Hôm nay,  

Đoàn Văn Toại và sinh viên Sài Gòn một thời

01/12/201716:44:00(Xem: 7862)
Đoàn Văn Toại và sinh viên Sài Gòn một thời
 
Bùi Văn Phú

Đoàn Văn Toại, tác giả của ba quyển sách, hiệu trưởng hai đại học tư, người hoạt động nhân quyền, một lãnh tụ sinh viên, người gây sôi nổi, ồn ào trong dư luận ở Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ trong hai thập niên 1970 và 1980 đã qua đời tại California vào trung tuần tháng 11 vừa qua, hưởng thọ 72 tuổi.


Là phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn, có khuynh hướng thân cộng, năm 1971 ông đã đi Mỹ, đến các đại học trong đó có Đại học Berkeley và Stanford để kêu gọi sinh viên ủng hộ quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam bằng cách đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, vì thế ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều lần.

blank

H01: Đoàn Văn Toại, bên trái, và bà Laola Hironaka của Tổ chức Ân xá Quốc tế trong một buổi gặp gỡ ở Berkeley năm 1980 (Ảnh: Bùi Văn Phú)


Hơn một tháng sau ngày 30/4/1975 ông lại phải vào tù cộng sản. Bị bắt khi đang dự buổi hòa nhạc ở nhà hát thành phố, mà bộ đội không đưa lí do. Ông nghĩ có thể là vì trùng tên với lãnh đạo sinh viên chống cộng Ngô Vương Toại, hay vì ông không muốn thi hành chính sách tịch thu tài sản của dân do Hà Nội đưa ra.


Dù bất cứ vì lí do gì thì ông cũng đã bị giam hai năm trong các nhà tù của cộng sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không hề bị xét xử.


Được thả, Hà Nội cho ông ra đi đoàn tụ gia đình – vợ ông có quốc tịch Pháp và đã được hồi hương năm 1977 – với hy vọng ông sẽ nói tốt cho chế độ khi đó đang bị thế giới lên án vì chính sách cai trị hà khắc.


Ông đã không làm như ý lãnh đạo Hà Nội. Sau khi đến Pháp, ngày 30/5/1978 ông tổ chức họp báo và công bố “Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam” được một số trí thức ký tên, luật sư Trần Danh San tuyên đọc trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và đã bị bắt giam. Bản tuyên ngôn ông đã phải dấu ở một chỗ kín trong người khi rời Việt Nam vì sợ an ninh sân bay lục soát hành lý. Qua họp báo, ông đã phơi bày những vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước công luận thế giới.


Cuối năm đó ông qua Mỹ cũng có họp báo, gặp gỡ nhiều dân cử Quốc hội Hoa Kỳ, đến nói chuyện tại nhiều đại học về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.


Lần trở lại Đại học Berkeley năm 1979, theo lời mời của Viện Nghiên cứ Đông Á (Institute of East Asian Studies) dưới sự điều hành của Giáo sư Robert Scalapino, ông đã gặp bà Laola Hironaka là trưởng nhóm Ân xá Quốc tế (Amnesty International - Campus Network). Qua bà Hironaka và Ginetta Sagan, ông và nhà thơ Nguyễn Hữu Hiệu gặp ca sĩ phản chiến Joan Baez và đã khiến bà tỉnh ngộ.


Biết đến những trại học tập cải tạo giam giữ hàng trăm nghìn người, những nhà tù giam văn nghệ sĩ, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, Joan Baez đã vận động cả trăm trí thức, nghệ sĩ ký tên vào một thư ngỏ lên tiếng về hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. Lá thư được đăng trên các báo lớn tại Hoa Kỳ cuối tháng 5/1979.

blank

H02: Tác phẩm Le Goulag Vietnamien viết về nhà tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam


blank

H03: Tác phẩm Vietnam: A Portrait of its People at War


Mạnh mẽ chống Hà Nội, nhưng ông có cùng quan điểm với Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính Trị vừa trốn sang Trung Quốc và Trương Như Tảng, cựu bộ trưởng tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mới vượt biển đến Pháp, cùng với Thái Quang Trung là những người có khuynh hướng thân Tàu chống lại Việt Nam, vì thế ông bị nhiều người Việt hải ngoại phản đối, bị nghi ngờ là cộng sản nằm vùng, là người của CIA.


Khi đến Berkeley nói chuyện do Amnesty International tổ chức, ông nói về đời sống tù khổ cực ở Việt Nam sau 1975 mà bản thân đã trải qua trong hai năm và những trại học tập cải tạo, thực chất là nhà tù, do Hà Nội dựng nên để giam giữ không xét xử 800 nghìn cựu quân nhân, cán bộ và công chức Việt Nam Cộng hòa.


Một người tham dự hội thảo đã hỏi, đại khái là ngày xưa ông tranh đấu đòi loại bỏ chính quyền độc tài Nguyễn Văn Thiệu, để ngày nay ở Việt Nam lại có một chế độ còn độc tài và tàn ác hơn, nhìn lại ông có suy nghĩ gì? Đoàn Văn Toại trả lời vì ông là một người suy nghĩ độc lập và vì lý tưởng thì ở đâu có độc tài, áp bức ông sẽ tranh đấu. Đó là lý do tại sao ông vẫn tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ, cho những người còn bị giam tù vì lý do chính trị tại Việt Nam.


Trở lại miền Đông nước Mỹ, Đoàn Văn Toại cùng với Nguyễn Hữu Hiệu thành lập Ủy ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt nam và đã xuất bản tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, mà khi đó danh tính của nhà thơ còn được giữ kín. Tập thơ là một bằng chứng nữa về nhà tù của Hà Nội dành cho những người phản kháng chế độ từ mấy chục năm qua.


Những hoạt động của Đoàn Văn Toại được chính giới Mỹ chú ý và ủng hộ. Ông viết những bài báo về hiện tình Việt Nam đăng trên Wall Street Journal, New York Times và làm việc nghiên cứu tại Fletcher School of Law and Diplomacy, Đại học Tuft ở Boston; Institute of East Asian Studies, Đại học Berkeley ở California.


Ông đã cho ra đời 3 tác phẩm về Việt Nam, viết chung với David Chanoff, là: “The Vietnamese Goulag”, nguyên bản tiếng Pháp “Le goulag Vietnamien” xuất bản năm 1979; “Vietnam : A Portrait of its People at War” và “Portrait of the Enemy”.


Những năm cuối thập niên 1980, đầu 1990, khi thế giới có những thay đổi và khối cộng sản đang tan rã, Đoàn Văn Toại thành lập Institute for Democracy in Vietnam – Viện Vận động Dân chủ cho Việt Nam – qua đó ông thúc đẩy Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội và công khai lên tiếng cổ võ cho quan điểm của mình vì tin rằng giúp Việt Nam phát triển kinh tế sẽ đưa đến thay đổi chính trị.


Ông cũng lên tiếng chỉ trích Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Tướng Hoàng Cơ Minh, lúc đó đang quyên tiền cho phong trào kháng chiến mà ông cho là lừa gạt.


Tháng 8/1989 ông bị kẻ lạ mặt bắn ba phát làm bể hàm, lủng ruột nhưng ông chỉ bị thương nặng và thoát chết. Thủ phạm tẩu thoát. Dư luận đồn đoán là Mặt trận của Tướng Hoàng Cơ Minh đứng sau.


Sau vụ ám sát bởi những người cùng mầu da sống trên đất Mỹ, ông không còn coi Hoa Kỳ là nơi an toàn nên đã về Việt Nam làm ăn và sống trong im lặng nhiều năm.


Năm 2015 khi đài truyền hình PBS chiếu phim “Terror in Little Saigon”, ông có trả lời phỏng vấn, nhưng không muốn xuất hiện trước máy thu hình, và nói rằng ông quyết định nói về vụ ám sát, vì tuổi đã 70 không còn phải lo sợ. Tuy nhiên ông không tin có ngày ông sẽ thấy được người đã bắn ông ra trước công lý.


Ngày nay tên ông cũng đã đổi để ít gây chú ý. Trên mạng xã hội Facebook có ghi Prof. Patrick T Doan, Ph. D kèm với chức danh Founder, Bristol University, California và Emeritus Chancellor, California Southern University.


Những đại học tư này đã cấp bằng tốt nghiệp cho một số người Việt và gần đây tạo dư luận trong nước khi nhắc đến bằng cấp của các quan chức cũng như về phẩm chất và giáo trình.


Hơn 20 năm trước Đoàn Văn Toại có nói với tôi ông từng đề nghị một vài trường ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Hun Sen của Campuchia. Nghe thấy lạ. Nhưng ông là người hay có những ý tưởng kỳ lạ.


Năm 1991, nhân danh giám đốc Institute for Democracy in Vietnam, ông đề nghị Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh của Việt Nam, khi Philippines không còn muốn cho Mỹ thuê Subic Bay, để giúp Việt Nam thoát nghèo và sẽ đưa đến thay đổi chế độ mang bản chất Stalin sang tự do. Ông cũng từng đưa ra đề nghị Hoa Kỳ trả 5 nghìn đôla cho mỗi H.O. để họ ở lại Việt Nam sinh sống thay vì qua Mỹ định cư.


Hôm tháng Bảy vừa qua, trao đổi thông tin với tôi, ông viết: “Thời gian trôi qua nhanh. Hồi nào anh em mình trẻ trung nhiệt huyết. Bây giờ 60 hay 70 rồi mà chuyện Việt Nam vẫn tồi tệ hơn xưa… Hôm nào về lại Calif nhất định sẽ lên gặp.”


Ông vừa về lại California, có mấy bạn đưa ảnh chụp chung với ông trước một khu thương mại ở Quận Cam, trông ông gầy hẳn đi. Chưa kịp gửi lời nhắn gặp lại nhau thì nghe tin ông qua đời.


Hơn phần tư thế kỷ trước, bị bắn ba phát đạn mà ông không chết. Năm 2013 tim ngừng đập 12 giây và ông được cấp cứu. Hai tuần trước bất ngờ tim ông ngừng đập luôn khiến bạn bè thân quen ngỡ ngàng.


Sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, mất năm 2017 tại California. Qua bên kia thế giới nếu có ai nhắc chuyện Việt Nam chắc ông cũng vẫn gây xôn sao với những ý tưởng kỳ lạ. Chúc ông yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.


© 2017 Buivanphu



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.