BAGHDAD - Gần Fallujah, hôm Thứ Năm bom ven đường tấn công 1 đơn vị tuần tiễu của TQLC, gây thiệt hại 10 chết, 11 bị thương cho chiến đoàn 8 thuộc sư đoàn 2 TQLC - đây là vụ tấn công gây thương vong nhiều nhất cho lực lượng Hoa Kỳ từ 4 tháng.
7 trong số 11 chiến binh bị thương đã trở lại nhiệm vụ.
Tin của binh chủng TQLC cho biết bom ven đường chế tạo bằng 5, 6 quả đạn trọng pháo là loại vũ khí gọi bằng tên tắt IED thường gây tổn thất nhân mạng cho quân Mỹ tại Iraq.
Fallujah cách thủ đô Iraq 30 dặm là căn cứ của quân nổi dậy biến thành chiến trường ác liệt hồi cuối năm ngoái.
TQLC còn tiếp tục tảo thanh Fallujah và vùng phụ cận. Tổn thất lớn lần trước là 14 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng vì bom ven đường ngày 3-8 gần Haditha, 140 dặm tây bắc Baghdad.
- Đe Dọa Xử Tử Con Tin
Nhóm bắt cóc các nhà hoạt động hòa bình Thiên Chúa Giáo đã đe dọa giết các con tin trừ phi tất cả các tù nhân tại các nhà tù Mỹ và Iraq được thả ra, theo một băng video chiếu hôm Thứ Sáu bởi đài Al-Jazeera.
Băng này cho thấy hai người mà tiếng trong băng nói là 2 con tin Canada. Một ngườio Mỹ và 1 người Anh cũng đang bị giam. Trong bản văn loan trong băng hình, bọn bắt cóc cho 2 chính phủ tới ngày 8-12 để đáp ứng, theo Al-Jazeera.
Các con tin đã kêu gọi các chính phủ Anh và Mỹ hãy rút khỏi Iraq, theo Al-Jazeera, dẫn theo bản văn từ bọn bắt cóc, những người tự xưng là Lữ Đoàn Lưỡi Gươm Chính Nghĩa, một tổ chức trứơc đây chưa nghe tiếng.
* Các Đồng Minh Cân nhắc Quyết Định Rút Quân
VIENNA - 2 đồng minh của Hoa Kỳ tại Iraq sắp rút quân trong tháng này và 6 nước khac đang tranh luận về nhu cầu giảm quân hoặc rút quân trong luc Washington đang bị áp lực của dư luận đòi rút quân.
876 binh sĩ còn lại của Ukraine sẽ ra đi trước ngày 31-12, theo hứa hẹn của TT Yushchenko.
Gần 400 binh sĩ của Bulgaria về nước vào khoảng giữa Tháng 12.
Nếu Anh, Italy, Ba Lan, Australia, Nhật và Nam Hàn giảm hay rút quân, trên 50% quân số không phải là Hoa Kỳ rời Iraq trước Hè 2006. Viễn ảnh này sẽ ảnh hưởng nhiều tới cac nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chuẩn bị cho người Iraq gánh vac cac trach nhiệm an ninh nặng nề và nguy hiểm. Ông Terence Taylor, viên chức Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington, nói "Sự dao động vì tâm lý bất an tại Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng rõ ràng với công luận nơi khác trong khi công luận ở cac nước ấy rất chia rẽ."
Lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq hiện nay nhận được sự yểm trợ của dưới 24,000 người, đa số không tác chiến, của 27 nước. Lực lượng của Anh có quân số lớn nhất là 8000.
Hòa Lan hiện nay chỉ còn 19 quân nhân, gồm 1 người duy nhất tại Baghdad.
Tuy rằng chính phủ Anh chưa định thời biểu rút quân, và quân Anh sẽ chỉ về khi cac lực lượng Iraq đủ khả năng tự vệ, trong tháng qua Bộ Trưởng QP John Reid ám chỉ rằng cuộc triệt thoái có thể bắt đầu trong năm tới.
Nam Hàn là lực lượng có quân số lớn sau Anh có thể rút 1000 quân trong 6 tháng đầu năm 2006 - trong tháng này, QH Nam Hàn sẽ biểu quyết, trong khi Italy chuẩn bị 1 thời biểu rút quân để trình QH.
Chính phủ Berlusconi cho biết sẽ rút 300 quân, nhưng sẽ tham khảo Iraq và cac đồng minh. Nhiều nước hứa duy trì sự hiện diện quân sự đến hết năm 2006.
Riêng Lithuania hứa duy trì quân đội qua năm 2007. Mặt khac, liên quân cũng có thành viên mới, như Bosnia mới đây đóng góp 36 chuyên viên bom mìn từ Tháng 6.