Hôm nay,  

The Vietnam War, Một cuốc chiến tranh bị áp đặt và bội ước

31/10/201714:38:00(Xem: 6019)

                                            “One war victory is made by thousands and thousands of dried bones.”

                                     “Làm kẻ thù với Mỹ thì dễ nhưng làm bạn với Mỹ thì khó.” –  TT Nguyễn văn Thiệu


Xin được ghi ra đây vài sự kiện có liên quan và vài ý kiến đóng góp về bộ phim The Vietnam War để rộng đường dư luận. Kính. TTT

             Sau khi xem xong bộ phim mất cả mười năm và tốn hằng tiệu Mỹ kim The Vietnam War, đa số ngừơi xem nhận thấy sự mất cân đối và mất công bằng rõ rệt trong cái nhìn của nhà làm phim. Đành rằng bộ phim chủ yếu dành cho khán giả Mỹ nhưng đã trình bày cách lệch lạc, mất cân xứng về cuộc chiến mà thực chất không giản dị như bộ phim được trình bày.

Theo ông Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, thuộc ĐH Cailfornai, Berkely ,(19 tháng 9, 2017), thì:

“... với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện.  Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bị bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều ( gấp từ 20  đến 60  lần) con số khoản 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột...  Hệ quả của cuộc chiến đối với người Việt lớn hơn so với ngừơi Mỹ cũng được thể hiện rõ qua khoảng thời gian trung bình mà mỗi bên phải trải qua.  Trong khi phần lớn ngừơi Mỹ tham chiến tại Việt Nam khoảng trên dưới một năm trong giai đoạn giữa  1965 và  1973 thì người Việt sinh ra sau Thế Chiến thứ Hai đa số phải sống trong thời chiến suốt ba mươi năm ròng rã từ 1945 đền 1975.

Xét sự nổi trội về con số ngừơi Việt lẫn tầm mức thiệt hại không thể sánh được mà họ là nạn nhân, việc đặt người Việt vào trung tâm trong giai đoạn lịch sử đen tối này, ít ra cũng phải là một nghĩa vụ đạo đức nên có ...”

              Theo Khải Đơn  gởi tới dài BBC từ Tp HCM, ngày 17  tháng 9, 2017, trong buổi ra mắt phim lại TLS Mỹ tại TP HCM hôm 25    tháng 8, nhiều khán giả đã đựơc gặp và trao đổi ý kiến với đạo diển Lynn Novick và nhà văn Nguyên Ngọc  (của Hà Nội), người đã cung cấp những dữ kiện về cuộc chiến cho nhóm làm phim, có một cô gái rất trẻ giơ tay hỏi ĐD Lynn Novick:  “ Tại sao trong những đoạn trích đựơc chiếu, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn là từ miền Bắc Việt Nam?  Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có mhững người từ miền Nam đựơc phỏng vấn không?” “ Đó không phải là người đầu tiên đặt câu hỏi đó trong buổi trình chiếu giới thiệu bộ phim.  Câu hỏi này đại diện cho rất nhiều vết nứt hồ nghi và ngờ vực của những khán giả trẻ đã có mặt tại TLS quán Mỹ tại Sàigòn hôm ấy.  Họ muốn tìm kiếm một diện mạo khác của cuộc chiến đã đóng vẫy trên thân thể mình suốt hàng chục năm dài.” (lời của ).

Đây là một câu hỏi nói lên sự phiến diện và thiếu công bằng của nhà làm phim.  Tại sao không có cuộc phỏng vấn nào của thương phế binh, của người lính Cộng Hoà chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, của người vợ của binh lính Cộng Hoà, của bà mẹ người lính miền Nam về sự mất mát nhân mạng của con mình trong chiến tranh?  Hay là sự tổn hại của binh lính và thường dân miền Nam, tất cả đều  không đáng để nói đển hay sao? Khán giả chỉ nghe và thấy khoản độ ba hay bốn người, quân và dân, của miền Nam được phỏng vấn trong phim với ý kiến chỉ nặng về trường hợp và hoàn cảnh cá nhân, còn lại phần lớn là người của bên Bắc Việt và MTGPMN.  Đa số lý luận của phía bên kia  -  chỉ trừ lời phát biểu khá thẳng thắn và khách quan của một cán binh Bắc Việt:“ Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng ai thua.”) -   đều nặng mùi “đắc thắng” và có tính cách tuyên truyền.  Người ta không thấy những cuộc phỏng vấn các chiến sĩ Cộng hoà đã tử thủ ở An lộc, chiến thắng ở Cồn Thiên và trận tái chiếm lại Cổ thành Quảng Trị? Tại sao không có cuộc phỏng vấn các cán binh cs được chiêu hồi? Hình ảnh thảm sát ở Huế chỉ phớt qua và không có cuộc phỏng vấn nào của các nạn nhân trong khi lại chiếu và nói về hình ảnh vị Thiếu tướng VNCH xử bắn tại chiến trường tên đặc công ( tên Bảy Lốp) mà nhà làm phim không giải thích rõ cho khán giả Mỹ biết là mới đó hắn đã giết nhiều người dân và hình ảnh em bé gái bị phỏng cả người vì bom lửa khi chiến trận đang xãy ra tại nơi đó, thật là bất lợi cho quân đội miền Nam và  làm sôi sục thêm tinh thần phản chiến tại Mỹ. ( Chắc ta vẫn còn nhớ việc người phóng viên chụp bức ảnh vị tướng này đang điều động cuộc đánh bật quân cs ra khỏi Sàigòn hành quyết tên đặc công đã làm hại đến uy tín của ông và cuộc chiến của quân đội CH và đã lên tiếng xin lỗi vị tướng này sau năm 75. Phần này không thấy có đề cập đến trong bộ phim.)  Đâu là tinh thần khách quan của người làm phim?  Các người làm phim có biết là người ta thấy trên các chiến xa trong trận đánh năm 72, xác chiến binh cs bị xích và cỗ súng trên xe tăng để không đánh thì cũng chết.  Hay nếu gia đình nào có con trai mà không đi bộ đội vào Nam thì sẽ bị cắt hộ khẩu cấp lương thực? Phải nhận rằng sự dẫn giải trình bày tập phim của họ phải nói là phiến diện!  

               

                  Một cuộc chiến tranh bị áp đặt

Theo lời của Tiến sĩ NTH,  cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH từ 1973 đến 1975, là năm 1961,  sau khi bị lảnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thách thức tại cuộc họp Thượng đỉnh ở Vienna, TT Kenedy, sau hai cuộc thất bại tại Lào và bị thảm bại khi đổ bộ lên Cuba, đã quyết định chọn Việt Nam làm nơi đọ sức với Liên Xô ... Ông đã đôn quân vào Việt Nam...Đây là điểm lịch sử cần làm sáng tỏ (mà bộ phim The Vietnam War không thấy nói đến) : Mỹ mang quân và trái với ý muốn của TT Ngô Đình Diệm.  Muốn trung thực thì bắt buộc phải chiếu hình ảnh và phỏng vấn về điểm này ( lời Ts/ NTH).  Ông Diệm chỉ yêu cầu – vì chống cộng là quyền lợi hổ tương của cả hai nước -  Hoa kỳ yểm trợ phương tiện vật chất, hoặc là hai bên đi tới một hiệp ước quốc phòng song phương thay vì mang quân đội vào ...  Cũng theo Ts NTH, trong cuốn sách A Death in November, tác giả Ellen Hammer kể lại là có lần TT Diệm phàn nàn với ĐS Pháp Roger Lalouette: “Tôi không bao giờ yêu cầu những quân nhân (Mỹ) này tới đây.  Họ cũng chẳng có hộ chiếu nữa.” … Phim không nói tới sự kiện là trước bối cảnh đó, TT Diệm ngỏ ý muốn Mỹ rút bớt cố vấn đi.  ĐS Pháp Lalouette cho rằng: “ lý do chính đưa tới quyết đnh của Mỹ loại bỏ ông Diệm là vì vào tháng Tư năm 1963, ông đã toan tính yêu cầu Mỹ rút cố vấn.”

... TT Diệm thấy tình hình như vậy, muốn tìm giải pháp hoà bình ... điều đình, hiệp thương với miền Bắc rồi từng bước tiến tới thống nhất hòa bình.  Thời điểm ấy, miền Bắc đang gặp khủng hoảng về lương thực trầm trọng.  Theo người môi giới giữa hai bên là ĐS Ba lan là ông Mieczyslaw Maneli, trong phái đòan kiểm soát đình chiến, thì chính phủ miền Bắc sau cả năm suy nghỉ đã đồng ý để hợp tác với TT Diệm và Mỹ để đi bước này... TT Kenedy được báo cáo là : “ ... đã cho thấy sư bất tương phùng căn bản đối với những mục tiêu của Hoa Kỳ.”   Các ký giả thiên tả như Sheehan, Halberstam, Brown, Sully và các vên chức Mỹ như Harryman, Forrestal, Ball, nhất là ĐS Henry Cabot Lodge đã đưa tới đảo chính và sát hại TT Diệm.  Biến cố này là điểm ngoặc dẫn đến xáo trộn và khủng hoảng chính trị ở Miền Nam trong hai năm sau đó.  Trước viễn tượng Miền Nam bị sụp đổ, TT Johnson mang đại quân vào để yễm trợ.  Cuộc chiến leo thang rất nhanh từ đó và thương vong, chết chóc cũng tăng lên rất nhanh.

Khi nói đây là “một cuộc chiến tranh áp đặt”  xin được thưa là không có nghĩa là  “bị cưởng bức phải đánh” mà mong được hiểu theo nghĩa “không được đánh theo lối của mình”! BT Quốc phòng Mac Namara và tường Mỹ lúc đó đánh giặc theo lối nhìn vào con số và “đếm xác chết” để đánh giá chiến trường.  Có không ít bất đồng về lối chỉ huy chiến trường giữa tướng và sĩ quan Miền Nam và Hoa kỳ nhưng hình như lúc nào phía Mỹ đều nắm ưu thế về phần quyết định.    Hai cái chết của Tướng Đổ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh trong cuộc hành quân qua Cam Bốt vẫn còn là một nghi vấn lớn có liên quan với phía Hoa Kỳ.  Hoa kỳ, với tiềm năng hùng mạnh về vật chất và võ khí, muốn áp dụng lối “chiến tranh quy ước”  vào cuộc chiến Việt Nam trong khi cuộc chiến ở đây diễn ra ở hình thức du kích chiến.  Các vị chỉ huy quân lực của Miền Nam hiểu rõ điều đó trong khi các cố vấn Mỹ và BT Quốc Phòng Mac Namara và các tướng Mỹ thì lại có cái nhìn khác !  Và như ta đã biết thì có nhiếu khi “khách” lại quyết định chến trường thay cho chủ nhà !!! Điều này làm nhiều người tự hỏi là bộ phim The Vietnam War này có nên đổi tên thành The American War hay “ The Vietnam War – A Failed War Strategy of the US ”  không?  

       Đạo diển Lynn Novick có nói về mục đích của cuốn phim là:

Chúng tôi muốn biết điều gì đã xãy ra ở nơi đây ... mô tả thực tại ... trung thực vởi những bi kịch , kể câu chuyện từ nhiều phía và tìm cách thể hiện rất nhiều kinh nghiệm của người Việt Nam đã trải qua trong cuộc chiến.”  Người ta để ý đến điểm nêu lên : “ kể câu chuyện từ nhiều phía” của người làm phim và sau khi xem xong bộ phim nhận thấy là tuy có phỏng vấn nhiếu bên nhưng  thực ra hầu như chỉ dành cho  hai phiá, cs và Mỹ nhiều hơn phía Cộng Hoà.  Ta không thấy những cuộc phỏng vấn tương xứng của các thành phần nằm trong cuộc chiến ở Miền Nam và số lượng dành cho các cuộc phỏng vấn này cũng ít hơn, và nhất là những người được phỏng vấn chưa đại diện đầy đủ cho những thành phần ở Miền Nam như đã được đề cập tới ở phần đầu như người vợ của lính CH, người lính chiến đấu ở An Lộc hay người có thân nhân bị thảm sát ở Huế v.v...   


    Theo Ts NTH, sau khi gởi bức thư ở “mức độ SOS” của tình hình Sàgòn, TT Thiệu, ngày 26 tháng Ba, 1975, nhờ chuyển ngay cho ĐS Graham Maritn để trình đến TT Ford, thì TT Ford lờ đi không hồi âm, mặc dù khi lên nhậm chức tổng thống thay cho Nixon vào muà hè 1974, ông đã viết cho TT Thiệu ngay ngày là việc đầu tiên tại Toà Bạch Ốc:

Những cam kết mà Mỹ đã hứa với Việt Nam Cộng Hoà trong qúa khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi.”

TT Ford đã nhận được thư SOS của TT Thiệu và của Lưỡng Viện Việt Nam Cộng Hoà, lại được nghe ĐS G. Martin từ Saìgòn về bao cáo về tình hình nguy ngập của Sàgòn.  Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979), ông viết :

“ ... Chẳng ai biết tình hình miền Nam nó nguy kịch như thế nào...”(!) [Xin được ghi nhận về TT Ford.  Vào những ngày cuối tháng Tư, trước tình hình cực kỳ nguy ngập của VNCH, TT Ford có ra trước Quốc Hội xin viện trợ bảy trăm hai mươi triệu cho miền Nam nhưng bị QH từ chối.]


            Một ví dụ điển hình về “ bỏ rơi” của Hoa kỳ là trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiếc số  10, “Nhật Tảo”, và  Chỉ Huy phó là Đại uý Trí trong trận hải chiến năm 1974 với một hải đoàn của Trung cộng.  Trong trận này Thiếu tá Thà đã anh dũng chết theo tàu và sau đó Đại uý Trí cũng chết vì bị trọng thương trong khi người chỉ huy hải đoàn xin rời chiến trường đang giao tranh vì lý do khẩu đại bác 90 li trên tàu của mình bị trở ngại tác xạ!   Hơn 50 chiến sĩ hải quân bị thương dùng hai tàu phao lên đênh trên biển nhiều ngày và sau đó cặp được vào Qui Nhơn. Người ta nhận thấy rằng trong trận hải chiến này không hề có sự can thiệp, yểm trợ gì của hải quân Hoa kỳ.


         Chúng ta hẵn còn nhớ hình ảnh TT Thiệu phẩn uất đến độ gần rơi nước mắt khi đọc bài diển văn cuối cùng trên Đài TH Vietnam về sự bội ước của Hoa kỳ vào giờ phút hấp hối của VNCH.  Trong khi phe cs được yểm trợ tối đa của Nga- Hoa thì viện trợ cho VNCH bị cắt tối đa chỉ còn tối thiếu xăng dầu , súng đạn thì làm sao cầm cự được khi người bạn “đồng minh tháo chạy ”?!                    .          Trong cuộc phỏng vấn TT Thiệu của tờ tuần báo lớn nhất Châu Âu, tờ Der Spiegel, được thực hiện tại Anh năm  1979, tại London, Anh quốc, Ô. Thiệu tuyên bố:  “ Người Mỹ đã phản bội chúng tôi.”  Trong bài phỏng vấn này Ô. Thiệu có đề cập rất nhiều lần đến vai trò “đi đêm” mờ ám và “ở thế lép vế khi điều đình với Bắc Việt” của Ts Kissinger.  Ô. Thiệu nói: “... một nhân vật như tiến sĩ Kissinger, đại diện một cường quốc và có tiếng là một nhà thương thuyết thượng thặng, lại tin tưởng là quân đội Bắc Việt sẽ ngừng xâm nhập miền Nam...”  Nói về lời hứa của TT Nixon với ông là vẫn giúp VNCH sau khi Hoa kỳ rút quân , Ô. Thiệu trả lời câu hỏi là ông có nghi ngờ là khi cần thiết, Hoa kỳ sẽ rút quân đơn phương không, Ô. Thiệu trả lời: “Tôi cũng có sự hoài nghi, song lúc đó vẫn tin tưởng vào đồng minh Mỹ lớn mạnh.”

                Trong bộ phim, người ta không thấy có cuộc phỏng vấn nào với Ts Kissinger về vai trò “chuyên môn đi  (lén ban)  đêm”  của ông ta trong các cuộc điều đình với Bắc Việt đã dành cho phía Bắc Việt nhiều ưu thế và cưởng đặt VNCH vào thế bất lợi về mặt thương thảo.  Rồi việc gì xãy ra cho VNCH vào Tháng Tư, 1975 chỉ là hậu quả của một sư bội ước của “ người bạn đồng minh”!

      Đúng như là câu trả lời khi đựơc phỏng vấn về mục đích của bộ phim The Vietnam War, Ô. Burns đã nói là bộ phim này không đưa ra trả lời mà làm người ta đặt ra nhiều câu hỏi.  Câu hỏi có thể được nêu lên đây là phía VNCH có nắm phần chủ động trong cuộc chiến hay không hay do phía Hoa kỳ quyết định và đây có phải là một cuộc chiến tranh bội ước để sau cùng đồng minh với mình bị bức tử hay không?  

 
Nguồn trên net: TS Nguyễn Tiến Hưng, GS Peter Zinoma, Khải Đơn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.