Trong Lễ Giỗ Tổ.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Nhật Báo Người Việt vào lúc 6 giờ tối Chủ Nhật ngày 8 tháng 10 năm 2017, Ban tổ chức lễ giỗ tổ do Nghệ Sĩ Triệu Mỹ Ngân, Trưởng Ban Tổ chức cùng Nghệ Sĩ Đỗ Thanh đã long trọng tổ chức thành công lễ giỗ tổ Nghệ Thuật 2017.
Trên sân khấu Nghệ Sĩ Nguyễn Hùng đã thiết kế một bàn thờ thật trang nghiêm ngay chính giữa sân khấu có hai chữ “TỔ NGHIỆP” thật to do Nghệ Sĩ Triiệu Mỹ Ngân tự tay viết, trên bàn thờ với đầy đủ lễ vật, hương hoa trà qủa theo đúng nghi thức cổ truyền, hai bên có hai câu đối: “Tổ Nghiệp Tri Ân Vạn Sự Đắc – Thành Tâm Kính Trọng Đức Nhân Hòa.”
Tham dự lễ giỗ ngoài số đông anh chị em nghệ sĩ, cổ nhạc, tân nhạc, soạn giả, còn có một số qúy vị nhân sĩ, trong đó có Giáo Sư Trần Văn Chi, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại, qúy vị đại diện các tổ chức nghệ thuật sân khấu, qúy thành viên trong Ban tổ chức, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí và đồng hương thân hữu.
Sự hiện diện đông đủ kể trên cũng để khẳng định rằng, bộ môn Nghệ Thuật Sân Khấu vẫn tồn tại và vẫn là một trong những nét văn hóa truyền thống quý báu đang được duy trì và phát triển tại hải ngoại.
Điều hợp chương trình do các MC: Đỗ Thanh, Triệu Mỹ Ngân, Thúy Hằng, Đức Tiến, Ngọc Châu.
Trước khi vào chương trình nghi thức lễ giỗ các Nghệ sĩ gồm có: Triệu Mỹ Ngân, Bình Trang, Ngân Linh, Minh Hùng qua giọng hát như chuông ngân hòa quyện cùng tiếng đàn điêu luyện của hai nhạc sĩ Văn Hoàng, Lê Khiêm qua sáng tác: “Trăm Năm Giỗ Tổ Sân Khấu Việt Nam” của Nghệ sĩ Đỗ Thanh đã làm cho hội trường vang lên những tràng pháo tay thật lớn.
Tiếp theo, ban tổ chức mời qúy vị quan khách, Anh chị em nghệ sĩ, đồng hương lần lượt lên sân khấu niệm hương tế tổ.
Sau phần tế tổ một chương trình văn nghệ do anh chị em nghệ sĩ trình diễn qua nhiều tiết mục xuất sắc đã làm cho khán giả say sưa theo dõi.
Trong lúc nầy Ban tổ chức cũng đã mời quan khách, anh chị em nghệ sĩ cùng đồng hương tham dự thọ lộc do ban tổ chức khoản đãi để tiếp tục thưởng thức chương trình văn nghệ.
Nghệ sĩ Triệu Mỹ Ngân và Đỗ Thanh cho biết: “Một trăm năm sự ra đời của ngành Nghệ Thuật Sân Khấu, theo với thời gian qua sự duy trì lâu dài này, Nghệ thuật sân khấu không chỉ là một nghệ thuật đặc sắc, mà còn là nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, và chỉ có. Hôm nay, quý vị cùng với chúng tôi, gồm những soạn giả, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ nghệ thuật… tề tựu nơi đây để cùng dâng nén hương tạ ơn tổ nghiệp, đồng thời, chúng ta cũng tự hào là đã gìn giữ và phát triển ngành Nghệ Thuật Sân Khấu tại hải ngoại .”
Hằng năm cứ đến ngày giỗ tổ tại Nam California có nhiều tổ chức văn nghệ sĩ đừng ra tổ chức ngày giỗ tổ, việc làm nầy cũng đủ để chứng tỏ anh chị em nghệ sĩ thuộc các bộ môn như: Tân Nhạc, Cổ Nhạc, Điện Ảnh, Kịch Nghệ, các ngành liên quan đến nghệ thuật và một số nhân sĩ trí thức đã quan tâm đến nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, cùng nhau tổ chức ngày giổ tổ ngành nghệ thuật sân khấu để tri ân, cảm tạ vị tổ sư của mình,người đã sáng lập ra ngành nghệ thuật sân khấu và cũng để tưởng nhớ đến các bậc Nghệ sĩ tiền bối, những bậc cha chú, các anh chị em nghệ sĩ đã rời xa chúng ta.
Tiếp xúc với Giáo Sư Trần Văn Chi được ông cho biết: “Tôi rất vui khi nhìn thấy những nghệ sĩ trẻ như Triệu Mỹ Ngân, Đỗ Thanh và nhiều anh chị em đã đứng ra tổ chức đêm giỗ tổ như thế nầy thật là một điều đáng qúy. Chúng tôi rất xúc động khi được nhìn mặt rất đông đảo khán giả trong đêm nay, chính khán thính giả đã giúp cho nghệ thuật sân khấu còn tồn tại đến ngày này, nếu không có khán thính giả biết thưởng thức thì không bao giờ có ngày giỗ tổ như hôm nay.”
Để chứng minh nghệ thuật sân khấu luôn gắn liền với nền văn hóa của dân tộc Việt, Giáo Sư Trần Văn Chi cho biết: “Nghệ thuật sân khấu mang tính đặc thù của Việt Nam, hay nói khác đi, đó là một nghệ thuật của bản địa, và vì có tính bản địa, cho nên nó chuyên chở sự gần gũi, cái vui, cái buồn được phát nguồn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh, mà ngày xưa còn gọi là đất Đàng Trong.
Lúc bấy giờ, cư dân miền Bắc, có một số bỏ quê hương ra đi, thì họ mang theo tâm trạng của những người xa xứ. Khi vào miền Nam, cũng vì cưu mang những nỗi buồn xa xứ đó, họ thường hát hò những điệu hát của miền Bắc. Vì thế, từ lúc bấy giờ cho đến hôm nay, trong nghệ thuật sân khấu có ba làn điệu, gồm điệu Bắc, điệu Nam và điệu nhạc lễ. Ba làn điệu này tạo ra những bài bản chánh của ngành nghệ thuật sân khấu. Điệu Bắc thì rộn ràng, có tiếng trống và bộ gõ,… còn nhạc lễ thì nghe có vẻ nghiêm túc hơn, nhưng khi vào trong Nam, thì nó mang thêm tính chất u hoài vì chuyên chở thêm nỗi buồn của những người xa xứ.
Những người dân di cư vào Nam, phần nhiều là các dân từ Thanh-Nghệ Tĩnh và ngũ Quảng, họ thấy miền Nam ruộng đồng bát ngát, và đi đến đâu cũng thấy chim cá đầy đàn, mà trong câu ca dao có nói, “Tới đây xứ sở lạ lùng - Con chim kêu cũng sợ, nghe cá vẫy vùng cũng lo…”
Chương trình kết thúc vào lúc 11 giờ đêm cùng ngày.
Mọi chi tiết liên lạc: Triệu Mỹ Ngân (714) 728-1878.
- Từ khóa :
- giới nghệ sĩ
- ,
- Lễ giỗ tổ
- ,
- Nghệ Thuật
Gửi ý kiến của bạn