Hôm nay,  

Học Thuyết Chống Tiếp Cận Của Trung Quốc Và Tác Chiến Không-Biển Của Hoa Kỳ

01/06/201700:01:00(Xem: 8568)

HỌC THUYẾT CHỐNG TIẾP CẬN CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC CHIẾN KHÔNG-BIỂN CỦA HOA KỲ


  1. TỔNG QUÁT

  2. HỌC THUYẾT CHỐNG TIẾP CẬN CỦA TRUNG QUỐC

  3. HỌC THUYẾT TÁC CHIẾN KHÔNG-BIỂN CỦA HOA KỲ

  4. KỀT LUẬN



  1. TỔNG QUÁT


Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về sự tăng cường mạnh mẽ năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với các lực lượng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông qua chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD). Vậy thực chất chiến lược này là gì và người Mỹ đã tìm cách hóa giải trận pháp này ra sao?


  1. HỌC THUYẾT CHỐNG TIẾP CẬN CỦA TRUNG QUỐC

Chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực có nghĩa là lực lượng pháo binh có căn cứ ở ven biển, không quân và hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đẩy lùi một cuộc dàn quân nhanh của các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột. Năm 2003, sau khi công bố báo cáo của một trong những trung tâm học thuật hàng đầu của Mỹ là Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) mà các tác giả của nó là Giám đốc Trung tâm Andrew Krepinevich, các nhà nghiên cứu Barry Watts, Robert Wark (Robert Wark năm 2009-2013 giữ chức Thứ trưởng Hải quân Mỹ), thuật ngữ “các hệ thống chống tiếp cận” (anti-access/areadenial: A2/AD), đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong giới chuyên gia Mỹ, cho phép đối phương hạn chế sự tiếp cận của các lực lượng Mỹ tới chiến trường và sự tự do hành động ở đó.

Khi quân đội Mỹ bắt đầu định hướng giải quyết những thách thức và cơ hội, hình thành từ những công nghệ mũi nhọn thứ ba và những ý đồ chiến lược, một trong biện pháp quan trọng nhất là thử nghiệm những ý tưởng này với năng lực quân sự Bắc Kinh. Đó chính là những khả năng của quân đội Trung Quốc (PLA) nhằm thiết lập một vùng không gian không – hải kín, chống xâm nhập trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong và xung quanh biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo phân tích của Trung tâm Chiến lược và Những vấn đề Ngân sách Mỹ (CSBA), "chống xâm nhập (A2) là chiến lược nhằm ngăn chặn các lực lượng quân sự Mỹ thực hiện các hoạt động tác chiến từ các căn cứ cố định trong không gian chiến trường", "ngăn chặn tiếp cận (AD) là những động thái chiến lược chiến dịch nhằm mục đích ngăn chặn khả năng tự do cơ động di chuyển của lực lượng hải quân Mỹ, tiếp cận không gian chiến trường".

Ở đây có thể hiểu A2 là những biện pháp chiến lược ngăn chặn lực lượng quân đội Mỹ từ các căn cứ trên lãnh thổ đồng minh triển khai hoạt động, AD là nhằm ngăn chặn lực lượng Hải quân Mỹ tiếp cận không gian chiến trường giới hạn – Biển Đông, biển Hoa Đông bằng các loại tên lửa đạn đạo chống tàu. Điều đó có nghĩa Trung Quốc đang nỗ lực phát triển những phương tiện chiến đấu tiên tiến có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ và các đồng minh không thể xâm nhập, tiếp cận và tiến hành các hoạt động tác chiến mà không bị đe dọa tấn công trong những vùng biển này. Trung Quốc có một số lợi thế chiến lược khi đưa vào thực tế học thuyết quân sự A2/AD. Thứ nhất, đó là lợi thế sân nhà, các lực lượng trinh sát – tấn công nằm trong tổ chức lực lượng của A2/AD đóng quân trên hoặc gần bờ biển Trung Quốc, có thể nhanh chóng triển khai tới các vùng xung đột tiềm năng trên biển Hoa Đông và Biển Đông.


blank

Các yếu tố của học thuyết A2/AD:

Các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách chiến lược của Trung Quốc khẳng định hỏa lực không quân là con át chủ bài để Mỹ và các nước đồng minh tiến hành một cuộc chiến tranh “không tiếp xúc, không giới tuyến, không cân xứng”. Theo quan điểm của Bắc Kinh, 3 nội dung đó là đặc điểm của “các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện thông tin hóa”, trong đó sức mạnh không quân, cùng với các khả năng không gian vũ trụ và mạng, rất cần thiết để giành thắng lợi trong chiến tranh. Vì vậy Bắc Kinh yêu cầu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đẩy mạnh các nỗ lực phát triển khả năng A2/AD nhằm ngăn chặn và nếu có thể sẽ đánh bại bất cứ đối thủ nào, kể cả Mỹ và nước đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có khả năng phát động một cuộc tấn công trên không kéo dài đánh phá các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Do đó hiện nay Trung Quốc đang tập trung nỗ lực phát triển các khả năng A2/AD nhằm đáp trả sức mạnh không quân đặt căn cứ trên biển cũng như trên bộ của Mỹ, không những bao gồm các hàng không mẫu hạm mà cả các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và máy bay ném bom tầm xa. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược A2/AD của Trung Quốc bao gồm cả quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật:


  • Quy mô chiến lược được thể hiện trong cái gọi là “3 cuộc chiến tranh” pháp lý, dư luận công chúng và chiến tranh tâm lý. Về cơ bản, mục tiêu của Trung Quốc là phủ nhận tính hợp pháp của các hoạt động của lực lượng Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương bằng cách phát động cuộc đấu tranh pháp lý, kích động dư luận công chúng và chiến tranh tâm lý. Những sáng kiến này của Trung Quốc được phối hợp chặt chẽ với nền ngoại giao đa phương cùng các nỗ lực khác để giành quyền kiểm soát tất cả các nước ven biển Đông Á. Tuy nhiên, Bắc Kinh xác định Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của chiến lược A2/AD. Các nỗ lực phát triển chiến lược A2/AD của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các đồng minh của Mỹ và các đối thủ khác ở khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một mặt Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục các nước đồng minh của Mỹ không cho phép Washington triển khai lực lượng tác chiến trong không phận và hải phận của họ. Mặt khác Bắc Kinh cũng sẽ đe dọa việc các nước cho phép Mỹ sử dụng không phận và hải phận sẽ là hành động chống Trung Quốc và như vậy sẽ bị nguy hiểm, nhằm ngăn chặn hiệu quả và phá hủy các khả năng triển khai lực lượng của Mỹ trong khu vực.

  • Quy mô chiến dịch của chiến lược A2/AD tập trung ngăn chặn các khả năng của Mỹ tiến hành các hoạt động theo thông lệ. Trên cơ sở đánh giá của giới phân tích và các nhà chiến lược Trung Quốc về hành động quân sự do Mỹ lãnh đạo trong các cuộc chiến tranh trước đây, Bắc Kinh nhận thấy việc đánh thắng trong các cuộc chiến tranh tương lai được bắt nguồn từ khả năng thiết lập “sự thống trị thông tin”. Bên nào có thể thu thập, truyền tải và khai thác thông tin tốt hơn, đồng thời ngăn chặn đối phương đạt được khả năng tương tự, sẽ là bên chiến thắng. Thực tế đối với quân đội Trung Quốc, điều này có nghĩa PLA phải tìm cách tấn công các hệ thống thông tin và đặc biệt các khả năng không gian vũ trụ của Mỹ. Bằng cách kết hợp tấn công các vệ tinh để làm gián đoạn thông tin liên lạc và hạn chế các hoạt động của chúng, đồng thời tấn công các thông tin được chuyển tải qua các vệ tinh, quân đội Trung Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn lực lượng Mỹ tấn công hiệu quả các mục tiêu sâu trong nội địa, mặc dù quân đội Trung Quốc đã có các hệ thống phòng thủ bảo vệ lãnh thổ, có lợi thế hoạt động gần bờ biển và cơ sở hạ tầng.

  • Quy mô chiến thuật của chiến lược A2/AD liên quan đến các hệ thống vũ khí nhằm tiêu diệt hoặc gây tổn thất cho các khả năng của lực lượng Mỹ như các hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM), các tàu ngầm và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Hiện nay phần lớn các cuộc thảo luận về A2/AD của quân đội Trung Quốc đều tập trung vào cấp độ này. Ngoài ra, các nhà phân tích và chiến lược của Trung Quốc cũng đang thảo luận sôi nổi vấn đề liệu các hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể hoạt động trong tầm bắn ASBM của Trung Quốc và liệu các máy bay chiến đấu F-35, với cự ly bay tương đối ngắn, có tạo nên ưu thế so với Trung Quốc hay không. Tương tự, Trung Quốc cũng ngày càng quan tâm đến các khả năng của căn cứ không quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, kể cả trên đảo Guam, chống Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp.


Bằng các vũ khí, khí tài tầm xa, Trung Quốc đang tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn rộng lớn ở Biển Đông phục vụ chiến lược A2/AD của mình. Giải pháp của Bắc Kinh nhằm chống lại mối đe dọa từ sức mạnh quân sự Mỹ là kết hợp hệ thống phòng thủ mạnh gần không gian chiến trường với cuộc tấn công vào các căn cứ hậu cần kỹ thuật mà lực lượng Mỹ đang phụ thuộc. Hệ thống này bao trùm các đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa mới xây xong tại Hoàng Sa và Trường Sa.


Sơ đồ mô tả chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc


Các vòng tròn thể hiện năng lực chống tiếp cận bằng radar, tên lửa, chiến đấu cơ của Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: CSIS


  • Hệ thống Radar giám sát: Theo Mark Stokes, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Viện Dự án 2049, Trung Quốc hiện có 2 đơn vị độc lập kiểm soát hệ thống radar dọc theo vành đai bờ biển: Hải quân (PLAN) và Không quân (PLAAF) gồm các lữ đoàn Radar. Mạng lưới phòng không của Trung Quốc đang được lấp đầy bởi những hệ thống radar hiện đại và sự triển khai "hệ thống giám sát trên không tự động mới" trong những năm tới.

  • Không và Hải Quân Trung Quốc: Không quân Trung Quốc có 398,000 người và khoảng 2,755 đến 3,010+ phi cơ, gần 600 trong số này được xem là hiện đại với 150 căn cứ không quân phân phối trên 7 quân khu trong đó có 5 quân khu dọc duyên hải là các quân khu Thẩm Dương (Chengdu), Bắc Kinh (Beijing), Tế Nam (Jinan), Nam Kinh (Nanjing) và Quảng Châu (Guangzhou). Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa; phát triển nhanh chóng, đến nay quân số  tăng lên 250,000 người bao gồm 35,000 Hải quân Biên phòng và 56,000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56,000 quân thuộc Hải-Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ và các trực thăng trên các chiến hạm. Lực lượng tác chiến của Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải đặt tại Thanh Đảo (Qingdao) thuộc tỉnh Sơn Đông. Hạm đội Đông Hải đặt tại Ninh Ba (Ningbo) thuộc tỉnh Chiết Giang. Hạm đội Nam Hải đặt tại Trạm Giang (Zhanjiang) thuộc tỉnh Quảng Đông. Hạm đội nầy có trách nhiệm kiểm soát vùng Nam Hải kể cả Biển Đông. Các chiến hạm và tàu ngầm gồm có: 1 HKMH, 67 tàu đổ bộ đủ loại, 111 tàu khu trục đủ loại, 219 tàu tuần duyên và 68 tàu ngầm.

blank

  • Tên lửa đối không và chống hạm: Trực thuộc Bộ Tư lệnh Tên lửa Chiến lược sử dụng 2 loại tên lửa đối không tầm xa HQ-9 hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với tầm bắn tối đa 200 km. Hệ thống HQ-9 sao chép gần như toàn bộ công nghệ của S-300 với xe và ống phóng giống hệt. Số lượng tên lửa mang theo của mỗi hệ thống phóng HQ-9 cũng tương đương với S-300 với 4 ống phóng cho 1 xe chở - phóng, áp dụng phương thức phóng lạnh, trợ phóng bằng thiết bị đốt hơi nước, toàn bộ hệ thống được đặt trên các xe vận tải việt dã 4 bánh do Trung Quốc tự sản xuất. Mỗi lữ đoàn tên lửa phòng không HQ-9 được biên chế 6 tiểu đoàn; mỗi một tiểu đoàn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe radar điều khiển hỏa lực, 8 xe chở các hệ thống phóng, tức là ở một thời điểm, mỗi tiểu đoàn có thể phóng đồng loạt 32 quả tên lửa, cả lữ đoàn có cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu là 192 quả. Về tên lửa chống hạm, Trung Quốc sử dụng loại tên lửa DF-21D là tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) tầm xa 3,000 km do Học viện Công nghệ điện tử và cơ khí Chengfeng Trung Quốc chế tạo. Dự án bắt đầu từ cuối thập kỷ 60 và được hoàn thành vào khoảng năm 1985-1986, tên lửa này mãi tới năm 1991 mới được triển khai. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc hiện sở hữu 60 tới 80 quả tên lửa này và khoảng 60 bệ phóng.


  1. HỌC THUYẾT TÁC CHIẾN KHÔNG-BIỂN CỦA HOA KỲ


Khái niệm “Tác chiến không-biển” (Air-Sea Battle: ASB) là một trong những học thuyết được thảo luận nhiều nhất trong cơ sở khái niệm hiện đại của chính sách quân sự Mỹ.

Thuật ngữ “Tác chiến không-biển” được đưa vào sử dụng vào năm 1992 bởi Trung tá hải quân James Stavridis, người sau này trở thành một trong những vị đô đốc Mỹ uy tín nhất. Dựa trên kinh nghiệm của chiến dịch Desert Storm (Bão táp sa mạc), trong đó việc xác lập ưu thế trên không và trên biển đã trở thành điều kiện cho các hành động thành công sau đó của quân Mỹ, Stavridis đã đưa ra khái niệm ASB mà theo quan điểm của ông là xây dựng các binh đoàn tiến công liên hợp, bao gồm các lực lượng của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, và khi cần là cả Lục quân Mỹ. Các binh đoàn này nằm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng phát sinh, xác lập ưu thế cục bộ trên không và trên biển, thực hiện các đòn tấn công vào lãnh thổ đối phương và bảo đảm, khi cần, việc tiến hành sau đó chiến dịch mặt đất. Một trong những đặc điểm khác biệt của khái niệm do Stavridis đề xuất là tích hợp kịp thời các hệ thống chỉ huy và điều khiển, cho phép chỉ huy hiệu quả binh đoàn liên quân chủng đó như một t ập thể thống nhất. Thuật ngữ “Tác chiến không-biển” mà Stavridis đưa ra nghe cũng tương tự với khái niệm tác chiến “Tác chiến không-bộ” (Air-Land Battle) của Lục quân Mỹ công bố vào năm 1981.


Năm 2003, sau khi công bố báo cáo của một trong những trung tâm học thuật hàng đầu của Mỹ là Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) mà các tác giả của nó là Giám đốc Trung tâm Andrew Krepinevich, các nhà nghiên cứu Barry Watts, Robert Wark (Robert Wark năm 2009-2013 giữ chức Thứ trưởng Hải quân Mỹ), thuật ngữ “các hệ thống chống tiếp cận” (anti-access/areadenial [A2/AD], còn ở dạng “anti-access, thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1980) đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong giới chuyên gia Mỹ, cho phép đối phương hạn chế sự tiếp cận của các lực lượng Mỹ tới chiến trường và sự tự do hành động ở đó. Phiên bản mật ban đầu của khái niệm ASB đã được thong qua vào tháng 11/2011 và tiếp tục được hoàn thiện cho đến nay. Tháng 5/2013, Mỹ đã công bố phiên bản rút gọn, công khai của khái niệm.


Việc nghiên cứu xây dựng khái niệm ASB là kết quả từ việc giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ nhận thức được 3 yếu tố then chốt:

Một là, Mỹ đang cố duy trì khả năng xác lập ưu thế trên vùng lãnh thổ không thuộc phạm vi chủ quyền của một quốc gia nào đó: trên biển, trên không, trong các không gian vũ trụ và không gian mạng (thuật ngữ của Mỹ gọi là “global commons” - “di sản chung toàn cầu của nhân loại”). Washington lo ngại rằng, các địch thủ tiềm tàng của họ có thể hạn chế quyền tự do hành động và khả năng tiếp cận của quân đội Mỹ tới “di sản chung toàn cầu của nhân loại”, cũng như sử dụng nó gây tổn hại cho lợi ích quốc gia và hệ thống kinh tế hiện hữu của Mỹ.

Hai là, thật khó bác bỏ hiệu quả thấp của răn đe hạt nhân trong nhiều kịch bản. Các lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ đang làm tốt nhiệm vụi ngăn ngừa chiến tranh quy mô lớn với Nga và Trung Quốc, nhưng khó có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia trong các cuộc xung đột cục bộ và khu vực. Thậm chí dù có các lực lượng hạt nhân chiến lược, cũng không thể loại trừ khả năng Mỹ xung đột với các đại cường và cường quốc khu vực khác.


Ba là, ít nhất là trong tương lai trung hạn, Mỹ chưa sẵn sàng tham gia vào một chiến dịch trên bộ quy mô lớn vì các lý do kinh tế và đối nội. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những cắt giảm quy mô lớn chi phí quân sự và sự mệt mỏi của xã hội Mỹ sau các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan trong một thời gian dài sẽ bó buộc chính sách đối ngoại của Mỹ.


blank


“Chiến dịch Chimichanga” và chiến lược A2/AD: Cuộc tập trận của Mỹ diễn ra hồi tháng 4/2012 vừa qua mang tên “Chiến dịch Chimichanga” đã đưa ra một số câu trả lời cho câu hỏi này. Theo “The Diplomat,” đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, học thuyết Tác chiến Không - Biển (ASB) được coi là hy vọng lớn nhất để Oasinhtơn đối phó với chiến lược A2/AD của Trung Quốc. Tháng 11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã thông qua khái niệm ASB và Lầu Năm Góc nhanh chóng triển khai ứng dụng học thuyết này trong thực tế. Tướng Norton A.Schwartz, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ và Đô đốc Jonathan W.Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho biết nỗ lực này nhằm giúp quân đội Mỹ tổ chức, huấn luyện và tự trang bị tốt. Nhờ đó, các bộ tư lệnh tác chiến của quân đội Mỹ có đủ khả năng duy trì tiếp cận hoạt động tại những khu vực đang bị đối phương thực thi chiến lược A2/AD. Điều này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang xây dựng chiến lược A2/AD nhằm đẩy lực lượng Mỹ khỏi vùng biển này. Tuy nhiên, nếu không có hai nhà báo David Axe và Noah Shachtman, sẽ ít ai chú ý đến cuộc tập trận “Chiến dịch Chimichanga” ngoài quân đội Mỹ. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Wired” của Mỹ, hai nhà báo này đã miêu tả khá kỹ lưỡng về cuộc tập trận của Không quân Mỹ diễn ra ở Alaska, thuộc Tây Thái Bình Dương. Trong cuộc tập trận này, các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 dưới sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu F-16 đã làm nhiệm vụ mở đường cho những chiếc máy bay ném bom B-1. Đầu tiên máy bay F-22 phá hủy radar của hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương bằng bom thông minh SDB, một loại bom được dẫn đường qua vệ tinh. Sau đó, các phi đội F-22 tiếp tục phóng tên lửa Amraam và Sidewinder tấn công máy bay chiến đấu của đối phương. Tiếp đến, những chiếc F-16 nhanh chóng ập tới làm nhiệm vụ hỗ trợ đồng đội. Khi hệ thống phòng không của đối phương bị vô hiệu hóa, máy bay ném bom B-1 xâm nhập để thả những quả bom nặng gần 1 tấn xuống các mục tiêu bên dưới, biến hệ thống phòng không của đối phương thành đống rác. Đây cũng là lần đầu tiên không quân Mỹ thử nghiệm đội hình tấn công không quân được cải tiến với F-22, F-16, B-1 cùng các vũ khí mới chế tạo. Không quân Mỹ đang hoàn thiện việc nâng cấp tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, bao gồm nâng cấp phẩn mềm, thay đổi phần cứng, tích hợp ăng ten mới và cải tiến hệ thống liên kết dữ liệu, cho phép kết nối hai chiều tốt hơn với chiến đấu cơ tàng hình F-35 để tạo thành cặp "song sát" mạnh nhất trong lịch sử không quân. Các biện pháp tích hợp kỹ thuật giữa hai tiêm kích thế hệ 5 này là chìa khóa trong chiến lược tác chiến không quân Mỹ. Ưu thế tốc độ và khả năng đối không của F-22 sẽ bổ sung và kết hợp với cảm biến thế hệ mới, công nghệ tấn công chính xác và tính đa nhiệm của F-35. Nói tóm lại, cuộc tập trận có quy mô đồ sộ này được công bố là để thực hiện chiến lược tấn công tầm xa, nên rõ ràng mục đích của cuộc tập trận là nhằm vào Trung Quốc. Đương nhiên, Lầu Năm Góc không bao giờ công khai thừa nhận mục đích thực sự của chiến dịch này. Tuy nhiên, để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của Hải-Không Quân Trung Quốc và Nga Sô, Hoa Kỳ liên tục phát triển và cải tiến khả năng tấn công tầm xa của máy bay ném bom B-2 và oanh tạc cơ thế hệ mới LRS-B. F-22 sẽ được nâng cấp toàn diện để cùng mẫu F-35 hình thành cặp đôi siêu tiêm kích mạnh nhất của không quân Mỹ, tăng gia khả năng hỗ trợ trong một khu vực có hệ thống chống tiếp cận mục tiêu. Về mặt không chính thức, chiến dịch này là bằng chứng cho thấy sự phát triển chiến thuật của không quân Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc ở vùng Tây Thái Bình Dương rộng lớn … Không quân Mỹ không bao giờ nói ra điều đó”.


  1. KỀT LUẬN


Với sự phát triển mạnh mẻ của hải-không quân và  hệ thống tên lửa chiến lược Trung Quốc cũng như chiến tranh mạng và không gian thì Hoa Kỳ cũng phải vừa phát triển các khả năng mới, vừa khai thác thêm những tiềm năng công nghệ sẵn có của Mỹ lên tầm cao hơn. Vào những năm 1900, quân đội Mỹ có "Cuộc cách mạng trong vấn đề quân sự" (revolution in military affairs - RMA) và "Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm" (Network-centric warfare). Và trong thời điểm hiện tại, Mỹ đang triển khai và lựa chọn một cái tên mới cho chiến dịch của mình là "Chiến lược bù đắp thứ ba". Chiến lược bù đắp lần ba nói về những lợi thế mà Mỹ có trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng mới nổi, có thể vượt qua những lợi thế đã bị suy yếu trong nhiều lĩnh vực "truyền thống" thuộc mảng sức mạnh quân sự thông thường.

Robert Martinage đến từ CSBA cho rằng “năng lực cốt lõi” của Mỹ trong chiến lược bù đắp thứ ba thuộc lĩnh vực công nghệ là “các hệ thống không người lái và tự động hóa, giúp mở rộng phạm vi các hoạt động trên không ở tầm thấp, tác chiến dưới lòng biển và hệ thống kỹ thuật tích hợp phức tạp để triển khai các sức mạnh khác”. Tuy nhiên, chiến lược này không có nhiều sự khác biệt so với nỗ lực “chuyển biến lực lượng” của ông Rumsfeld từ một thập kỷ trước. Có lẽ nó nhấn mạnh hơn một chút về robot và tự động hóa, các vũ khí năng lượng định hướng và tăng khả năng chính xác tầm cực xa. Nhưng nhiều sáng kiến trong số này đã được tiến hành từ rất lâu trước khi chiến lược này được đề ra. Ngoài ra, trong khi không gian mạng có thể là chiến trường chiến đấu vĩ đại tiếp theo, hầu hết chúng ta đều biết rằng quân đội Mỹ gần như chắc chắn đã lên kế hoạch cho các hoạt động này một cách kỹ càng. Các công nghệ hoặc khả năng khác thường được chào hàng dưới sự bảo trợ của chiến lược bù đắp thứ ba có thể kể đến như các máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRSB), thủy lôi, lực lượng viễn chinh trên mạng … cũng không có vẻ gì là quá nổi bật như chiến lược này thể hiện.

Bởi vậy theo bình luận viên Richard A. Bitzinger của tờ National Interest, chiến lược bù đắp thứ ba đơn giản là một bài tập tái xây dựng thương hiệu. Có thể lý giải rằng chiến lược này thực tế vốn không cố gắng để tạo ra tiếng vang rằng đây là “cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự”, cũng không mong muốn trở thành một học thuyết chiến tranh toàn diện như “Tác chiến không-biển”. Thay vào đó, chiến lược bù đắp thứ ba là sự nỗ lực để gắn bó mọi khớp nối với nhau một cách mạch lạc và tập trung theo đuổi một số công nghệ hứa hẹn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh của quân đội Mỹ. Và vì nó khiêm tốn hơn nhiều cả về phạm vi lẫn mục tiêu so với bất cứ RMA hay bất kỳ học thuyết mới nào, nó thực sự sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
 

THAM KHẢO


  1. People's Liberation Army Air Force (PLA AF) from Wikipedia, the free encyclopedia.

  2. People's Liberation Army Navy (PLAN) from Wikipedia, the free encyclopedia.

  3. Bài viết “Chiến lược “A2/AD” của Trung Quốc và cách hóa giải của người Mỹ” trên mạng An Ninh Thế Giới Online năm 2012.

  4. Bài viết “Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1-2-3-4-5) trên mạng Vietnam Defence năm 2014.

  5. Bài viết “Mỹ tung “Mũi nhọn thứ ba” khiến Trung Quốc lo sợ” trên mạng VietTimes ngày 31/08/2016.

  6. Bài viết “A2/AD của Trung Quốc sẽ đầu hàng trước “chiến lược bù đắp thứ ba” trên mạng Báo Mới ngày 31/08/2016.

  7. Bài viết “Mỹ nâng cấp tiêm kích F-22, tạo cặp song sát với F-35” trên mạng VNE ngày 28/4/2017.

  8. Bài viết “Diện mạo oanh tạc cơ tầm xa tương lai của Mỹ” trên mạng VNE ngày 12/9/2015.


File: ITN-060117-HK-Học thuyết Chống tiếp cận của Trung Quốc và Tác chiến Không-Biển của Hoa Kỳ.doc



Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 1 tháng 6 năm 2017






Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.