Hôm nay,  

Viết cho Ngày Nhơn Quyền Quốc Tế (Bài 1)

11/05/201807:02:00(Xem: 3713)
2018-05-11 : Viết cho Ngày Nhơn Quyền Quốc Tế (Bài 1)  

Nhơn quyền , điểm hẹn của văn minh nhơn loại  

TS.PhanVăn Song

blank

Từ những bao năm nay, chúng ta cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đã bỏ bao công sức góp cùng với các chiến sĩ dân chủ trong nước, suốt ngày đấu tranh, kêu gọi dư luận quần chúng và các nhà cầm quyền các quốc gia tiên tiến nơi mình cư ngụ, cùng nhau phải đòi hỏi, bắt buộc Nhà Nước đương quyền Việt Nam hãy tôn trọng, hãy trả lại Nhơn quyền, trả lại các quyền con người căn bản và tối thiểu cho tất cả mọi công dân Việt Nam.

I/ Nhơn quyền trong tiến trình văn minh nhơn loại:

Ngày nay ai cũng biết Nhơn quyền là điểm hẹn của văn minh nhơn loại vào đầu thế kỷ XXI. Nhưng Nhơn quyền là gì? Thường thường không được định nghĩa rõ rệt để có thể tránh những ngộ nhận hoặc những lạm dụng có hậu ý chánh trị bất chánh. Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội  luôn luôn đưa ra luận điệu theo đó Nhơn quyền là một khái niệm của tây phương, đặc biệt là của giai cấp tư sản, chớ không phải của Việt Nam. Sự thực, ngày nay, Nhơn quyền là một ý niệm chung của người tiến bộ. Theo ý niệm nầy, Nhơn quyền là những đặc quyền của con người được pháp luật qui định và do pháp luật chi phối, nhằm bảo vệ con người trong đời sống xã hội, giữa con người với con người và trong mối quan hệ giữa người dân với nhà cầm quyền. Nhơn quyền là nguồn gốc thực tế của sự tự do của con người. Sự tự do này đã được thể hiện thành nhiều quyền tự do cụ thể, có tiêu chuẩn rõ rệt được pháp luật bảo vệ. Trong số những quyền tự do ấy, có những thứ phải coi đó là cơ bản, không thể bị tiêu diệt, không thể chuyển nhượng, không ai, kể cả nhà câm quyền có thể xâm phạm tước đoạt. Tưởng cũng nên nói rõ, những đặc quyền ấy là những quyền tối thiểu của con người, không thể thiếu, bởi nếu không còn những quyền nầy thì con người sẽ mất hết phẩm giá, bị hạ xuống hàng súc vật.

Ở Tây phương, cố hương của Nhơn quyền phải nói là Hy-lạp và La-mã. Tuổi thọ của Nhơn quyền có lẽ đã đến 2000 năm hơn. Nhờ bởi nền dân chủ La-Hy mà Nhơn quyền, qua thời gian, đã có được những bước tiến mạnh mẽ, bắt đầu bằng sự khẳng định "quyền làm con người" (le droit d'être un homme) bao gồm những quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng, không thể tiêu diệt. Sau đó đế quốc la mã sụp đỗ, mãi đến thế kỷ thứ XIII, Nhơn quyền ở Tây phương chợt như bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài trong  bóng đêm trung cỗ, nhờ sự ra đời của bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) nhằm giới hạn bớt quyền hành của nhà vua Anh. Từ đấy, Nhơn quyền bước được những bước dài vững chắc, qua bản Thỉnh nguyện Thư Dân quyền 1628, Luật Bảo thân (Habéas Corpus) 1679, Điều lệ Dân quyền 1689 của nước Anh, Tuyên ngôn Độc lập Huê kỳ 1776, rồi Tuyên ngôn Nhơn quyền và Công dân quyền 1789 của Pháp..

Hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp bùng nổ vào thế kỷ XVlll đã phục hồi địa vị con người cho chính con người và đối với những kẻ cầm quyền của các chế độ chuyên chế. Từ đây, nhơn quyền đã định hình với những chìu kích rõ nét. Qua hậu bán thế kỷ qua thì Nhơn quyền đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy ở thời gian trước kia.

Về bản chất , vào thuở ban sơ, Nhơn quyền tuy được hiểu là quyền tự nhiên của con người nhưng vẫn còn bị quy chiếu vào thần quyền, theo sự suy diển chủ quan của triết gia tây phương. Nhưng đến cuối thế kỷ XX thì những giá trị này đã được định chế hoá nên đã trở thành những giá trị khách quan, để không còn ai có thể ngang nhiên xâm phạm được nữa. Nhơn quyền đã trở thành những giá trị phổ quát, không giành riêng để phục vụ một lớp người nào ở một địa phương nào nữa!

Về mặt thực tế, Nhơn quyền, từ nửa thế kỷ qua, đã được áp dụng chặc chẻ hơn để con nguời trên khắp thế giới không còn phân biệt đối xữ, bị ngược đãi làm tổn thương đến mạng sống và nhân phẩm nữa. Các định chế quốc gia và quốc tế đã hiệp lực bảo vệ Nhơn quyền, đồng thời còn thăng tiến đến mức hoàn chỉnh hơn. Thật vậy, Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên ngôn Quốc tế Nhơn quyền 1948, hai Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chánh trị, kinh tế xã hội, văn hóa 1966 đã thật sự đưa từ ngữ Nhơn quyền từ thế giới ngôn ngữ, tư tưởng qua thực tế áp dụng cụ thể vào đời sống hằng ngày của con người trên hoàn cầu. Song song với áp dụng những biện pháp chế tài  để trừng trị những vi phạm thô bạo Nhơn quyền đã được tổ chức và thực thi mà những cơ quan tư pháp hình sự quốc tế có thẩm quyền rộng lớn ra đời trong thập niên 90 của thế kỷ XX vừa qua.

Trong những năm cuối thế kỷ XX, Nhơn quyền khoác lên mình thêm một đặc tánh mới để thích ứng với sự chuyển biến của thế giới. Nhơn quyền  trở thành những cưởng chế được thực thi để nhơn đạo hóa đời sống xã hội ở khắp nơi, kể cả việc can thiệp trực tiếp vào chiến tranh, can thiệp trực tiếp vào đời sống các quốc gia có đầy đủ chủ quyền nếu phải nhằm mục tiêu bảo vệ quyền làm người ở đó. Ngày nay Nhơn quyền đã làm thay đổi hoàn toàn về quan niệm chủ quyền quốc gia  và mối bang giao quốc tế. Giá trị con người được thừa nhận là tối hậu và cao hơn mọi giá trị khác.

Phải chăng những bước tiến Nhơn quyền đã thật sự khép lại vĩnh viển một giai đoạn lịch sử dài mà suốt qua thời gian đó, những chánh sách bạo tàn của các vua chúa, của các chế độ phi nhơn quyền, phi nhơn đạo như Phát-xít, Na-zi, Cộng sản đã giết hại hằng trăm triệu nhơn mạng? Và một thời đại văn hoá nhơn quyền sẽ thật sự bắt đầu  từ nay?

Thật tình, chúng ta có thể giữ cái nhìn lạc quan ấy nếu Tàu, Bắc Hàn, Việt Nam và một số nước Hồi giáo cực đoan sẽ lần lượt sớm chuyển hoá theo thể chế chánh trị dân chủ tự do.

II / Nhơn quyền ở Việt Nam dưới thời Quân chủ:

Việt Nam chắc chắn cũng phải có một lịch sử Nhơn quyền lâu đời. Nhưng không giống phương Tây. Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trước đây không có những từ ngữ như Nhơn quyền, Dân chủ. Mãi đến thế kỷ thứ XIV những từ ngữ này từ Tây phương du nhập qua Nhựt Bổn rồi vào Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là vào thời ấy ở Việt Nam người dân không được sống xứng đáng với địa vị con người và những quyền lợi của mình đã không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ đã được tổ chức theo cơ cấu nhà vua ngự trị trên cao, còn thứ dân chiếm địa vị thấp nhứt. Mỗi người có riêng bổn phận phải chu toàn. Vậy khi nhà vua làm tròn bổn phận của nhà vua thì tự nhiên  toàn dân hưởng được những phúc lợi, đại để  phù hợp với những điều mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn quyền.

Bổn phận của nhà Vua còn được gọi là Thiên mệnh. Còn dân chúng là nền tảng xã hội, hay dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, vững bền. Trong việc thi hành trách nhiệm của Thiên mệnh nhà Vua bị Trời kiểm soát qua đời sống của dân chúng. Bởi ý Dân là ý Trời. Nếu nhà Vua không làm tròn bổn phận của mình đối với dân, mà còn tàn bạo đối với dân chúng thì lập tức, Trời sẽ theo ý dân mà thu hồi Thiên mênh. Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, phần lớn các vua đều cố gắng làm tròn bổn phận đối với thần dân. Dưới những triều đại ấy, dân chúng hưởng được những phúc lợi mà ngày nay ta gọi là Nhơn quyền.

Nhơn quyền dưới thời quân chủ cực thạnh ở Việt Nam còn được nới rộng đến quyền chánh trị. Người dân nhờ tài đức, văn hóa, đều có thể tham gia chánh quyền qua các cuộc thi tuyển thường được tổ chức rất công bình. Chỉ có ngôi vua mới truyền lại trong phạm vi hoàng tộc mà thôi.

Từ thời nhà Lý, vào thế kỷ thứ XI, Việt Nam đã mở ra những khoa thi để chọn người tài ra giúp nước. Ngoài ra các chế độ Quân chủ ở Việt Nam thời xưa, chẳng những cho phép, mà còn khuyến khích mọi người hãy bày tỏ quan điểm chánh trị của mình. Quan chức và dân chúng có quyền dâng sớ phê phán triều đình hoặc bày tỏ nguyện vọng của mình. Vua Minh Mạng đã từng nhiều lần nói với các quan rằng việc nước quá nhiều mà sự hiểu biết của một người thì quá giới hạn. Bởi vậy, chúng ta cần biết ý kiến của nhiều người để có cái nhìn đúng và có giải pháp thích nghi.

Về mặt luật pháp, các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa đều quan tâm đến việc bảo đảm cho dân chúng có một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng. Hai bộ Luật còn được sử dụng cho đến thập niên 1970 – thời Việt Nam Cộng hòa chúng ta, dĩ nhiên với những cải tiến, đó là "Quốc Triều Hình Luật" "Hoàng Việt Luật lệ" Hai bộ Luật  này phạt rất nặng, có khi tử hình, những tội phạm quan chức sách nhiễu, tham nhũng, hối mại quyền thế qua trung gian vợ con, người thân trong họ hoặc gia nhơn. Án tử hình thường phải do nhà vua quyết định cuối cùng. Hai bộ Luật nầy đều rất tôn trọng nữ quyền. Hình phạt dành cho phụ nữ luôn luôn nhẹ hơn. Trong gia đình, về quyền lợi, người phụ nữ có đầy đủ quyền lợi như người đàn ông. Quốc Triều Hình Luật qui định rõ thời hạn các vụ án phải được kết thúc nhanh để tránh mất thì giờ của đôi bên. Điều này được xem là rất tiến bộ so với một số quốc gia phương Tây ngày nay.

Về kinh tế xã hội, chế độ Quân chủ Việt Nam quan tâm bảo đảm cho mỗi người dân có được một đời sống tối thiểu bằng cách cấp phát cho mỗi người một phần đất để tự mưu sanh. Từ thời nhà Lê, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện chánh sách cải cách ruộng đất, trưng thu ruộng đất của các triều đại trước, của những quan chức làm giàu bất chánh, của những người không có thừa kế để cấp phát đồng đều cho dân chúng canh tác. Việc cấp phát này được xét lại mỗi bốn năm. Về sau, việc xét lại theo mười năm một lần.

Qua thời nhà Nguyễn, nhờ mở mang trong Nam, nên việc cấp phát ruộng đất được rộng rải hơn, và giao cho địa phương đảm trách. Nhà Nguyễn còn nghiên cứu trưng tập các tư điền của nhà giàu lớn, lấy 3/10 diện tích để xung vào công điền cấp phát cho cô nhi quả phụ thương phế binh. Dưới thời  quân chủ cực thạnh ở Việt nam, người dân tương đối đều được hưởng khá đầy đủ các quyền lợi mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền.

III / Nhơn quyền ở thời dưới thời Quốc gia và Cộng Hòa:

Suốt từ 1949 đến 1975, trãi suốt ba thời kỳ : Quốc gia Việt Nam, Đệ Nhứt hay Đệ Nhị Cộng hòa ;   từ ban sơ, vừa lấy lại chủ quyền từ tay thuộc địa Pháp, qua đến những thời gian phôi thai tập tững, vừa xây dựng một quốc gia tân thời, tự do, tiên tiến, vừa phải luôn luôn chiến đấu giữ nước, đương đầu với giặc Cộng Sản ngoại lai, trong một môi trường chánh trị chưa trưởng thành, nhưng, luôn luôn vẫn giữ cung cách và đạo đức nhơn bản, tôn trọng những quyền căn bản và nhơn phẩm  của mọi công dân Việt Nam.

Thât vậy, suốt dưới chế độ của ba thể chế Việt Nam Tự do ấy - Quốc gia hay Cộng hòa – và cả ngay từ ngày vừa lấy lại Độc lập và Chủ quyền từ tay Pháp ấy, ngay từ tháng 7 năm 1949, trong cái giai đoạn khó khăn ban đầu ấy cho đến năm 1954, suốt ròng rã 5 năm, đã, cùng với toàn dân cả nước, từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau, vừa xây dựng, vừa chiến đấu. Quốc Gia Việt Nam với Cựu Hoàng Bảo Đại là Quốc Trưởng ngay lúc, vừa lấy Độc lập, Tự do lại từ tay thực dân Pháp ấy, đã phải vừa Việt Nam hóa hoàn toàn hệ thống hành chánh, các chương trình giáo dục, các cơ sở kinh tế thương mại và cơ chế chánh trị ; lại vừa phải tổ chức cơ sở và đơn vị quân sự để chiến đấu cạnh quân đội Pháp chống giặc của trục Đỏ Cộng Sản quốc tế Sô-Tàu-Việt Hànội-Bắc-Kinh-MặcTưKhoa ! Nhưng vẫn tôn trọng các quyền tối thiểu của người dân, báo chí, thông tin, đi lại ...

Từ năm 1954 đến năm 1963, trong 9 năm liền của Đệ nhứt Cộng Hòa, khi vừa yên được tiếng súng, đất nước lại bị chia đôi, Việt Nam Quốc gia Tư do của chúng ta, nay chỉ còn nửa nước phía Nam,  lại phải nhận thêm 1 triệu đồng bào ruột thịt di cư, lại phải một lần nữa, trong cái khó khăn, của buổi ban đầu, của thờI thơ ấu, bơ vơ, không đồng minh tiếp liệu, đở đầu dẫn đắt,, Pháp vừa bỏ đi, Mỹ chưa đến, phải tiếp tục vừa xây dựng nước, tái lập trật tự, cũng cố chế độ Cộng Hòa, với  bản Hiến Pháp, đồng thời cũng phải đấu tranh giữ vững nền Dân chủ Tự do Nhơn bản, nên phải tiếp tục vừa tổ chức nền hành chánh quản trị nước, vừa xây dựng xã hội, giáo dục huấn nghề đào tạo thanh thiếu niên, vừa cũng cố quân đội để chiến đấu tự vệ bảo vệ nước khỏi giặc đỏ ngoại bang.

Nhưng trong 9 năm nầy của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa chỉ được 6 năm là Nhơn quyền ở Việt Nam nở rộ, cả chục tờ báo, tự do ngôn luận, đa ngôn, đa văn, tự do đi lại, thương mãi, thông thương xuyên Việt, và mọi tôn giáo được tôn trọng. Cũng vì quyền tự do ngôn luận được quá tôn trọng, cũng vì quyền con người được quá tôn trọng, nên hết phản khán nầy, đến xuống đường nọ. Hết nhóm trí thức Caravelle họp ra thư ngõ, đến phe Phật Giáo xuống đường…tuyên ngôn, nên dễ dàng bị Cộng Sản trà trộn nội tuyến xáo trộn đất nước, nên 3 năm sau từ 1960 trở đi đến 1963 là tình hình chánh trị của đất nước bị khủng hoảng đưa đến nền những ngày đầu Đệ nhị Cộng hòa đầy hỗn loạn…

Từ 1963 đến 1975, Nhơn quyền vẫn luôn luôn được tôn trọng. tuy ở trong thể chế một Việt Nam hoàn toàn trong tình trạng chiến tranh. Việt Nam Cộng Hòa không lúc nào đưa tình trạng thiết quân luật lên hàng đầu...Sài gòn vẫn tiếp tục bị bọn phản chiến thân Cộng nằm vùng xáo trộn cuộc sống, nào biểu tình, nào xuống đường, ... hết ký giả ăn mày, đến linh mục, thầy chùa chống tham nhũng. … Nhưng chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ tuyên bố kỹ luật sắt, tình hình quân sự – état de guerre  hay tổ quốc lâm nguy – la patrie en danger – cho phép bắn bỏ tại chổ những ai là phản quốc - như bọn Việt Minh đã làm thời khánh chiến. Nhơn quyền vẫn được tôn trọng, tiếng nói phản khán vẫn được tôn trọng.      

    

Để Kết Luận :

Chiếc ghế của NN Như Quỳnh ở Thụy Điển

Một chế độ dân chủ tự do nhơn bản, biết tôn trọng nhơn quyền, đó là một hãnh diện nhưng đó cũng nhược điểm của con người Việt Nam quốc gia, nhơn bản tử tế, đầy tình người !

Đó nhơn cách của người Đại Việt hào hùng, của người Đại Việt với một nền văn hóa nhơn bản.

Chúng ta, những người con Việt, nguyện luôn luôn tranh đấu để mãi mãi giữ vững một quốc gia Đại Việt, một văn minh Đại Việt, một văn hóa Đại Việt đầy nhơn bản, đầy tình người, trọng nhơn quyền, trọng tất cả mọi quyền căn bản tối thiểu của con người !

Xong bài 1

Tuần tới : Nhơn quyền với cái nhìn Cộng Sản ;

Nhơn quyền cũng là quyền của người dân nổi dây lật đổ bạo quyền.

Hồi Nhơn Sơn, Ngày Nhơn quyền 11 tháng 5

TS.PhanVăn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.