Hôm nay,  

PBS Thông báo phát sóng ra mắt bộ phim CHIẾN TRANH VIỆT NAM

11/05/201710:56:00(Xem: 10051)

Hệ thống truyền hình PBS

Thông báo phát sóng ra mắt bộ phim

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 

Bộ phim kiệt tác của Ken Burns và Lynn Novick

 

blank  
Arlington, tiểu bang Virginia, ngày 12 tháng 4, 2017- CHIẾN TRANH VIỆT NAM, phim tài liệu mới gồm 10 phần với tổng thời lượng 18 tiếng của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick sẽ ra mắt khán giả  toàn quốc trên hệ thống truyền hình PBS vào ngày 17 tháng 9 năm 2017. Năm tập đầu sẽ được phát sóng liên tục các tối từ Chủ Nhật, 17 tháng 9 cho đến thứ Năm, 21 tháng 9; và năm tập cuối sẽ được phát sóng liên tiếp các tối từ Chủ Nhật, 24 tháng 9 đến thứ Năm, 28 tháng 9. Mỗi tập sẽ lên sóng lúc 8 giờ tối, múi giờ miền đông và sẽ được phát lại ngay sau lần ra mắt. (Xem lịch phát sóng địa phương). Bắt đầu từ thứ Ba, ngày 3 tháng 10, toàn bộ các tập phim sẽ được phát lại hàng tuần cho đến 9 giờ tối ngày 28 tháng 11, múi giờ miền đông. (xem lịch phát sóng địa phương)

 

Vào ngày 17 tháng 9, cùng lúc với thời gian phát sóng ra mắt, năm tập đầu tiên của bộ phim CHIẾN TRANH VIỆT NAM cũng sẽ được phát trực tuyến trên các nền tảng của PBS bao gồm PBS.org và các ứng dụng của PBS cho iOS, Android, Roku, Apple TV, Amazone Fire TV và Chromecast, và năm tập cuối cùng sẽ được phát từ 24 tháng 9. Khán giả sẽ được xem  toàn bộ các tập phim trên các ứng dụng và nền tảng trực tuyến cho đến ngày 3 tháng 10, thời điểm bộ phim bắt đầu được phát lại hàng tuần. Trong thời gian phát lại, mỗi tập sẽ được duy trì trên các kênh trực tuyến trong 2 tuần. Các thành viên của hệ thống truyền hình PBS có thẻ ưu tiên, một ưu đãi dành cho các nhà tài trợ cho phép khán giả tiếp cận nhiều hơn đến chương trình truyền hình phong phú của đài, có thể xem toàn bộ phim (trọn bộ 10 tập) bắt đầu từ ngày 17 tháng 9 (vui lòng liên hệ với các đài PBS địa phương để biết thêm chi tiết). Phim sẽ có phụ đề tiếng Việt và Tây Ban Nha khi phát trực tuyến.

 

Xem trailer giới thiệu tại đây

 

Với lời thuyết minh đầy sức lôi cuốn, Burns và Novick đã trình bày lại khúc bi tráng mang tên Chiến Tranh Việt Nam theo một thủ pháp chưa từng có trên màn ảnh. CHIẾN TRANH VIỆT NAM chia sẻ  ký ức của gần 100 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong  cuộc chiến. xem clips tại đây

 

“Chiến tranh Việt Nam là một thập kỷ đầy đớn đau, cướp đi sinh mạng của hơn 58,000 người Mỹ, “ đạo diễn Ken Burns nói. “Từ sau cuộc Nội Chiến, chưa lúc nào đất nước chúng ta lại bị chia rẽ sâu sắc đến thế. Không một người Mỹ nào sống trong giai đoạn đó lại không ít nhiều chịu tác động của cuộc chiến - từ những người đã chiến đấu và hi sinh, cùng người thân của những người lính Mỹ và những người bị bắt làm tù binh, tới những người tham gia biểu tình phản chiến và công khai đối đầu với chính phủ và những công dân Mỹ khác.  Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không.”

 

“Tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó trong bi kịch khủng khiếp này. Đạo diễn Ken và tôi đã cố gắng soi chiếu một thứ ánh sáng mới vào cuộc chiến qua cách nhìn đa diện -- từ dưới lên, từ trên xuống, và từ tất cả các bên,” đạo diễn Novick nói . “Bên cạnh hàng chục người Mỹ đã chia sẻ  câu chuyện của họ, chúng tôi cũng đã phỏng vấn nhiều người lính và thường dân Việt Nam ở cả hai phe thắng cuộc và thua cuộc. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng, cũng giống như chúng ta, cuộc chiến này để lại cho họ nhiều đớn đau và nhiều điều vẫn chưa giải tỏa được. Trong cuộc chiến hủy diệt khủng khiếp này, chúng tôi đã tìm ra những sự thật sâu sắc đầy tính nhân văn phổ quát và những liên hệ tương đồng đến các sự kiện gần đây.”

 

Mất mười năm thực hiện, bộ phim đã đưa cuộc chiến tranh này và giai đoạn hỗn loạn đi cùng với nó lại với cuộc sống hiện tại. Với kịch bản của Geoffrey C Ward, do Sarah Botstein, Novick và Burns chỉ đạo sản xuất,  bộ phim là tập hợp các đoạn phim tư liệu hiếm, được chuyển thành bản gốc bằng kỹ thuật số  lưu giữ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới; những bức ảnh được ghi lại bởi các phóng viên ảnh nổi tiếng nhất thế kỷ 20,  những buổi phát hình trên sóng vô tuyến có tính lịch sử, các thước phim cá nhân của gia đình, các đoạn băng ghi âm được tiết lộ của nội bộ chính phủ thời Kennedy, Johnson và Nixon.

 

Bộ phim sử dụng các tác phẩm âm nhạc mới và nguyên gốc do hai nhà soạn nhạc đoạt giải Oscar là Trent Reznor và Atticus Ross viết và ghi âm. Phim cũng trình bày các tác phẩm âm nhạc do nghệ sĩ cellist đoạt giải Oscar  Yo-Yo Ma và nhóm Silk Road Ensemble sắp đặt và biễu diễn. Đây là lần đầu tiên đạo diễn Burns và Novick hợp tác với Reznor và Ross cũng như với nghệ sĩ Ma và nhóm the Silk Road Ensemble. Các tác phẩm âm nhạc khác ở trong phim do David Cieri và Doug Wamble biên soạn, cả hai đã hợp tác lâu năm với Florentine Films.

 

Bộ phim cũng trình bày hơn 120 bài hát phổ biến định hình giai đoạn đó bao gồm các bài hát của nhóm The Beatles, The Rolling Stones, Bob Dylan, Jimi Hendrix, Simon & Garfunkel, Janis Joplin, Ben E. King, Phil Ochs, Donovan, Johnny Cash, Barry McGuire, Buffalo Springfield, The Byrds, Otis Redding, Santana, Joni Mitchell, Nina Simone, The Temptations, Booker T. và the M.G.s, Pete Seeger và nhiều nghệ sĩ khác.

 

“Kể từ sau bộ phim CUỘC NỘI CHIẾN, Ken và Lynn đã thực hiện những bộ phim tài liệu thuộc hàng quan trọng nhất từng được công chiếu trên truyền hình, đây là những bộ phim đã thực sự làm nên lịch sử truyền hình và tạo ra các cuộc tranh luận trên cả nước xung quanh chủ đề người Mỹ chúng ta là ai," Beth Hoppe, Trưởng Bộ  Phận Chương Trình và Tổng Giám đốc Chương Trình Khán Giả Đại Chúng, Truyền Hình PBS nhận xét. Bộ phim “CHIẾN TRANH VIỆT NAM” vẫn là một đỉnh cao không gì sánh được về một trong những  giai đoạn mang tính chuyển mình mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Thông qua lịch phát sóng phong phú trên truyền hình và trực tuyến cũng như bằng các nỗ lực tiếp cận khán giả, mục tiêu của chúng tôi là thu hút được càng nhiều người xem càng tốt nhằm kích hoạt một cuộc tranh luận trên toàn quốc về các vấn đề nêu ra trong bô phim theo cách chỉ có truyền hình công thực hiện được.”

 

Cùng lúc khi bộ phim được công chiếu, các đài truyền hình công sẽ tổ chức chương trình giao lưu và kết nối cộng đồng tham gia vào những cuộc thảo luận trên bình diện cả nước về những gì đã diễn ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, những sai lầm và những bài học cần được rút ra. Ngoài ra, một website tương tác và một sáng kiến giáo dục sẽ được lập ra để giáo viên và sinh viên cùng thảo luận qua nhiều diễn đàn khác nhau, trong đó bao gồm cả PBS Learning Media

 

Khán giả được khuyến khích tham gia thảo luận qua: #VietnamWarPBS

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM kết lại bộ ba các  phim tìm hiểu về những cuộc chiến của nước Mỹ do hãng Florentine  Films sản xuất, bắt đầu bằng phim tạo dấu ấn lịch sử của đạo diễn Burns, THE CIVIL WAR (Cuộc Nội Chiến)  sản xuất năm 1990, sau đó là bộ phim  về Chiến Tranh Thế Giới lần II,  THE WAR (Cuộc chiến), gồm 7 phần do Burns và Novick  sản xuất  năm 2007.

 

Đồng hành với bộ phim là cuốn sách do Georffrey C Ward viết, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Sách sẽ do nhà xuất bản Alfred A Knopf, lâu nay cùng đồng hành với đạo diễn Ken Burns phát hành vào ngày 5 tháng 9.

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM sẽ được phát hành trên đĩa Blue- ray và DVD vào ngày 17 tháng 9, 2017 qua hệ thống phân phối của PBS tại shopPBS.org. Đi kèm với đĩa DVD và Blue-ray là một chương trình giới thiệu tóm tắt dài 45 phút về bộ phim, và hai phần đặc biệt về cuộc sống hiện tại của hai nhân vật trong phim và một số cảnh bị cắt bỏ.  Khán giả có thể tải bộ phim từ internet về xem.

 

Tài trợ cho bộ phim THE VIETNAM WAR là ngân hàng BANK OF AMERICA, Hãng Corporation for Public Broadcasting; đài truyền hình PBS, và các tổ chức The Park Foundation, The Arthur Vining Davis Foundations; The John S. and James L. Knight Foundation; The Andrew W. Mellon Foundation; The National Endowment for Humanities; The Pew Charitable Trusts; The Ford Foundation Just Films; The Rockefeller Brothers Fund, cùng các thành viên sau của tổ chức The Better Angels Society: Jonathan & Jeannie Lavine, Diane & Hal Brierley, Amy & David Abrams, John & Catherine Debs, Fullerton Family Charitable Fund, The Montrone Family, Lynda & Stewart Resnick, The Golkin Family Foundation, The Lynch Foundation, The Roger & Rosemary Enrico Foundation, Richard S. & Donna L. Strong Foundation, Bonnie & Tom McCloskey, Barbara K. & Cyrus B. Sweet III, The Lavender Butterfly Fund.

 

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM là một hợp tác giữa hãng phim Florentine và WETA; do Ken Burns và Lynn Novick đạo diễn và Geoffrey viết kịch bản. Phim do Sarah Botstein, Lynn Novick và Ken Burns sản xuất.

 

Về hệ thống đài truyền hình PBS

 

PBS ,với gần 350 đài truyền hình thành viên, đã tạo cơ hội cho khán giả Mỹ khám phá các ý tưởng và thế giới mới qua các nội dung truyền hình và trực tuyến. Mỗi tháng, gần 100 triệu khán giả xem các chương trình  của PBS qua truyền hình và gần 28 triệu khán giả xem qua internet, cùng trải nghiệm thế giới khoa học, lịch sử, thiên nhiên và các vấn đề của công chúng;  khán giả được nghe các ý kiến đa dạng và được “ngồi hàng ghế đầu” xem các chương trình biểu diễn và sân khấu đẳng cấp thế giới. Các chương trình phong phú của PBS liên tục được tôn vinh trong các cuộc tranh tài giải thưởng của ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Giáo viên từ bậc mẫu giáo đến trung học sử dụng các nội dung và chương trình trực tuyến của PBS để đưa các bài học tại lớp vào cuộc sống thực tế. Nghiên cứu nhiều thập kỷ qua đã xác nhận rằng chương trình hàng đầu của PBS dành cho trẻ em, PBS KIDS, giúp các em xây dựng kỹ năng ngôn ngữ phản biện, toán học và xã hội, để thành công trong trường học và cuộc sống. Được phát sóng qua các đài thành viên, chương trình PBS KIDS mang đến nội dung giáo dục chất lượng cao qua truyền hình, bao gồm kênh truyền hình mới phát liên tục 24/7, trực tuyến qua website pbskids.org và qua một loạt các ứng dụng di động và trong các cộng đồng tại Mỹ.  Các thông tin thêm về PBS có sẵn tại website www.pbs.org , một trong những trang mạng có đuôi .org hàng đầu trên internet, hoặc  theo dõi trang PBS on Twitter, Facebook hay thông qua các ứng dụng cho các thiết bị di động khác. Thông tin về chương trình phát sóng và cập nhật dành cho báo chí có sẵn tại website pbs.org/pressroom hay theo dõi qua PBS Pressroom on Twitter.

 

Thông tin về WETA

 

WETA Washington DC là một trong những nhà sản xuất lớn nhất các nội dung mới dành cho truyền hình công chúng tại Mỹ. Các chương trình do WETA sản xuất hay đồng sản xuất bao gồm PBS NewsHour, Washington Week, The Kennedy Center Mark Twain Prize, The Library of Congress Gershwin Prize for Popular Song, Latino AmericansThe Italian Americans; các phim tài liệu của  Ken Burns, bao gồm The Civil War, Baseball, The National Parks: America’s Best Idea, The Roosevelts: An Intimate History and The Vietnam War; và các phim do học giả Harvard Henry Louis Gates, Jr. sản xuất bao gồm, Finding Your Roots with Henry Louis Gates, Jr. (mùa thứ 3), Black America Since MLK: And Still I Rise and Africa’s Great Civilizations. Các chương trình do WETA phát sóng bao gồm  Martha Stewart’s Cooking School, Pati’s Mexican Table, Sara’s Weeknight Meals, Globe Trekker Daniel Tiger’s Neighborhood. Sharon Percy Rockefeller là chủ tịch và giám đốc điều hành của WETA. Các studio và văn phòng chính của WETA đóng tại Arlington, Virginia.  Thông tin thêm về WETA cũng như các chương trình và dịch vụ của WETA có sẵn tại website www.weta.org.  Theo dõi các tin tức về WETA qua facebook www.facebok.com/wetatvfm hay @WETAtvfm trên Twitter.

 

– PBS –

 

Liên lạc: Brian Moriarty, Bộ phân quan hệ công chúng của công ty DKC.

Điện thoại: 212-981-5252; email:  brian_moriarty@dkcnews.com

 

Các hình ảnh và thông tin cập nhật về bộ phim này hay các chương trình khác của PBS có tại website pbs.org/pressroom.

  

xem trailerhttps://www.youtube.com/watch?v=3j-3Xi5BcKs

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.