩ Tạo Hình Việt Nam.
2010: Triển lãm Annam Heritage, Paris, France ( với Đinh Cường)2008: - Việt Art Gallery, Houston, Texas. (với Đinh Cường)
2007 Việt Báo Gallery,South California,(với Đinh Cường)
2004 Costa Mesa, South California
2002 12571 Lucille Ave. GG. Calif.
2000 Santa Ana College, Calif.
1999 Nhật Báo Người Việt, Nam Calif.
1998 The East Hawaii Cultural Center Gallery, Hawaii.
1997 Art Museum Sài Gòn- Việt Nam.
1997 20 Artists of Hue , Sài Gòn- Việt Nam.
1996 Group Exhibition, Hawaii, USA
1995 Art Museum , Sai Gon Viet Nam
1994 Institute D’ Exchange Culture Avec France. Saigon, VietNam.
1994 26 Artists of Hue. Saigon, Vietnam.
1994 The Fine Arts Association. Saigon Viet Nam.
1993 Two Men Exhibition. Saigon Viet Nam.
1992 P.N. Art Gallery. Saigon, Viet Nam.
1992 “Asia Heritage Program” Notice Gallery Singapore.
1992 Labor Cultural House. Saigon, Viet Nam
1991 Youth Cultural House. Saigon, Viet Nam
1991 The Fine Arts Association. Saigon, Viet Nam
1991 Group Exhibition Vietnam Czechoslovakia Cultural House. Saigon, Viet Nam.
1990 The Fine Arts Association. Saigon, Vietnam
1989 Two Men Exhibition. Saigon, Vietnam
1973 Vietnam American Association. Danang, Vietnam.
***
Đặng Phú Phong (ĐPP): Nguyên nhân nào đưa anh đến với hội họa?
Nguyễn Đình Thuần (NĐT): Duyên nghiệp chăng? Từ sau năm Mậu Thân 1968, bỏ học, đi làm, 1969 trở về Huế vào học Cao Đẳng Mỹ Thuật, nhưng tới 1970 mới được tuyển vào chính thức.
Lúc bắt đầu vẽ, anh có theo trường phái nào không?
NĐT: Ra trường với ban tranh lụa, nhưng tôi vẽ theo sơn dầu, và không trường phái nào cả, sáng tác theo cảm nhận và suy tưởng.
ĐPP: Thế thì tại sao và khi nào anh trở thành một họa sĩ chuyên về trừu tượng?
NĐT: Vì tôi cảm thấy trừu tượng thích hợp, diễn cảm được nhiều suy tưởng hơn là hình họa.
ĐPP: Xử dụng ánh sáng rất quan trọng trong hội họa, nhưng quan trọng như thế nào?
NĐT: Hội họa là mặt phẳng có hai chiều ánh sáng, muốn miêu tả sự vật, đồ vật, tất nhiên ánh sáng rất cần thiết, nếu không có ánh sáng để phân biệt sáng, tối, thì những đồ vật, sự vật, con người nói trên, chìm hẳn vào trong bóng đen.
ĐPP: Tại sao có vấn đề màu sác trong tranh bị chê là dơ?
NĐT: Màu sắc trong hội họa bị cho là dơ, xỉn, làm không giữ được sắc độ màu mà mình xử dụng, không diễn cảm được ý mình mong muốn. Thường là do họa sĩ thiếu thận trọng, thiếu nghiên cứu, hoặc là chểnh mảng vội vàng, không nắm bắt được tính chất của màu mình xử dụng. Có những màu được chiết xuất, biến chế từ chất hữu cơ (thực vật và khoáng sản), ví dụ như là vàng đất (ochre jaune) từ đất sét. Màu đen từ bồ hóng, muội than. Những màu khác chiết xuất từ kim loại, gọi là vô cơ (như cam, vàng, đỏ, lục).
Nếu họa sĩ không chú ý khi hứng thú vẽ, các loại màu pha trộn không cùng tính chất sẽ bị tác dụng hóa học trở nên hư màu, xỉn.
Ngoài ra còn một số màu vô cơ, khi xử dụng không hòa trộn đắp lên tranh, để lâu ngày, không phủ qua một lớp venis bảo quản sẽ bị tác động bởi không khí tiếp xúc với mặt tranh thành oxyt hóa làm hư màu (ví dụ như màu xanh lục (green) được chiết xuất từ oxyt đồng, nếu không pha trộn (xử dụng nguyên màu) thì rất dễ bị thoái hóa làm thành đen xỉn (tác dụng oxyt hóa). Nói chùng là họa sĩ thì cũng nên tìm hiểu tinh chất của màu khi mình xử dụng.
Trong kỹ thuật dùng màu còn nhiều vấn đề, trên đây chỉ là khái quát trong lối xử dụng màu.
ĐPP: Xin anh nói qua về cách bố cục của tranh. Nhất là về tranh trừu tượng, đa phần tranh trừu tượng là tổng thể của những đám, vệt, điểm của màu sắc…
NĐT: Trừu tượng vốn dĩ dùng màu sắc để truyền đạt về thẩm mỹ, trong tranh trừu tượng vẫn có bố cục của màu sắc, đường nét, đậm nhạt. Tùy cảm hứng của mỗi họa sĩ dùng sắc độ màu và màu để tạo cân xứng cho bố cục. Như đã nói, trừu tượng là một cách thế để họa sĩ biểu cảm, dùng màu sắc và đường nét diễn cảm cái đẹp và suy tưởng..
ĐPP: Thế nào là một tác phẩm hội họa ‘lớn’?
NĐT: Một họa phẩm, đầu tiên là tính thẩm mỹ. Tranh hài hòa màu sắc, được số đông thưởng ngoạn đồng cảm. Sau đó, họa sĩ sáng tác có gởi gắm tư tưởng, thông điệp gì đó là phần phụ thuộc nhưng cũng rất quan trọng.
Tác phẩm ‘lớn’ không phải do kích thước của nó. Đã từng có nhiều bức tranh chỉ lớn bằng bàn tay được đưa vào bảo tàng viện. Anh cũng đã từng nhìn thấy bức tranh tuyệt tác Mona Lisa của Leonardo de Vinci chỉ là 77x53 cm.
Theo cảm nghĩ riêng, tác phảm lớn là một tác phẩm được mọi người trân trọng lâu dài, ở lâu trong đại đa số quần chúng thưởng ngoạn.
ĐPP: Theo anh, tranh có bỏ ngõ tư tưởng không?
NĐT: Theo tôi, một họa phẩm đầu tiên là tính thẩm mỹ, tranh hài hòa màu sắc, được số đông thưởng ngoạn đồng cảm. Sau đó, họa sĩ có gửi gắm nội dung tư tưởng nào đó, chỉ là phần phụ thuộc.
ĐPP: Sau hơn 40 năm sáng tác, một chiều dài đủ cho anh thấy khá rõ về tác phẩm mình. Có khi nào anh nghĩ rằng mình đã từng có hay không có ảnh hưởng từ họa sĩ nào không?
NĐT: A, (cười) vấn đề ảnh hưởng. Như ta đã biết là từng thời kỳ, từng giai đoạn trong nghệ thuật hội họa, hẳn nhiên, là trong sự tiếp nối, tuy không rõ rệt nhưng hình như họa sĩ nào cũng có sự ảnh hưởng từ những người đi trước. Có thề từ sự đồng cảm hay yêu thích, ngưỡng mộ các họa sĩ đàn anh, bậc thầy đi trước mình. Tuy nhiên qua thời gian suy nghiệm, từng trải trong sáng tác; dần dần họ sẽ tách ra, tự tạo cho mình một lối riêng để đi đến chỗ độc lập, điều này rất quan trọng trong vấn đề sáng tác. Nói chung là phải tự mình khẳng định cho mình một bút pháp riêng biệt.Tôi không trả lời anh rốt ráo nhưng nghĩ như vậy cũng tạm đủ..
ĐPP: Như vậy thì quan niệm sáng tác của anh như thế nào?
NĐT: Vẽ như là một tận hiến, không mong cầu, như một nghiệp dĩ, nếu còn vẽ, sẽ vẽ, như tằm nhả tơ, cuối cùng, rồi cũng đi vào lãng quên.
ĐPP: Có thể nói anh là một họa sĩ ở thế hệ tiếp nối và là gạch nối giữa thế hệ họa sĩ Miền Nam trước 75 (tiêu biểu là Hội Họa Sĩ Trẻ) đến lớp sau 75. Anh có thể cho một cái nhìn tổng quát về Hội Họa Sĩ Trẻ nầy?
NĐT: Thập niên 60-70 xuất hiện một nhóm họa sĩ trẻ. Họ phần đông xuất thân từ CĐMT Gia Định và Huế. Rất nhiều họa sĩ trong nhóm này đượ giải thưởng hội họa, mỹ thuật của quốc gia. Vào giai đoạn này thông tin và tài liệu, sách báo về hội họa từ ngoại quốc được lưu hành ở Miền Nam, các họa sĩ đã chú tâm tìm hiểu những trường phái, xu hướng hiện đại ở các nước phát triển. Họ áp dụng, phát huy vào công việc sáng tạo của hội họa làm thay đổi diện mạo của nền hội họa Miền Nam, khác với những thế hệ trước xử dụng màu sắc rất u trầm. Có thể kể ra một số họa sĩ chủ yếu trong Hội Họa Sĩ Trẻ là Nguyễn Trung, Đinh Cường, Trịnh Cung, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Hồ Thành Đức, Đỗ Quang Em, Nguyễn Phước, Rừng, Nguyên Khai, Dương Văn Hùng… Nói một cách khác, Hôi Họa Sĩ Trẻ Việt Nam đã tạo dựng một nền hội họa cách tân, đem lại một luồng gió mới cho nền hội họa của Miền Nam trước năm 1975 vậy.
ĐPP: Ngày hôm nay anh thấy có sự khác biệt giữa hội họa trong nước và hải ngoại? Dĩ nhiên là tôi chỉ nói đến hội họa của người Việt.
NĐT: Rời Việt Nam khá lâu tôi lại không có nhiều dịp để trực tiếp theo dõi sinh hoạt hội họa trong nước. Thỉnh thoảng được xem tranh của một số họa sĩ thân hữu mang tranh sang Hoa Kỳ triển lãm. Tôi hình như chưa thấy có gì bứt phá, vẫn thấy nó hình thành từ lâu. Môt phần ở tại đây, đất nước tạm dung, không khí hội họa rời rạc. Theo suy nghĩ riêng, có lẽ tâm cảm của người Việt tha hương ít chú tâm đến hội họa. Nhu cầu thiết thực của đời sống di dân nhiều hơn là nhu cầu tinh thần nhất là ở mãng hội họa, nên nền hội họa của người Việt di dân chưa thể tươi sáng gì.
ĐPP: Có thể chia hội họa trong nước ra hai thời kỳ rõ ràng: Hội Họa Hiện Đại (1925-1990) và Hội Họa Hậu Hiện Đại(1990- cho đến nay) Và trong thời kỳ Hiện Đại chúng ta có thể chia làm 2 nhánh theo địa lý và chính trị là hội họa Miền Bắc (1925-1975) và hội họa Miền Nam(1954-1975) .
Trong thời kỳ Hiện Đại có xuất hiện những phong trào như: Pop Art,Body Art, Trình diễn (Performing) , sắp đặt (Installation)… Xin anh cho một nhận xét bao quát về hai thới kỳ hội họa và những trào lưu nghệ thuật này.
NĐT: Thiết nghĩ, nghệ thuật là vô biên, tự thân về nghệ thuật Hội Họa phải vượt qua những gì đã thành tựu. Ý hướng sáng tạo cất lời là phải hướng tới, cho nên những phong trào như kể trên, cố gắng vượt qua những lề lối cũ phát sinh ra nhiều phương hướng mới, để phục vụ nghệ thuật thẩm mỹ.
Tuy vậy đường hướng mới của mỗi bộ môn có trường tồn được hay thu phục được quần chúng thưởng ngoạn lâu dài hay không. Nếu không thì chẳng chóng thì chày, sẽ đi vào quên lãng.
Tháng 6/2018
Gửi ý kiến của bạn