Hôm nay,  

The Vietnam War Và Người Việt Hải Ngoại

30/10/201709:51:00(Xem: 8275)

THE VIETNAM WAR VÀ NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI



  1. TỔNG QUÁT

  2. TỔNG LƯỢC VÊ PHIM THE VIETNAM WAR

  3. NHỮNG ĐIỀU CHÂN THẬT

  4. NHỮNG VẤN ĐỀ GÂY TRANH CẢI VỀ PHIM THE VIETNAM WAR

  • MỤC TIÊU CỦA BẮC VIỆT

  • TÀI TRỢ

  • TÀI LIỆU

  • CÁI NHÌN ĐỐI VỚI 2 CHÍNH QUYỀN BẮC-NAM

  • THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN LỰC VNCH

  1. KỀT LUẬN


blank

TỔNG QUÁT


Phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu vào ngày 17/9/2017 trên Đài Truyền Hình PBS trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ. Một nét nổi bật của CHIẾN TRANH VIỆT NAM là những ký ức của khoảng 80 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong cuộc chiến. Không có sự hiện diện của các nhân vật đặc biệt như Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam cũng như các nhân vật phản chiến như Jane Fonda, Tom Hayden. Phần lớn những người được phỏng vấn là người Mỹ hay người miền Bắc Việt Nam. Có thể nói đây là cuốn phim làm cho người Mỹ xem nói về vai trò của quân lực Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam nên người Việt, quốc nội cũng như hải ngoại, cũng đừng kỳ vọng nhà làm phim nói nhiều vai trò của người Việt Nam. Đúng ra, bộ phim tài liệu này nên gọi là “Cuộc chiến của người Mỹ tại Việt Nam” dù rằng trong cuộc phỏng vấn trên mạng New America Media, đạo diễn Ken Burns mong mọi người, Mỹ cũng như Việt, có thể phá vỡ tầm nhìn hạn chế của mình và có thể bắt đầu cuộc đối thoại với người khác, thậm chí với người phản đối mình. 


blank


Hai nhà làm phim Ken Burns (trái) và Lynn Novick - Hình: news.dartmouth.edu


TỔNG LƯỢC VÊ PHIM THE VIETNAM WAR


Để viết bài này, tác giả xem 2 bộ phim: Bộ phim của CBS với Walter Cronkite gồm 12 phần và bộ phim mới nhất The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick với 10 tập dài 18 tiếng.

 

Bộ tài liệu của CBS với Walter Cronkite có 12 phần:

 

Phần 1 (138,720 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Mầm mống của xung đột (The seeds of conflict): nói về mầm mống của Cuộc chiến Việt Nam từ trận Điện Biên Phủ (1954), sự phân chia Việt Nam thành 2 miền và sự can dự của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Quốc-Cộng từ 1960-1965 qua các đời tổng thống Eisenhower, Kennedy, Johnson từ cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Kennedy đến Biến cố Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hiện diện cũng như thiệt hại của quân lực Hoa Kỳ, hệ lụy của dân chúng miền Nam đối với sự hiện diện của lính Mỹ và phong trào phản chiến.


Phần 2 (42,056 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Hoa Kỳ nắm quyền chỉ huy (America takes charge): nói về việc Hoa Kỳ nắm quyền chủ động chiến tranh kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống Johnson, sự sai lầm chiến lược của Hoa Kỳ cũng như đánh giá thấp quyết tâm của miền Bắc, chiến dịch bình định, trận đánh đồi 943 (Dak Nong) của quân lực Hoa Kỳ.


Phần 3 (30,653 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Can đảm dưới lằn đạn (Courage under fire): nói về vai trò của người chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến từ Khe Sanh, qua Tây Nguyên, xuống vùng Tam Giác Sắt đến biên giới Cambodia.


Phần 4  (20,591 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Thế giới của Đại đội Charlie (The world of Charlie company): nói về hoạt động tiêu biểu của một đại đội chiến đấu trong quân lực Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Độc giả có thể đọc bài “Charlie Company and the Small-Unit War” trên New York Times ngày 16/5/2017 để biết thêm về đề tài này.


Phần 5 (23,140 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Kẻ thù ẩn hiện (The Elusive Enemy): nói về chiến thuật du kích và khủng bố của VC, biện pháp đối kháng của Hoa Kỳ, vai trò của Laos và Cambodia trong cuộc chiến, sự tăng cường khí cụ của 2 bên, cuộc chiến trên sông rạch miền Nam, đối xử với phi công Hoa Kỳ bị bắt tại miền Bắc.


Phần 6  (49,713 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Tết Mậu Thân (The Tet offensive): phần lớn nói về trận Khe Sanh và cuộc tổng tấn công của VC tại Sài Gòn và Huế kể cả đôi chút về vụ thảm sát Tết Mậu Thân.


Phần 7  (19,311 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Khuôn mặt Sài Gòn (Dateline Saigon) nói về khuôn mặt Sài Gòn trong cuộc chiến và cái nhìn của lính Mỹ về miền Nam Việt Nam.


Phần 8  (26,585 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Hỏa lực từ trên không (Fire from the Sky) nói về vai trò của Không và Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến cả miền Nam lẫn miền Bắc, chiến dịch khai quang bằng hóa chất Orange, hệ thống phòng thủ và thiệt hại của Bắc Việt, những cuộc oanh tạc bí mật tại Cambodia và Laos, vai trò của trực thăng trong cuộc chiến, các phi trường Hoa Kỳ tại Thái Lan, B52 tại Guam.


Phần 9 (19,211 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Hoa Kỳ rút lui (America Pulls Back) nói về quyết định rút lui của Hoa Kỳ năm 1969 - Việt Nam hóa chiến tranh gồm có các hoạt động của bệnh viện dã chiến cuối cùng của Hoa Kỳ gần khu phi quân sự, căn cứ tiếp vận Long Bình, sự nghi ngờ của các quân nhân Mỹ còn lại về khả năng của QLVNCH, căn cứ hỏa lực còn lại của Hoa Kỳ tại vùng Tam Giác Sắt, tinh thần và nạn nghiện ngập của các binh sĩ còn lại, phỏng vấn các binh sĩ đào ngũ, nạn nhân chiến tranh của miền Nam, mùa Hè đỏ lửa 1972, đại lộ kinh hoàng, chiến trường Quảng Trị, cái chết của Đại úy BĐQ Nguyễn Văn Phúc, hiệp định hòa bình Paris 1973.


Phần 10 (13,847 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Ngày tàn của cuộc chiến (The End of the Road) nói về sự trở về của tù binh Hoa Kỳ, Cộng Sản tăng cường chiến tranh chiếm Ban Mê Thuột, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Tây Ninh, Phnom Penh và cuối cùng là Sài Gòn ngày 30/4/1975.


Phần 11 (16,311 lượt truy cập tính đến 30/10/2017): Di sản của cuộc chiến (Legacies) nói về thuyền nhân, Việt Nam sau cuộc chiến, Cambodia dưới chế độ Pol Pot, hình ảnh của cô Phan Kim Phúc, ký ức của các cựu chiến binh Hoa Kỳ.


Phần 12 (12,635 lượt truy cập tính đến 30/10/2017) – Phỏng vấn các cựu chiến binh Hoa Kỳ (Combat Veteran Interviews).


Bộ phim The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick gồm có 10 tập với  kinh phí khoảng 30 triệu đô la và phải mất hơn 10 năm từ 2007 để thực hiện. Kịch bản của phim được viết bởi Geoffrey Ward do Peter Coyote dẫn chuyện. Trong suốt các tập, phim phỏng vấn với 79 nhân chứng, trong đó có nhiều người Mỹ đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam hoặc tham gia phong trào phản chiến, đặc biệt là quan điểm của những người Việt Nam thuộc 2 phe Bắc và Nam Việt Nam. Các nhà làm phim cho biết, toàn bộ phim cũng đã được lấy bởi hơn 24,000 bức ảnh và phải mất 1,500 giờ lưu trữ. Trong 18 tiếng của bộ phim tài liệu, có những cảnh chiến đấu chi tiết ghi lại các hành động từ nhiều góc nhìn khác nhau.

 

Tập 1 - Chuyện như mới xảy ra (Déjà Vu: 1858 – 1961): Sau một thế kỷ đô hộ của người Pháp, Việt Nam giành được độc lập nhưng bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc.

Tập 2 - Cởi hổ (Riding the Tiger: 1961 – 1963): Khi các cuộc nổi dậy của lực lượng Cộng Sản gia tăng sức mạnh, Tổng thống Kennedy phải vật lộn với sự can dự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Tập 3 - Dòng sông phân cách (The River Styx: 1/1964 – 12/1965): Với việc Nam Việt Nam bên bờ sụp đổ, Tổng thống Johnson bắt đầu ném bom miền Bắc và gửi quân Mỹ tới miền Nam.

Tập 4 - Nhận thức (Resolve - 1/1966 – 6/1967): Binh lính Mỹ phát hiện ra rằng Việt Nam không giống với các cuộc chiến tranh của cha ông họ, trong khi phong trào phản chiến ngày càng lớn mạnh.

Tập 5: Quyết định của chúng ta (This Is What We Do: 7/1967 – 12/1967): Johnson leo thang chiến tranh trong khi hứa hẹn với công chúng Mỹ rằng chiến thắng đang trong tầm tay.

Tập 6: Mọi chuyện tan rã (Things Fall Apart: 1/1968 – 7/1968): Bị rung chuyển bởi cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, các cuộc ám sát và nổi loạn, nước Mỹ dường như đang tan vỡ.

Tập 7: Sự hứa hẹn không tưởng (The Veneer of Civilization: 6/1968 – 5/1969): Sau khi bạo loạn làm Đại hội đảng Dân chủ rối loạn, Richard Nixon hứa hẹn hòa bình và thắng cử Tổng thống một cách sít sao.

Tập 8: Thế giới đầy mâu thuẩn (The History of the World: 4/1969 – 5/1970): Nixon rút lính Mỹ khỏi Việt Nam nhưng khi ông đưa quân vào Campuchia, phong trào phản chiến lại bùng phát.

Tập 9: Sự phản bội đồng minh (A Disrespectful Loyalty: 5/1970 – 3/1973): Nam Việt Nam một mình chiến đấu trong khi Nixon và Kissinger tìm cách đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến. Các tù nhân chiến tranh người Mỹ trở về nhà.

Tập 10: Ký ức sau cuộc chiến (The Weight of Memory - 3/1973 về sau): Sài Gòn thất thủ và chiến tranh kết thúc. Người Mỹ và người Việt Nam ở tất cả các bên tìm kiếm sự hòa giải.

 

Em bé Napalm.jpg


Em bé Napalm (cô Phan Thị Kim Phúc)
của nhiếp ảnh gia Nick Út chụp tại Tây Ninh năm 1972


The Vietnam War: Phỏng Vấn Với Ken Burns và Lynn Novick


Niềm đau trong cuộc chiến


Image result for Đài tưởng niệm cựu chiền binh Hoa Ky tại Việt Nam


Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington


Điều cần để ý là cho đến cuối tháng 10/2017, trên You Tube, số người xem The Vietnam War của CBS với Walter Cronkite mổi tập chỉ từ 12,000 cho đến khoảng 139,000 người kể cả người Mỹ, người Việt quốc nội và hải ngoại. Như vậy, tính theo tỷ lệ dân số Hoa Kỳ 325 triệu, Việt Nam 96 triệu, số người Việt hải ngoại khoảng hơn 4 triệu thì người xem cuốn tài liệu này, nhất là người Việt hải ngoại, chỉ chiếm một tỷ số rất là nhỏ nhoi. Có lẻ, đa số người Việt cũng như người Mỹ, muốn quên đi cuộc chiến này.


NHỮNG ĐIỀU CHÂN THẬT


Trên hình bìa cuốn phim có ghi rõ “Không có một sự thật độc nhất nào về cuộc chiến Việt Nam”(There is no single truth in War). Đây có lẻ là điều chân thật nhất của người làm phim. Phần tài trợ cho bộ phim này được nói ở đoạn sau. Điều này quyết định nội dung bộ phim. Bỏ ra 30 triệu đô la để che giấu bớt sự thực của lịch sử, kết cấu cuốn phim để cho thích hợp với khung cảnh chính trị hiện nay là điều dể hiểu. Dù sao, bộ phim này là một sự cố gắng để tôn vinh tất cả các quan điểm của người Mỹ, từ những người đã phản đối chiến tranh cho đến những anh hùng phi thường trong trận chiến. Theo ông Ken Burns, quá trình làm phim đã thực sự cho ông một sự hiểu biết sâu sắc về chiến tranh là như thế nào đối với người Việt Nam, cả từ phía thắng cuộc lẫn bên thua cuộc. Ông hy vọng rằng bộ phim sẽ khơi mào cho các cuộc trò chuyện thân tình. Giữa một người lính chiến đấu trong chiến tranh với một đứa cháu không biết gì về cuộc chiến tranh Việt Nam. Giữa người ủng hộ cuộc chiến và người phản đối nó. Chúng tôi muốn nói thêm, giữa những người Việt trong nước và người Việt hải ngoại. Giữa những người sống trong quá khứ và những người hướng về tương lai. Và thực sự chỉ để bắt đầu cuộc hội thoại trong chính chúng ta.

Related image

NHỮNG VẤN ĐỀ GÂY TRANH CẢI VỀ PHIM THE VIETNAM WAR


  • Mục tiêu của Bắc Việt: Sau này, đảng Cộng Sản Việt Nam lập đi lập lại chiêu bài “Giải phóng Miền Nam - Thống nhất đất nước”. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để làm bàn đạp cho cuộc bành trướng của Cộng Sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo Cộng Sản Đông Dương từ năm 1932 dù rằng vào năm 1944 có liên lạc với tình báo Mỹ rồi sau đó đưa về Hà Nội. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” nếu câu nói nầy đúng sự thật. Thời gian và hành động sẽ trả lời mục tiêu thật sự của đảng Cộng Sản Việt Nam.

  • Tài trợ: Trên mạng BBC có bài tường thuật về buổi giới thiệu cuốn phim ở Sài Gòn. Cuối phần trả lời các câu hỏi, đạo diễn Lynn Novick tóm tắt về bộ phim: “Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây… mô tả thực tại, chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hy sinh… Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.” Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề, tài trợ cho bộ phim THE VIETNAM WAR là ngân hàng Bank Of America, hãng Corporation for Public Broadcasting; đài truyền hình PBS, và các tổ chức The Park Foundation, The Arthur Vining Davis Foundations; The John S. and James L. Knight Foundation; The Andrew W. Mellon Foundation; The National Endowment for Humanities; The Pew Charitable Trusts; The Ford Foundation Just Films; The Rockefeller Brothers Fund, cùng các thành viên của tổ chức The Better Angels Society. Không thấy có nói đến sự đóng góp của chính quyền Cộng Sản Việt Nam nhưng nếu có thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Một điều cần để ý là cuộc hội luận về bộ phim The Vietnam War được tổ chức tại trụ sở của CSIS ngày 29/9/2017. CSIS (Center for Strategic & International Studies), dịch là “Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế” là một trong những trung tâm tư vấn hoạch định chính sách của Mỹ. Diễn giả gồm 8 nhân vật mà trong đó có 1 người Việt Nam đang dạy tại trường Đại học Connecticut. Nhìn vào danh sách những người được mời theo dõi, có rất nhiều cây viết quen thuộc về chiến tranh Việt Nam như Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, Vũ Văn Lộc, Hà Mai Việt, Phạm Bá Hoa … và những nhân vật khác hoạt động cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt như Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư, Lê Tấn Lộc, Nguyễn Hưng Quốc, Trần Huy Bích … Cho nên việc xem CSIS là cơ quan chủ quản của bộ phim hay ít ra cũng là cơ quan quản lý bộ phim cũng không có gì là quá đáng. Trong bài viết đăng tải trên trang Web cá nhân hôm 11/7 với tựa đề “Bàn tay giấu kín của Hà Nội giúp hình thành chương trình nghị sự của một viện nghiên cứu ở Washington như thế nào”, nhà báo điều tra Greg Rushford viết rằng “Kể từ năm 2012, chính phủ Việt Nam đã chi cho CSIS hơn 450 nghìn USD để tổ chức các hội thảo thường niên về Biển Đông”. Nhà báo này dẫn các tài liệu có được để đưa ra con số trên. Như vậy bộ phim có liên quan với đường lối, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam hiện nay là điều dể hiểu.

Hội nghị biển Đông lần thứ 7 do CSIS tổ chức luôn có các diễn giả Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam là nhà tài trợ chính của hội nghị năm ngoái.

Hội nghị biển Đông lần thứ 7 do CSIS tổ chức luôn có các diễn giả Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam là nhà tài trợ chính của hội nghị năm ngoái.

  • Tài liệu: Cuốn phim đã xử lý một khối lượng hình ảnh, tư liệu khổng lồ mà khi xem chúng ta cũng có thể hình dung được. Sự phổ biến của bất cứ một cuốn sách hay phim tài liệu đều tính theo số người đọc hay xem. Như đã nói ở trên, tính theo tỷ lệ dân số Hoa Kỳ 325 triệu, Việt Nam 96 triệu, số người Việt hải ngoại khoảng hơn 4 triệu mà những người lớn tuổi tham dự vào cuộc chiến còn sống nhiều lắm là ¼ thì những người làm phim phải dựa vào các nhóm quyền lực Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam như là 2 nguồn tài trợ và cung cấp tài liệu chính. Hoa Kỳ là một nước dân chủ nên tài liệu được phổ biến rộng rãi đến mọi người nhưng nhà làm phim cũng phải bắt buộc chọn những tài liệu nào biện hộ cho việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam cho đến khi bắt buộc phải rút quân cũng như sự anh hùng của quân đội Mỹ. Các tài liệu của các nhóm thiên tả, phản chiến cũng được dùng trong phim này. Còn về Việt Nam thì chính phủ Cộng Sản cung cấp cho nhà làm phim quá nhiều tài liệu tuyên truyền cho họ. Tài liệu về miền Nam chắc họ cũng còn giữ rất là nhiều nhưng chỉ cung cấp những tin tức nói xấu về miền Nam. Các phương tiện truyền thông và cánh tả Hoa Kỳ và chính phủ Bắc Việt đã cố tình dùng những tài liệu để biện minh cho hành động và những sai lầm của mình. Trong chương trình phỏng vấn với một MC có tiếng tại miền nam Cali, ông ấy nói rằng tài liệu trong cuốn phim không “trung thực”. Thật sự, nếu sữa lại là “thiên vị có chủ đích” thì sẽ chính xác hơn.


  • Cái nhìn đối với 2 chính quyền Bắc-Nam: Cảm nhận chung đầu tiên của người viết đây vẫn là một bộ phim của người Mỹ làm về chiến tranh VN, đã mổ xẻ được những sai lầm và tội ác của người Mỹ, nhất là của chính phủ Mỹ, khai thác tâm trạng của các vị chính khách, Tổng thống, cho tới những người Mỹ từng tham gia hay phản đối chiến tranh, đã phơi bày được sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ trong suốt cuộc chiến cũng như tất cả hậu quả mà cuộc chiến đã gây ra cho nước Mỹ. Nhưng bộ phim lại chưa làm được như thế về phía Việt Nam, cả với VNCH hay Việt Cộng. Hình ảnh VNCH được thể hiện mờ nhạt, được đánh giá không đúng mức, thậm chí bị coi thường, từ lãnh đạo cho tới người lính, trong lúc hình ảnh Việt Cộng và Bắc Việt (hai từ được sử dụng để chỉ quân đội miền Bắc và lực lượng Mặt trận GPND trụ ở miền Nam) có phần được đề cao nhưng cũng chỉ mới nhìn thấy trên bề mặt, còn bao nhiêu sự thật về những người Cộng Sản trong cuộc chiến chưa được khai thác.

So với Hồ Chí Minh, người được mô tả trung thực trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, ông Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn," một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh và cuối cùng, việc cương quyết chống đối quyết định đưa quân Mỹ vào miền Nam đã dẫn đến cái chết của ông và bào đệ.

  • Thái độ đối với quân lực VNCH: Phim muốn kể câu chuyện từ nhiều phía … rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam. Thời giờ dành cho những người này cũng rất vắn vỏi, coi như chỉ qua loa để gọi là có phỏng vấn. Trong suốt phần lớn chiều dài của bộ phim, chỉ thấy người Mỹ chiến đấu đánh Việt Cộng, những trận giao tranh, tâm tư của người lính Mỹ, những tổn thất … trong khi quân đội VNCH không thấy đâu. Còn giai đoạn sau khi đã bước vào thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh”, tức là người Việt đánh người Việt, thì phim lại chuyển qua chủ yếu tập trung khai thác những mâu thuẫn, những chia rẽ đã trở nên gay gắt trong lòng nước Mỹ. Bộ phim dành rất nhiều lời khen cho ý chí sắt đá của giới lãnh đạo Hà Nội, tinh thần kỷ luật, quyết tâm chiến đấu, sự thiện chiến của những người Cộng Sản, ngược lại, rất ít khi có những lời khen dành cho chế độ hay quân đội VNCH. Hiếm hoi lắm mới có những câu như: “Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu giỏi, hồi Mậu Thân họ đánh là chủ yếu, và tính đến giữa năm 1969, đã có 90,000 người tử trận.” Hay công nhận những trận đánh An Lộc, tái chiếm Quảng Trị của VNCH vào mùa hè đỏ lửa 1972 v.v…“Người Mỹ ít khi nhìn nhận sự dũng cảm của họ. Chúng ta khinh thường họ, phóng đại sự yếu kém của họ, vì muốn khoe khoang tài năng của ta” (trích phỏng vấn Tom Vallery-Thủy quân Lục chiến).

Nhưng thật ra, việc phóng đại sự yếu kém của chế độ hay quân lực VNCH chỉ nhằm để biện minh cho người Mỹ. Chẳng hạn, để biện minh cho lý do Mỹ đổ quân vào VN là vì Sài Gòn có thể đổ sụp từ những năm 60, hay đánh giá tiêu cực về Tổng thống Ngô Đình Diệm là để biện minh cho việc Mỹ đã làm lơ, thậm chí khuyến khích, đảo chính Ngô Đình Diệm. Không khác gì những người khuynh tả hay phản chiến trước kia, những mặt yếu kém của chế độ VNCH hay những sai lầm của chính phủ Mỹ được mổ xẻ, phơi bày nhưng những sự thật, sai lầm hay tội ác của Việt Cộng thì được cho qua. Cả một vụ thảm sát Mậu Thân cũng chỉ nói qua loa, bao nhiêu vụ ám sát, đánh bom, khủng bố của Việt Cộng diễn ra tại Sài Gòn, đô thị lớn ở miền Nam cho tới thôn quê suốt thập niên 60-70 của thế kỷ 20 không hề được nhắc đến. Họ đã cố tình quên đi rằng phía Việt Nam Cộng Hòa đã có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1,170,000 người bị thương, không k con số mất tích cho đến ngày 30/4/1975 khi phải đầu hàng vô điều kiện.


KỀT LUẬN


Có những điều mà chúng ta cần suy nghĩ:


Về vấn đề Thắng-Thua, trong phim The Vietnam War có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn và ông ta nói trong phim: “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận thắng thua …”. Xem xong bộ phim, tin rằng có lẽ chỉ trừ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, những ai còn say sưa với những hào quang chiến thắng trong quá khứ hay còn mê muội vì thiếu thông tin, hầu hết người VN dù thuộc phe thắng cuộc hay thua cuộc, dù từng đi qua cuộc chiến tranh hay sinh ra và lớn lên thời hậu chiến, đều cảm thấy buồn, ngậm ngùi, cay đắng. Cay đắng vì số phận nghiệt ngã của Việt Nam. Dân tộc này đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên, trong đó cuộc chiến này là một bi kịch không gì bù đắp nổi, không chỉ đã tàn phá đất nước trong suốt bao nhiêu năm mà còn để lại những vết thương, sự chia rẽ đến tận bây giờ do những chính sách sai lầm của bên thắng cuộc. Khi không học được bài học của quá khứ thì sao có thể bắt đầu về tương lai được.

Về sự can dự của nước Mỹ, với 5 vị tổng thống can dự vào chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford, người Mỹ gọi đây là The War of the Presidents thì đây là một cuộc chiến mà Hoa Kỳ không là kẻ chiến thắng. Nhìn kỹ vào lịch sữ Hoa Kỳ, các Tổng thống và các nhà soạn thảo chiến lược Mỹ, dù thuộc đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, đều phục vụ cho quyền lợi nước Mỹ dù phải quyết định sai lầm. Hoa Kỳ cùng với Liên Xô, Trung Quốc trong thập niên 60 dùng Việt Nam như là nơi thử nghiệm, tiêu thụ vũ khí, đạn dược cũng như bành trướng ảnh hưởng của mình. Cuộc chiến nào cũng có lúc chấm dứt. Winston Churchill đã nói “không có đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.  

Sau 42 năm, người Mỹ,  các cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng như dân chúng và người Việt Nam, từ phía thắng cuộc lẫn bên thua cuộc, vẫn phải vật lộn với câu hỏi về cái giá của chiến tranh và cái giá mà người Việt Nam đã trả và vẫn đang tiếp tục trả. Lịch sử thường lặp lại với nhiều nghịch lý. Trong số những nhân vật mà David Hamberstam gọi là the Best and the Brightest trong chính quyền Kennedy, George Ball là thiểu số đơn độc giữa sự đồng thuận ngạo mạn và tự phụ về quyền lực. George Ball (cựu Thứ trưởng Ngoại giao, 1961-1966) lúc đó đã nhận ra sai lầm và cố khuyên can Tổng thống Kennedy và Johnson đừng can thiệp vào Việt Nam: “Tôi nhìn thấy trước một cuộc phiêu lưu rất nguy hiểm … Chúng ta sẽ sa vào một cuộc xung đột kéo dài, còn nguy hiểm hơn cả Triều Tiên”. Tuy lập luận của George Ball rất thuyết phục, nhưng họ không buồn nghe, nên ông đã từ chức năm 1966. Nhà báo David Lamb (Nieman Fellow, LA Times, mất năm 2016) nhận xét: “Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta là không hiểu người Việt Nam, không hiểu lòng kiên nhẫn, sự ngoan cường, chủ nghĩa dân tộc, khả năng chiến đấu, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Ken Burns và Lynn Novick đã chọn cựu binh Mỹ John Musgrave để nói lên một sự thật đau lòng: “Có lẽ chúng tôi là những đứa trẻ cuối cùng của một thế hệ tin rằng chính phủ của mình không bao giờ nói dối chúng tôi” (We were probably the last kids of any generation that actually believed our government would never lie to us). Nước Mỹ đã lặp lại một sai lầm mà tướng Omar Bradley đã từng cảnh báo (15/5/1951): Chiến tranh Việt Nam đã trở thành “một cuộc chiến sai lầm, tại một địa điểm sai, vào một thời điểm sai, và chống một kẻ thù sai” (The wrong war, in the wrong place, at the wrong time, and with the wrong enemy). Dù sao, chiến tranh đã chấm dứt và Việt Nam đã được thống nhất.


Đối với người Việt hải ngoại, chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, những lời than phiền về “Đồng Minh tháo chạy” là đúng nhưng không giải quyết được gì. Nước Mỹ đã cưu mang gần một nửa trong số 4 triệu người Việt thoát ra được hải ngoại dù rằng cái giá của người tỵ nạn phải trả có thể xem như là đắt nhất trong lịch sữ dân tộc. Thế hệ của những người tham dự vào cuộc chiến, dù Bắc hay Nam, đang đi vào quá khứ. Trong cuộc phỏng vấn với New America Media, ông Ken Burns cho biết đã gặp những người Mỹ gốc Việt thế hệ 1.5 và thế hệ thứ hai, những người đó đã đến với ông và nói rằng họ không thể chờ đợi để xem toàn bộ bộ phim với cha mẹ họ, những người đã trải qua cuộc chiến. Họ nói rằng cha mẹ họ hiếm khi nói về chiến tranh và họ hy vọng rằng điều này sẽ khơi mào cuộc trò chuyện về chủ đề này. Giới trẻ gốc Việt tại hải ngoại, dù rằng sinh trưởng, lớn lên và hấp thụ nền giáo dục tại Hoa Kỳ, vẫn còn mang giòng máu và đôi chút  suy nghĩ của người Việt Nam. Như trường hợp của HQ Đại tá Lê Bá Hùng có thể xem như là người Mỹ gốc Việt thế hệ 1.5. Trong lần thăm viếng Việt Nam năm 2015 với tư cách là Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7, Đại tá Hùng chia sẻ: “Việt Nam có một chỗ đứng rất đặc biệt trong trái tim tôi cũng như trong gia đình của tôi. Tuy nhiên, là một công dân Mỹ, tôi cũng rất tự hào vì được phục vụ cho đất nước của mình”. Thế hệ trẻ này sẽ tìm được phương cách thích hợp để phối hợp với đồng bào quốc nội trong nỗ lực đem lại cho dân tộc một tương lai tốt đẹp hơn. Đảng Cộng Sản không sớm thì muộn cũng phải biến thể để Việt Nam có được một thể dân chủ phù hợp với văn hóa Á Châu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Trong một bài diễn văn để vinh danh TNS John McCain và TNS John Kerry vì đã đóng góp cho hòa giải Mỹ-Việt (Boston, 2001), Đại sứ Mỹ Pete Peterson nói: “Chiến tranh không chấm dứt khi ngừng tiếng súng … Chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt khi hai bên hòa giải với nhau”. Nhưng hòa giải không chỉ diễn ra trên bàn đàm phán giữa hai chính phủ, mà còn diễn ra trên chiến trường xưa, giữa những người cựu chiến binh đã từng bắn giết lẫn nhau và trong lòng những người thân của họ ở cả hai phía. Nó đòi hỏi phải vượt qua thù hận và sự thành khẩn của 2 bên.

Đức Dalai Lama có nói: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” “We cannot change the past, but we can reshape the future” và lời nói của ngài được dùng để thay cho đoạn kết của bài viết này.



THAM KHẢO


TÀI LIỆU HOA KỲ


  1. The Vietnam War gồm 10 phần của hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick.

  2. The Vietnam War gồm 12 phần của CBS với Walter Cronkite.

  3. The Vietnam War – Wikipedia.

  4. The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

  5. “The Vietnam War: A Film by Ken Burns and Lynn Novick” - Phỏng vấn 2 đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick tại Columbia University.

  6. Nick Gillespie interviews Ken Burns and Lynn Novick about their new documentary series: The Vietnam War - Published on Sep 13, 2017.

  7. Bản dịch sang tiếng Việt “The Vietnam War: Phỏng vấn với Ken Burns and Lynn Novick” trên mạng New America Media với Andrew Lam.

  8. Bài viết “Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?” của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley trên mạng BBC ngày 19/9/2017.

  9. Bài viết “Charlie Company and the Small-Unit War” trên mạng New York Times ngày 16/5/2017.

  10. Bài viết “Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam qua phim The Vietnam War" trên đài VOA ngày 17/9/2017.

  11. Bài viết “Xem phim The Vietnam War” trên đài RFA ngày 25/9/2017.

  12. Bài viết “Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ?” trên đài VOA ngày 10/8/2017.

  13. Bài viết “Chính phủ VN nói gì về phim 'The Vietnam War'?” trên đài BBC ngày 22/9/2017.


TÀI LIỆU CỦA CÁC NHÂN VẬT QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI

  1. Bài viết “Những nghịch lý và ngộ nhận về Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Dy

trên mạng Giao Điểm ngày 18/7/2017.

  1. Bài viết “Phim the Vietnam War muốn nói gì?” của tác giả Bùi Anh Trinh trên mạng Bienxua ngày 12/10/2017.

  2. Bài viết “Lời cam kết thân thiết sau cuộc chiến” của Bùi Tín trên đài VOA ngày 11/10/2017.

  3. Bài viết “Huy Đức - American War trong The Vietnam War” trên mạng www.tintuchangngay.org ngày 17/9/2017.

  4. Nhà văn Bảo Ninh và cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” năm 1991 (In lần đầu năm 1987 tên là “Thân phận của tình yêu”).

  5. Bài viết “Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược phim The Vietnam War” của ông Nguyễn Ngọc Sẵng.

  6. Bài viết “Phim ‘The Vietnam War’” của tác giả Trần Khải trên mạng Người Việt ngày 1/10/2017.

  7. Các bài viết “Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo”,“Viết về bộ phim The Vietnam War”, “The Vietnam War và khi Đồng Minh tháo chạy” của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng VNCH.

  8. Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc về Phim The Vietnam War: "Chúng Ta Thua Trên Từng Thước Phim" trên You Tube.

  9. Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn MC Nam Lộc về The Vietnam War.



File: ITN-110117-HK-The Vietnam War và người Việt hải ngoại.doc



Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 1 tháng 11 năm 2017







Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.