WASHINGTON - Hôm Chủ nhật, TT Trump phóng twitter cho biết sẽ quyết định về hiệp ước khí hậu Paris trong 1 tuần – trong lúc tranh cử TT, tỉ phú địa ốc đã tỏ ý hoài nghi về biến đổi khí hậu do con người gây ra, như kết luận của khoa học gia.
Giới chuyên môn tin rằng dù nguyên thủ Hoa Kỳ quyết định thế nào, các giao ước tại hội nghị khí hậu Paris Tháng 12-2015 vẫn là mạnh.
Hiệp ước đuợc 195 quốc gia ký kết và 147 nước đã hoàn tất tiến trình phê chuẩn, là hưá hẹn tự nguyện kiểm soát khí thải và nhanh chóng trở thành chuẩn mực trong tranh luận toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Theo giám đốc Wendel Trio của Climate Action Network Europe, từ 18 tháng qua, các nước tiếp tục coi văn kiện này (tuy không hoàn hảo) như là khung để phê phán các chính sách về môi trường.
TT Trump không muốn duy trì các giao ước Paris là không ngạc nhiên – giám đốc cơ quan bảo vệ môi truờng Scott Pruitt do TT Trump bổ nhiệm là nhân vật không tin vào biến đổi khí hậu và cũng là 1 tiếng nói vận động ông Trump ngưng cam kết. Giám đốc Trio cho hay: 1 số quốc gia không sốt sắng với giao ước giảm khí thải, nhưng từ bỏ là khác hoàn toàn, ngoài trường hợp chính quyền Trump.
Thứ Năm tuần này, Liên Âu và Trung Cộng mở hội nghị thượng đỉnh, sẽ phát thông điệp về biến đổi khí hậu.
Trung Cộng đang là tác nhân gây ô nhiễm mạnh nhất thế giới - hồi Tháng 3, ngân hàng nhà nước Trung Cộng và ngân hàng đầu tư Liên Âu đã thỏa thuận 1 sáng kiến kích thích đầu tư “xanh”.
Giám đốc Nick Nutall tại United Nations Framework Convention of Climate Change (hay UNFCCC) cho biết cơ quan này phổ biến hàng ngày các tiến bộ về kiểm soát ô nhiễm bằng trang mạng, và nhận thấy thái độ của chính quyền Trump là tin xấu – theo lời ông Nutall, thực hành hiệp ước Paris không là thuận lợi hoàn toàn, nhưng nhìn chung các mục tiêu là khả thi.
Giới chuyên môn tin rằng dù nguyên thủ Hoa Kỳ quyết định thế nào, các giao ước tại hội nghị khí hậu Paris Tháng 12-2015 vẫn là mạnh.
Hiệp ước đuợc 195 quốc gia ký kết và 147 nước đã hoàn tất tiến trình phê chuẩn, là hưá hẹn tự nguyện kiểm soát khí thải và nhanh chóng trở thành chuẩn mực trong tranh luận toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Theo giám đốc Wendel Trio của Climate Action Network Europe, từ 18 tháng qua, các nước tiếp tục coi văn kiện này (tuy không hoàn hảo) như là khung để phê phán các chính sách về môi trường.
TT Trump không muốn duy trì các giao ước Paris là không ngạc nhiên – giám đốc cơ quan bảo vệ môi truờng Scott Pruitt do TT Trump bổ nhiệm là nhân vật không tin vào biến đổi khí hậu và cũng là 1 tiếng nói vận động ông Trump ngưng cam kết. Giám đốc Trio cho hay: 1 số quốc gia không sốt sắng với giao ước giảm khí thải, nhưng từ bỏ là khác hoàn toàn, ngoài trường hợp chính quyền Trump.
Thứ Năm tuần này, Liên Âu và Trung Cộng mở hội nghị thượng đỉnh, sẽ phát thông điệp về biến đổi khí hậu.
Trung Cộng đang là tác nhân gây ô nhiễm mạnh nhất thế giới - hồi Tháng 3, ngân hàng nhà nước Trung Cộng và ngân hàng đầu tư Liên Âu đã thỏa thuận 1 sáng kiến kích thích đầu tư “xanh”.
Giám đốc Nick Nutall tại United Nations Framework Convention of Climate Change (hay UNFCCC) cho biết cơ quan này phổ biến hàng ngày các tiến bộ về kiểm soát ô nhiễm bằng trang mạng, và nhận thấy thái độ của chính quyền Trump là tin xấu – theo lời ông Nutall, thực hành hiệp ước Paris không là thuận lợi hoàn toàn, nhưng nhìn chung các mục tiêu là khả thi.
Gửi ý kiến của bạn