Người Việt nam ờ lớp tuổi trung nìên, cả ở hải ngoại, phần lớn đều biết hoặc nghe nói hay kể chuyện về « khoa học huyền bí » hay bùa chú, ngải nghệ chửa bịnh, xua đuổi tà ma, giải trừ vận xấu, đem lại may mắn, ăn nên làm ra.
Loại huyền thuật dân gian này tuy gọi là khoa học nhưng vẫn chưa được chứng minh tính chính xác theo khoa học nhưng lại có sức sống và sức hấp dẩn mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Gọi nó là khoa học huyền bí, phải chăng vì nó hiện hữu qua sự thể nghìệm ở một số người chạy theo nó ? Những người này là thứ «phòng thí nghìệm dân gian» mà kết quả thì khoa học chánh tông lại không lý giải được thỏa đáng. Và vì sự trường tồn của nó mà mặc nhiên nó trở thành một thứ văn hóa dân gian. Ở đâu cũng có. Không rìêng gì ở xứ chậm tiến mà cả ở Âu châu, xứ văn minh tột đỉnh, dưới ảnh hưởng sâu đậm của công giáo vốn không chấp nhận thứ tín ngưởng nào khác ngoài công giáo.
Nhiều người tin nhưng bạn có tin hay không?
Hiện nay nước Pháp giử kỷ lục ở Âu châu là nơi dân chúng không tin ở các thứ thuốc ngừa bịnh (les vaccins). Khi có bịnh họ chạy theo những cách chửa trị khác hơn phương Pháp y học hiện hành như thầy lang, nhơn điện, thôi miên, thầy bùa chú và đồng bóng, thầy bói, số học,… Nếu kể ra hết, danh sách các thầy sẽ dài lắm và nhiều thứ thầy mới sẽ xuất hiện thêm nữa. Những thầy này tuy đang hoạt động nhưng đều có nguồn gốc từ xa xưa. Do du nhập từ phương Đông hoặc từ thổ dân. Những người tin họ để chửa trị bịnh hoạn, phải chăng chỉ là những kẻ điên khùng, kẻ gặp cảnh ngang trái khốn khổ, những người nhẹ dạ?
Nhưng khách hàng của các thầy lại ngày càng đông. Họ tin ở sự huyền bí và họ muốn thí nghiệm những hiện tượng mà khoa học vẫn không giải thích được.
Chắc các bạn hẳn có quen biết vài người là đệ tử của một thầy nào đó ? Năm 2000, hảng thăm dó dư luận Sofres mở cuộc điều tra ở Pháp, công bố kết quả: có 54% những người được hỏi tin ở quyền lực của thầy nhơn điện, 30% ở chiêm tinh, và 18% ở thầy bói. Mươi lăm năm sau, Harris Interactive cho biết trong số người được hỏi, có tới 2/3 chạy theo thế giới huyền bí. Những người này thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, có không ít những người có đây bằng cấp đại học. Họ tới với thế giới huyền bí và họ cảm thấy một sự nhẹ nhàng, thanh thảng làm cho con người và cuộc sống của họ thay đổi tốt hơn.
Ở Pháp, những nhà nghiên cứu ngành khoa học xã hội của Viện Nghiên cứu Quốc gia (CNRS) thừa nhận khoa học huyền bí là một «sự kìện xã hội không thể luận giải». Những cách chửa bịnh huyền bí đã có từ ngàn năm, chuyển mình phát triển theo thời gian và không gian. Theo sử gia Nicole Edelman thì ở thế kỷ XIX, y khoa chưa được nhìn nhận là một khoa học như ngày nay. Lúc bấy giờ chưa có thuốc men, chỉ có vài thứ nước hoa quả chắc lọc hoặc nấu chín, vài thứ gốc thảo mộc an thần. Khi đau ốm, người ta chạy chửa ở thứ y khoa khác hơn thứ y khoa hàn lâm vì thứ này quá tốn kém. Nên khoa học huyền bí có nguồn gốc lâu đời.
Thầy và bịnh nhơn cách nhau cả ngàn km
Cho tới năm 1945, ở Pháp mới thiết lập Cơ quan Bảo hiểm sức khỏe. Nhưng có nhiều thầy «Tây y» lại lấy tìền khám bịnh quá cao, vượt khỏi giá biểu của Bảo hiểm sức khỏe. Đây có lẽ cũng là lý do đẩy một số bịnh nhơn chọn cách chửa trị, giá rẻ hơn mà cũng công hiệu như y khoa chánh tông. Như đi tới một bác sĩ chuyên khoa về tâm thần trẻ con, cha mẹ của bịnh nhơn không thể chịu nổi. Giá quá đắc và việc chửa trị lại kéo dài hằng năm, có khi hằng nhiều năm. Gia đình bịnh nhơn đành chọn thầy thôi miên. Và chỉ cần 3 buổi, bịnh lành. Những cơn ác mộng và sợ hải của đứa bé bị hành hung ngoài đường không còn nữa !
Một cậu bé ở Paris bị chứng đau đầu khủng khiếp. Chửa trị trể nên cậu bé bắt đầu hôn mê. Các thầy thuốc đều nói với mẹ của bịnh nhơn là họ không còn hi vọng cứu được cậu bé. Một bà bạn của mẹ cậu bé nghe tin vội khuyên mẹ cậu bé hảy liên lạc với một ông «thầy» ở miền Nam, tên là Giacomo, đã chửa khỏi bịnh ngặc nghèo cho cô em của bà.
Mẹ cậu bé vốn là người phụ nữ thuần lý và vô thần. Tuy nhiên, trong tình thế này, bà có thể đi Lourdes cầu nguyện, xin nước thánh chửa bịnh con. Đi chạy thầy kiểu này, bà thầy nó làm sao ấy. Nhưng qua hôm sau, con nằm nhà thương, bà liên lạc với thầy Giacomo. Thầy nhận lời chửa trị cho cậu bé, bảo với bà là ông sẽ liên lạc với bịnh nhơn qua bà làm trung gian khi bà đến bên giường bịnh của con. Và khi đó, bà sẽ làm dấu trên đầu bịnh nhơn vừa nói «nhơn danh thầy Giacomo». Bà rất ngờ vực nhưng bà vẫn làm theo. Vào đúng lúc đó, cậu con trai của bà mở mắt ra, co giật người và ngồi dậy. Các thầy thuốc ở nhà thương hơàn toàn không hiểu gì cả vì họ đã chich cậu bé thuôc an thần để cậu bé ngủ mê, không bị đau nhức. Thấy cậu bé tỉnh, người co giật, họ lại tăng liều lượng thuốc an thần. Nhưng hiệu quả cũng không lâu. Vừa lúc ấy, ông Giacomo báo tin với bà là ông đã liên lạc được với bịnh nhơn. Ông quả quyết bịnh nhơn sẽ hết bịnh. Ông Giacomo nói thêm là chứng bịnh của cậy bé ở thanh quản. Quả thật, sau một loạt khám nghiệm, các bác sĩ đều thấy thanh quản của cậu bé bị tê liệt nên khi rút ống dưởng khí, cậu bé không thở đủ. Sau đó, bác sĩ cho biết cậu bé có hết bịnh nhưng sẽ không nói được nữa. Nhưng thấy Gìacomo lại phản bác lập luận của các thầy Tây y. Quả thật Giacomo có lý. Cậu bé hết bịnh và trở lại bình thường.
Nguyễn thị Cỏ May