Hôm nay,  

Đọc “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký

08/09/201709:09:00(Xem: 6385)

Đọc “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký
  
Phan Tấn Hải
  
Nghĩ gì về Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký? Trước tiên là “chuyện” và “truyện”… Tôi nghĩ, khi tác giả Trương Vĩnh Ký đặt nhan đề sách là “Chuyện Đời Xưa,” có lẽ muốn nói rằng đây là chuyện kể, xuất sinh từ văn học truyền khẩu, khác với chữ “truyện” là một tác phẩm văn học có kết cấu, bố cục, nhiều nhân vật trải qua một số diễn tiến. Tự cách đặt tựa, tác giả đã xác minh một thể văn riêng cho cách viết.
Thêm nữa, thời của cụ Trương trước đó đã có những tác phẩm dài, kết cấu phức tạp, như “Truyện Kiều” hay ngay như Nam Kỳ Lục Tỉnh đã có tác phẩm “Lục Vân Tiên,” và mở đầu một bản chữ Nôm Lục Vân Tiên viết tay đã có dòng chữ: “Lục Vân Tiên truyện, Ất Sửu niên Pháp Quang hòa thượng bút đề.” Nghĩa là, Trương Vĩnh Ký lựa chọn cách viết khác hơn. Hoàn toàn khác nếp xưa: đó là một dấu mốc văn học.
Tại sao Trương Vĩnh Ký lựa chọn thể văn viết như nói? Để gần với đời thường? Hay vì là chuyện kể cho nên phải ngắn?
Có lẽ, để phục vụ cho nghề báo lúc đó, và như thế nghĩa là, phục vụ nhu cầu đọc của độc giả lúc đó.
Theo tiểu sử trên Wikipedia, ông mưu sinh trải qua nhiều nghề bận rộn: thông ngôn, giáo sư ngôn ngữ, Tổng biên tập Gia Định Báo, tri huyện, Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm, Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn, Cơ Mật Viện Tham Tá, Thị giảng học sĩ, từng được chính phủ Pháp ban tặng huy chương Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh. Có lúc, lương của Trương Vĩnh Ký đứng cao hàng thứ ba toàn quốc, chỉ sau hai viên chức cao cấp nhất người Pháp. Nghĩa là rất bận rộn. Cùng lúc, ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,...
Như thế, chúng ta có thể hiểu được, tác phẩm "Chuyện Đời Xưa" cần viết ngắn, gọn, nhanh… Không thể viết công phu như kiểu “Truyện Kiều” của cụ Nguyễn Du, hay “Cô Gái Đồ Long” của Kim Dung.
Nhưng ưu thắng là, cách viết của Trương Vĩnh Ký phù hợp với cả hoàn cảnh xã hội lúc đó: nền văn học chữ Nôm đang lụi tàn, trước đà trổi dậy nền văn học chữ quốc ngữ, tức là vần abc. Nhà bác học họ Trương đã chọn cách đơn giản là kể chuyện đời xưa.
Tại sao kể chuyện?
Câu trả lời dễ hiểu: bởi vì ông đã có nhiều tác phẩm biên khảo, và kể chuyện đời xưa là để tiếp cận một lĩnh vực văn học khác, thích nghi với quần chúng hơn. Hãy hình dung rằng, lúc đó không có bao nhiêu người biết chữ tại Nam Kỳ Lục Tỉnh. Và trong những người biết chữ, cũng không bao nhiêu người uyên bác.
Thêm nữa, có thể tin rằng Trương Vĩnh Ký ưa thích các chuyện kể này, và ông muốn viết ra cho các kỳ báo in. Nghĩa là, các chuỵện kể này gần gũi tới mức, như là chuyện của ông bà kể lại cho con cháu, hay của bạn bè kể cho nhau khi uống trà, khi đánh cờ… Đó là những chuyện kể từ đời này sang đời kia, từ thế hệ này sang thế hệ kia… trước tiên là mang tính giải trí, sau nữa là ẩn kín những hồn dân tộc trong đó. Vì nếu truyện không hay, sẽ bị loại bỏ ở một thế hệ nào đó. Và chuyện kể lúc nào cũng một cách tự nhiên ẩn kín những mảng hồn dân tộc.
Thời này của chúng ta khác thời của tác giả Trương Vĩnh Ký. Và không thể lấy cái nhìn bây giờ để xét thời ngày xưa. Truyện kể của chúng ta cũng phức tạp hơn, không chỉ là ngôn ngữ truyện, mà còn là phim, là kịch, là bản tin, cả tin thật và tin giả…
Chúng ta cũng ưa phản ứng theo thành kiến: thí dụ khi đọc bản tin gửi qua email về Tổng Thống Donald Trump hay tin về bà Hillary Clinton, sẽ có phân nửa người tin và phân nửa người chống. Nếu chúng ta đọc thấy chuyện con cáo hay con cọp, hay anh nói láo, sẽ suy diễn là ám chỉ người này hay người kia.
Nhưng thời cụ Trương Vĩnh Ký, chuyện chỉ là chuyện, không ai suy diễn nhiều hơn. Lúc đó, nghệ thuật kể truyện của dân tộc Việt Nam đã tới mức phức tạp, có đầy đủ sức quyến rũ của sự gay cấn và thơ mộng. Thí dụ, truyện về 18 đời Hùng Vương, truyện về mối tình Âu Cơ và Lạc Long Quân, truyện về An Tiêm, truyện về Trọng Thủy và nàng Mỵ Châu, và vân vân.


Trong khi đó, người Miền Nam có tâm hồn đơn sơ, tiếng quốc ngữ còn sơ khai, và lựa chọn thể văn để viết cuốn “Chuyện Đời Xưa” là thích nghi. Nhưng trước tiên, có thể thấy Trương Vĩnh Ký viết vì ưa thích, cho nên ông viết lại chuyện về Cống Quỳnh, tức là chuyện gần như ai cũng từng nghe kể. Và trong khi nhiều chuyện kể lại trong “Chuyện Đời Xưa” chỉ ngắn có nửa trang, chuyện về Cống Quỳnh dài tới gần 10 trang.
Nghĩa là, Trương Vĩnh Ký viết tác phẩm này lấy vui là chính, lấy sự ưa thích làm ưu tiên, sau mới tới tính cách luân lý, răn đời.
Mỗi tác giả, khi kể truyện đều mang theo một bầu không khí văn học và xã hội.
Khi chúng ta đọc Truyện Ngàn Lẻ Một Đêm, cả một thế giới Ả Rập cổ hiện ra trước mắt chúng ta, từ những tên cướp phóng ngựa nơi sa mạc, tới các điệu múa cung đình của các cung nữ Ba Tư… Những chiếc thảm bay vhay cái đèn thần đã hiển lộ giấc mơ của người thời xưa muốn vượt các giới hạn vật lý trong cõi người.
Khi chúng ta đọc truyện cổ tích thời Hùng Vương, hình ảnh núi rừng sông biển được hình tượng hóa thành các vị thần để giải thích các hiện tượng khí hậu, hay cây tre trăm đốt để nói lên ước mơ siêu vượt, hay như bánh chưng để nói về một triết lý nhân sinh…
Trong tác phẩm “Chuyện Đời Xưa” không có nhiều phức tạp, và khi được viết bởi một học giả phức tạp như Trương Vĩnh Ký, các truyện như dường chỉ phục vụ mục tiêu ngắn hạn lúc đó: để làm đầy các trang báo… và rồi nhiều thời gian sau, được gom lại để in thành sách.
Nghĩa là, trong khi chúng ta hình dung được một ông Nguyễn Du ngồi viết trong nhiều năm, rồi mới ấn hành Truyện Kiều… chúng ta dễ dàng hình dung về một ông Trương Vĩnh Ký mỗi kỳ báo viết một bài, hay hai bài, để rồi lâu về sau sẽ gom vào, in thành sách. Nhưng như thế, “Chuyện Đời Xưa” mới đa dạng. Có thể là, lúc nhớ ra chuyện này, chuyện kia thì viết.
Đó cũng là điểm khác biệt với hầu hết người đương thời. Các cụ thời đó, thường chỉ làm thơ. Lúc đó là tiện, vì thơ 4 câu, thơ 8 câu… Nhưng Trương Vĩnh Ký thay vì làm thơ, đã viết chuyện đời xưa, một kiểu đứng riêng một cõi.
Một điểm xuyên suốt và nổi bật là: văn viết bằng chữ quốc ngữ, ghi lại tiếng nói người Miền Nam. Và rất hấp dẫn, rất khác lạ. Nói theo kiểu văn học bây giờ, đó là cách tân nghệ thuật. Và cũng là điểm thành công của tác giả, vì quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. Sách in nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín.
GS Nguyễn Văn Sâm ghi rằng, “Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.”
Nghĩa là, đây là một cuộc bỏ phiếu cho chữ quốc ngữ. Khi bỏ tiền ra mua sách này, nghĩa là chấp nhận rằng nền kinh tế thị trường đã chọn ngòi bút Trương Vĩnh Ký, và một cách lặng lẽ, độc giả Miền Nam đẩy dần văn học chữ Nôm vào quá khứ.
Văn học chữ Nôm đã hệt như hình ảnh chiếc xe thổ mộ, những con ngựa lọc cọc kéo cỗ xe trên các đường lộ Sài Gòn biến mất dần, để xe đạp và xe gắn máy xuất hiện.
Như thế, Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký giúp khởi đầu cho một nền văn học chữ quốc ngữ. Và riêng tác phẩm này, ngoài giá trị lịch sử, xã hội, còn có một vị trí văn học lớn, như là dấu mốc để dòng văn học Việt Nam chuyển mình.
Có thể Trương Vĩnh Ký không ngờ tới ảnh hưởng của cuốn “Chuyện Đời Xưa”… trong khi không có bao nhiêu độc giả nhớ tới 99 tác phẩm khác của ông. Dòng chảy văn học dân tộc đã cuốn trôi 99 tác phẩm kia của ông, trong khi cuốn “Chuyện Đời Xưa” đã trở thành một tượng đài văn học, bất kể những sơ khai và vội vã trong nghề làm báo lúc đó.
.
Ghi chú Văn nghệ:
Nhà văn Nguyễn Văn Sâm sẽ ra mắt sách quyển:
Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký với lời chú giải:
- Ngày Thứ Bảy 9 tháng 9 ở San Jose, lúc 2:00 do Văn Đàn Lạc Việt của nhà văn Chinh Nguyên (D/t 669-225-6043) tổ chức tại CLB/Mây Bốn Phương 730 South 2nd St. San Jose Ca 95112.
- Ngày Chúa Nhựt 24 tháng 9 lúc 10:00 ở Nam CA tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu 14550 Magnolia #205 Westminster, CA 92683, do Nha Sĩ Cao Minh Hưng (714-332-9086) và CLB Tình Nghệ Sĩ tổ chức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.