Em có hứa với cô giáo là em sẽ viết một bài về Tết Trung Thu, nhưn (nhưng) em cứ quên hoài. Cô giáo nói hay em viết bài về lễ ma, vì sắp đến ngày lễ ma, nhưn (nhưng) em lại khôn (không) thít (thích) lễ ma, có gì vui đâu mà thít (thích), nên em lại viết về Trung Thu.
Trước ngày Trung Thu em đã được mẹ cho ăn bán (bánh) vì mẹ nói tới ngày đó ăn bán (bánh) ngáng (ngán) lắm. Em cũng thấy vậy, ngày nào cũng ăn, nên đến ngày Tết Trung Thu, em đi dự lễ các nơi đem về nhiều bán (bánh) lắm, nhưn (nhưng) em chỉ ngó mà khôn (không) muốn ăn nữa.
Ngày tết Trung Thu, trăn (trăng) rất to và tròn, đứng trước nhà hay sau sân em đều nhìn thấy. Người ta nói có Hằn (Hằng) Nga ở trên đó với chú Cuội, nhưn (nhưng) mình khôn (không) nhìn thấy đâu, vì xa lắm. Vậy mà hồi còn con nít, em cứ mong chú Cuội xuống chơi với em, bây giờ thì em biếc (biết) rồi.
Rằm Trung Thu năm nào mẹ cũng cún (cúng). Trái cây bày trên bàn thờ nhiều lắm. Mẹ còn cún (cúng) bánh trung thu, nấu xôi chè. Ba bắt em đứng trước bàn thờ lạy lễ. Em cũng thít (thích) vì em biết đó là truyền thống từ tổ tiên để lại, mình lạy để tưởng nhớ và cám ơn, vì có những người đó, mới có cha mẹ và có mình. Cũng như ngày Tết, em được mặc quốc phục, cùng với ba mẹ lễ lạy bàn thờ, mùi hương thoan (thoang) thoản (thoảng) bay, em cảm thấy rất thiêng liên (liêng)...
Chiện (Chuyện) gì em cũng thít (thích), rất hăng hái, nhưng đến hôm rằm, em nhìn thấy dĩa bánh trung thu cắt sẳn (sẵn), bày lên bàn là em ngáng (ngán) lắm. Em có ăn miếng nào đâu!
Em viết bài này để nạp cho cô. Em xin lỗi cô vì viết bài đưa cho cô trễ.
Các bạn thân mến, Trong mấy tuần qua, báo chí không ngớt lời khen ngợi và đăng hình một bạn thiếu nhi 9 tuổi, với khả năng đặc biệt sẽ trở thành người trẻ tuổi nhất thế giới tốt nghiệp đại học và chuẩn bị theo học tiếp lên tiến sĩ, cậu tên là Laurent.
Các em thân mến, Nhiều phụ huynh đã than với tôi, nhiều em đã đi học như là đi học “cho cha mẹ” chứ không phải học cho mình. Hôm nay, các em đọc một bài về Học Đường trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của giáo sư triết học Emond de Amicis, để suy nghĩ lại: Mình học cho ai!
Tóm tắt: Ngày xưa ông vua nọ có ba người con trai. Hai con đầu thì thông minh, nhanh nhẹn. Người con út hiền lành mà khờ khạo nên mọi người gọi là chàng Ngốc. Khi nhà vua lớn tuổi, muốn sau này sẽ truyền ngôi cho một trong ba ngời con trai, bèn đặt ra một cuộc thi.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.