"Về phương diện phương diện thực hành thì đạo Phật và khoa học điều nhấn mạnh vai trò thực nghiệm. Truyền thống thiền quán Phật giáo có thể giúp cho sự tìm hiểu của khoa học qua cách đề nghị phương pháp huấn luyện tâm thần, cũng liên hệ đến tính cách mền dẽo (dễ thay đổi) của bộ não." (1)
Thiền gồm có hai phần: Thiền Hoạt Động và Thiền Tĩnh Lặng. Các nhà thần kinh học hợp tác nghiên cứu với ngài Đạt Lai Lạt Ma trên 12 năm qua, đã trình bày kết quả tốt đẹp của Thiền như sau:
1.Làm cho chất xám bộ não gia tăng, giúp phát triển trí nhớ cùng duy trì tốt các hoạt động thân thể cũng như tinh thần.
2.Làm gia tăng các hoạt động vỏ não trước trán bên trái đưa đến an vui, thoải mái, cảm thông, tích cực và giảm bớt các hoạt động vỏ não trán trước bên phải liên quan đến buồn rầu, giận hờn, thù hận, căng thẳng, khổ đau.
3.Làm cho khả năng hệ thống miễn nhiễn tăng lên 50%.
4.Làm cho trẻ lâu hay sự lão hóa chậm lại.
5.Giảm rất nhiều các hội chứng đau nhức.
6.Góp phần vào việc chữa trị các chứng huyết áp, tiểu đường cùng nhiều bệnh khác.
(Những điều nói trên được trình bày chi tiết trong cuốn Khí Công Tâm Pháp, T.T. Thích Phụng Sơn soạn, xuất bản trong mùa xuân tới).
Khí Công Tâm Pháp là sự phối hợp giữa Thiền Tĩnh Lặng và Thiền Hoạt Động, đặt trên nền tảng phát triển ba nguồn năng lượng nơi chúng ta: Năng lượng thể chất làm gia tăng sức khỏe, năng lượng cảm xúc tốt đẹp làm gia tăng hạnh phúc và năng lượng tâm linh để phát triển trí tuệ và niềm an vui kỳ diệu vững bền.
T.T. Thích Phụng Sơn đã hướng dẫn pháp môn Thiền Tịnh Song Tu (tụng kinh, lạy Phật theo khí công, niệm Phật và ngồi thiền), phối hợp với Khí Công Tâm Pháp tại các tiểu bang Hoa Kỳ và các nước, hiện đang hướng dẫn tu tập tại các thành phố thuộc Orang County và San Diego. Chương trình tu tập gồm có:
1. Tụng kinh và lạy Hồng Danh Chư Phật theo khí công để gia tăng sức mạnh thể chất và tâm linh. Sau đó ngồi thiền và thiền hành.
2. Tập các thế Khí Công Thiếu Lâm, Quân Bình Chân Khí, Vượng Não và Vận Nội Lực để gia tăng chân khí và làm cho bộ não phát triển năng lượng an lạc.
3. Tập 55 động tác Yoga phối hợp với hơi thở làm gia tăng sức mạnh gân, bắp thịt và xương, làm nền tảng cho sức khỏe lâu dài.
4. Tập 8 thế Dưỡng Sinh Bát Chánh Đạo phối hợp với lời niệm Phật để phát triển an lạc và thư giản khi hoạt động.
5. Thực hành thở đan điền để gia tăng khả năng an trú trong chánh niệm và an lạc nơi tâm và nơi vùng vỏ não trước trán, giảm căng thẳng và ứng dụng vào các hoạt động thường ngày, giúp ăn ngon, ngủ ngon, làm việc có hiệu quả, học giỏi và thành công.
Ban Tu Học chúng tôi xin trân trọng kính mời Quý Vị ghi tên tham dự. Ở Orange County xin liên lạc với bác sĩ Trịnh Văn Chính, điện thoại số (714) 636-6804, ở San Diego xin liên lạc với đạo hữu Huỳnh Xuân Thu (760) 310-4056 hay Thiền Thất Trúc Vàng (760) 758-4645.
Nguyện cầu Hồng An Tam Bảo gia hộ quý vị được nhiều an lành và sức khỏe trong năm Bính Tuất.
***
(1) Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày thêm về sự ích lợi của sự hợp tác giữa Phật Giáo và Khoa Thần Kinh Học trong buổi nói chuyện trên như sau:
"Do mục tiêu chính yếu của sự khảo sát của Phật Giáo về thực tại là nền tảng căn bản nỗ lực vượt thoát khổ đau và làm cho đời sống loài người được tốt đẹp, nên Phật Giáo hướng đến trước hết là khảo cứu tâm thức con người và các chức năng của tâm. Và nếu hiểu rõ được tâm thức con người thì chúng ta có thể tìm cách thay đổi ý tưởng, cảm xúc cùng các xu hướng phát sinh ra chúng để giúp chúng ta có được một con người đầy đủ, toàn thiện.
Chính trong nội dung đó mà Phật Giáo đã tạo ra sự xếp loại phong phú các trạng thái tâm thức cũng như phương pháp thiền quán để thanh lọc những các loại tâm đặc biệt. Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa đạo Phật và khoa học hiện đại trong một lãnh vực rộng lớn liên hệ đến tâm con người, từ nhận thức đến cảm xúc để hiểu khả năng thay đổi vốn đã có sẵn trong bộ não loài người, vốn rất đáng quan tâm và có nhiều lợi ích. Riêng đối với kinh nghiệm bản thân tôi (ngài Đạt Lai Lạt Ma), tôi cảm nhận được thêm giàu có khi trao đổi ý kiến với các nhà thần kinh học và tâm lý gia về các vấn đề như tánh chất và vai trò của các cảm xúc tích cực và tiêu cực, sự chú tâm, tưởng tượng cũng như tính cách mền dẽo (thay đổi được) của bộ não. Những chứng cứ rõ ràng của thần kinh học và y khoa như là chỉ giản dị chạm vào người em bé cũng làm cho bộ não các em bé mới sinh phát triển trong các tuần lễ đầu tiên sau khi sanh cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa tình thương và hạnh phúc.
Đã từ lâu, đạo Phật cổ võ về khả năng lớn lao của sự thay đổi đã có nơi tâm của con người. Trong mục đích đó, đạo Phật đã phát triển nhiều kỹ thuật Thiền Quán, hay cách thực hành Thiền, nhằm đến hai mục tiêu chính: Trau dồi lòng từ bi (tình thương yêu rộng lớn) và trau dồi sự thấy biết chân thật (trí tuệ), đó là sự hợp nhất của BI và Trí.Cốt tủy của cách thực hành hai điều trên ở trong hai kỹ thuật chính yếu: Làm cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự ứng dụng thực sự, cũng như sự điều hành và chuyển hoá các cảm xúc.
Trong hai lãnh vực nói trên, tôi nghĩ rằng có thể có sự hợp tác lớn lao giữa truyền thống thiền quán nơi đạo Phật và khoa thần kinh học. Ví dụ, khoa thần kinh học đã phát triển phong phú về sự hiểu biết cơ cấu của bộ não liên hệ với chú ý và cảm xúc. Mặt khác, truyền thống Thiền Quán trong đạo Phật, với một lịch sử lâu dài chú tâm vào sự đào luyện tinh thần, cung cấp các kỹ thuật cụ thể làm cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự điều hành và chuyển hóa cảm xúc.
Do đó, sự gặp gỡ giữa khoa thần kinh học hiện đại và phương pháp thiền quán đạo Phật có thể dẫn đến sự khảm cứu về tác động của những hoạt động có chủ ý nơi những mạch thần kinh trong bộ não, những nơi được xem là rất quan yếu cho những diễn tiến tâm ý liên hệ riêng biệt. Ít nhất thì trong mối tương quan gặp gỡ này cũng giúp nếu lên những câu hỏi quan yếu về nhiểu lãnh vực chính.
Ví dụ, những cá nhân có khả năng cố định (qua tâm) để điều hòa cảm xúc hay chú ý, như truyền thống đạo Phật chủ trương, hay khả năng điều hành cảm xúc và chú ý này tuỳ thuộc lớn lao vào sự thay đổi về thái độ và các hệ thống trong bộ não (qua bộ não) liên hệ đến các chức năng này"
Một phạm vi mà truyền thống thiền quán của đạo Phật có thể đóng góp phần quan trọng là phát triển những kỹ thuật để huấn luyện lòng từ bi. Về cách huấn luyện tâm liên hệ đến điều hành chú ý và cảm xúc, câu hỏi cần thiết phải được nêu lên là mỗi phương pháp đặc biệt (pháp môn) thì tương ứng với một thời điểm nào đó thì mới đưa đến kết quả, vậy những phương pháp mới có thể tạo ra để đáp ứng với tuổi tác, trình trạng sức khỏe cũng như nhiều yếu tố khác…
Những lợi ích về sự hợp tác giữa đạo Phật và khoa học đã bắt đều chứng minh được. Theo những bản báo cáo về các cuộc nghiên cứu thần kinh học sơ khởi về luyện tâm thì chỉ cần thực hành giản dị sự chú tâm đều đặn hay chủ ý nuôi dưỡng lòng từ bi theo cách thực hành trong đạo Phật cũng đưa đến những thay đổi có thể quan sát được trong não bộ con người liên hệ đến các trạng thái tinh thần tích cực có thể đo lường được.
Những khám phá mới đây của khoa thần kinh học đã chứng tỏ tính cách mền dẻo (dễ thay đổi) bẩm sinh của bộ não, cả về hai phương diện sự nối kết giữa các khớp của các sợi thần kinh cũng như sự sanh ra các tế bào thần kinh mới, khi bộ não hứng nhận các yếu tố bên ngoài khích thích như là vận động thể lực và sống trong một môi trường phong phú. Truyền thống thiền quán đạo Phật cũng có thể giúp nới rộng lãnh vực nghiên cứu khoa học này qua đề nghị thực hành các phương pháp huấn luyện tâm liên hệ đến sự thay đổi bộ não. Nếu kết quả đúng như đạo Phật đã chủ trương, thiền quán có thể làm thay đổi hoạt động các khớp sợi thần kinh cùng sự thay đổi thần kinh trong bộ não thì đây có thể đưa đến những sự ứng dụng rất rộng lớn.
Những tác động của sự nghiên cứu này không chỉ thu vào trong sự gia tăng kiến thức về tâm con người, mà có thể quan trọng hơn, có thể rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng ta hiểu biết vể giáo dục và sức khỏe tâm thần. Cũng như thế, theo như truyền thống Phật giáo chủ trương, sự nuôi dưỡng kỹ lưỡng lòng từ bi sẽ đưa đến một sự thay đổi tận gốc nhận thức của người thực hành đưa đến sự cảm thông với những người khác, và điều này sẽ đưa đến những tác động lớn lao trong xã hội."