Trong Kinh Thánh, Tiên Tri Isaia có nói về "trời mới đất mới", nơi đó không có hận thù: Chó sói ở với chiên con... sư tử và bê con ăn chung một đồng cỏ... trẻ em thò tay vào hang rắn hổ mà không bị rắn cắn...
Những ngày sau Tết Ất Dậu 2005, có tin CSVN đã trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý và một số tù nhân lương tâm khác như BS Nguyễn Đan Quế, Ông Nguyễn Đình Huy, nhà sư Thích Thiện Minh (26 năm tù)... Và mới đây, thiên hạ xôn xao bàn tán về tin Tòa Thánh vừa bổ nhiệm hai vị Giám Mục: Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Giám Mục Lạng Sơn - Cao Bằng làm Tổng Giám Mục Hà Nội thay thế Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, 86 tuổi xin về hưu và Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế.
Người ta cho đấy là một dấu hiệu tốt, một tin mừng.
Về Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, một Giám Mục trẻ, sinh năm 1952 tại Lạng Sơn, theo gia đình vào Nam khi mới 2 tuổi (1954), lớn lên đi tu, thuộc Giáo Phận Long Xuyên, và đã chịu chức Linh Mục năm 39 tuổi (1991), được du học Pháp và sau khi trở về nước làm việc tại Tòa Giám Mục Long Xuyên dưới sự lãnh đạo của Giám Mục Bùi Tuần. Năm 1999, được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Lạng Sơn - Cao Bằng (47 tuổi). Ngày 26-04 -2003 được làm Giám Quản Tổng Giáo Phận Hà Nội và ngày 19 tháng 2 năm 2005 được Tòa Thánh Vatican chính thức đưa lên làm Tổng Giám Mục Hà Nội thay thế Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng (xin về hưu).
Báo chí và dư luận cũng đã nói nhiều về Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt từ năm 1999 đến nay, trước khi Ngài được chính thức làm Tổng Giám Mục Hà Nội (19-02-05)... Nhưng rất ít người biết đến lý lịch của Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Huế được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm cùng một ngày với Đức Tân Tổng Giám Mục Hà Nội.
Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng năm nay 65 tuổi, sinh ngày 30-06-1940 tại làng Trí Bưu, xã Hải Trí, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân. Năm 1953 vào tu tại Tiểu Chủng Viện Phú Xuân Huế. Năm 1961 vào Đại Chủng Viện Pio X Đà Lạt, thụ phong Linh Mục năm 1969 tại nhà thờ Trí Bưu do Đức TGM Jean Baptiste Urrutia tấn phong. Trước 1975 làm Giáo Sư tại Tiểu Chúng Viện và Phụ trách Văn Phòng Mục Vụ tại Tòa Tổng Giám Mục Huế, làm Cha Xứ... có bằng Cử Nhân và Cao Học Văn Chương Pháp tại Đại Học Văn Khoa Huế. Sau 1975, làm Cha Xứ và được đi du học Pháp (khoảng 1998-1999) dưới thời Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể. Ngày 19-02-05, được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá TGP Huế; lễ tấn phong sẽ được tổ chức tại nhà thờ Phủ Cam, Huế ngày 07 tháng 04, 2005 nầy. Về Đức Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chưa thấy báo chí hay các đài phát thanh bình luận gì về Ngài.
1. Về việc bổ nhiệm Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Hà Nội:
- Với tư cách một nhà báo, trước 1975 tại Việt Nam và hiện nay tại Hoa Kỳ, tôi thường quan tâm theo dõi tình hình thời sự nhất là vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
- Tôi có nhận xét: CSVN luôn gây khó khăn cho các tôn giáo trong vấn đề điều hành nội bộ của các Giáo Hội. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo từ 1975 đến nay.
- Vấn đề đào tạo Linh Mục, thu nhận các tu sinh cho các Chủng Viện phải qua sự kiểm soát, gạn lọc của Chính quyền về lý lịch. Những tu sinh xuất thân từ những gia đình cựu sĩ quan hay viên chức trong chế độ VNCH trước 1975 đã gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề hiến dâng cuộc đời để phục vụ cho Giáo Hội, phục vụ cho đồng bào theo đạo Thiên Chúa (Công Giáo).
- Vấn đề bổ nhiệm các Giám Mục tại các Giáo Phận Việt Nam: Trước ngày 30-04-975, Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (nguyên Giám Mục Nha Trang) làm Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng Ngài đã bị CSVN ngăn cản không cho thi hành nhiệm vụ chủ chăn và đã bắt giam, lưu đày Ngài biệt xứ trong thời gian 13 năm (từ 1975 đến 1988), sau đó đã trục xuất Ngài ra ngoại quốc (1991). Vào khoảng 1992-1993, cách nay lúc năm, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tại Sài Gòn vì già yếu, đau nặng, không thể làm việc được nữa. Đang lúc bệnh tình nguy kịch, Ngài đã cử Đức Giám Mục Nicholoas Huỳnh Văn Nghi ở Phan Thiết làm Giám Quản Tổng GP Sài Gòn. Nhưng Chính quyền CS đã ngăn cản, không cho Đức Cha Nghi làm nhiệm vụ của mình. Mãi cho đến khi Đức TGM Nguyễn Văn Bình qua đời, thì Tòa TGM Sài Gòn vẫn trống ngôi chủ chăn. Hội Đồng Giám Mục VN và Tòa Thánh Vatican đã đề nghị Đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn ở Mỹ Tho về Sài Gòn. Nhưng, như lời Đức Cha Mẫn (nay là Hồng Y) đã nói: "Từ Mỹ Tho về Sài Gòn chỉ có 70 cây số mà phải đi mất 02 năm mới tới nơi". Có nghĩa là Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ngài nhưng bị Chính quyền CS ngăn cản, mãi đến hai năm sau mới đồng ý cho Ngài về Sài Gòn. Trường hợp TGP Huế, sau khi Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền qua đời (1988) và Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể kế vị, đã đề nghị xin cử một Giám Mục Phụ Tá nhưng mãi đến nay (,-02-05), mới có Giám Mục Phụ Tá: Đức Tân GM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng. Lý do vì bị Chính quyền CS gây trở ngại.
- Về trường hợp Tổng Giáo Phận Hà Nội: Theo tôi được biết từ 1998, 1999, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng vì tuổi già và đau ốm thường xuyên, không thể tiếp tục nhiệm vụ chủ chăn (Tổng Giám Mục TGP Hà Nội) được nên Ngài đã xin về hưu. Trong dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, cách nay chừng 6 năm, người ta đã thấy rõ sức khỏe của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng quá suy yếu khi Ngài cố gắng đến La Vang để khai mạc Đại Hội. Chính hồi đó, Hội Đồng GM VN đã đề nghị Đức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, ở Nha Trang đồng thời cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN về làm Giám Mục Hà Nội để giúp Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng. Nhưng Chính quyền CS đã gây nhiều trở ngại và trải qua ba năm dài đi lại, vận động, làm việc giữa Tòa Thánh Vatican và Hà Nội vẫn không đạt kết quả. Cuối cùng vào ngày 26 tháng 4 năm 2003, cách nay chưa đầy hai năm, Hà Nội mới chấp nhận giải pháp của Vatican đưa ra là để cho Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám Mục Lạng Sơn về Hà Nội làm Giám Quản. Lúc đó TGP Hà Nội có hai vị lãnh đạo: Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng đã 84 tuổi và Đức Cha Trọng, Phụ Tá cũng ngoài 80 tuổi. Cả hai vị đều ở trong tình trạng đau ốm, già yếu không thể làm việc được.
Đức Cha Kiệt làm Giám Mục Lạng Sơn, một Giáo Phận với số giáo dân tương đương với dân số của một giáo xứ trung bình tại Việt Nam hay tại Orange County, Hoa Kỳ. Sau 1954, GP Lạng Sơn tan nát, không còn Giám Mục, Linh Mục... Nhà thờ, trường học, bệnh viện, tu viện đều bị đổ nát do chiến tranh. Khi Đức Cha Kiệt đến nhận Giáo Phận nầy, chỉ còn 5,000 giáo dân, đa số là người dân tộc thiểu số. Toàn Giáo Phận chỉ có một Linh Mục trong đó một Linh Mục đã vào tuổi bách niên (100 tuổi), một nữ tu già ngoài 90 tuổi. Ngài là Giám Mục đồng thời cũng là Linh Mục và kiêm hết tất cả các nhiệm vụ khác. Một mình Ngài phải đi chuyển hàng trăm cây số trong ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng để đến với giáo dân rải rác khắp hai ba tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hiện nay, đã có thêm vài Linh Mục mới được tấn phong, và mãi cho đến tháng 10-2004, mới có một ngôi Thánh đường (đó là nhà thờ chính tòa Giáo Phận Lạng Sơn, nơi Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở). Ngày Lễ Giáng Sinh, giáo dân tụ tập tại một chỗ đất trống, đốt lửa vào ban đêm cho ấm và Đức Giám Mục đến cử hành Thánh Lễ với những người nghèo khổ nhưng "không mất Đức Tin" nầy.
Ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại, khi được xem hay được nghe nói về những hình ảnh đó, người ta rất có cảm tình với Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Với tinh thần hiến thân phục vụ cho Giáo Hội, phục vụ con chiên và tinh thần truyền giáo hăng say, nhiệt thành và cuộc đời khó nghèo của Ngài, người ta hy vọng Đức Cha Kiệt là "Người của Thiên Chúa, làm việc cho Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội của Chúa Giêsu do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, đương kim Giáo Hoàng, lãnh đạo". Có thể nói, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt của TGP Hà Nội hiện nay là người rất trẻ và là đàn em của nhiều vị Giám Mục thâm niên và uy tín hiện nay tại Miền Bắc. Nhưng điều kiện trẻ trung, hăng say với nhiệm vụ tông đồ của một Giám Mục hiện nay là điều kiện tối ưu. Tôi không dám nói rằng tương lai của Ngài có thể lên chức Hồng Y vì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican. Nhưng nhiều người đã vội tin tưởng rằng Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt với địa vị là TGM Hà Nội, rất có thể sẽ là Hồng Y tại Hà Nội trong tương lai. Sáng hôm nay (23-02-05), Đài BBC đưa tin Chính quyền CS tại Hà Nội đã lên tiếng chúc mừng vị Tân TGM Hà Nội: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Chúng tôi hy vọng Đức Tân TGM Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thi hành nhiệm vụ tông đồ của mình.
2. Về trường hợp LM Nguyễn Văn Lý - Tôi cho rằng:
- Vấn đề tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo là nhiệm vụ của cả Dân Tộc Việt Nam, nhiệm vụ của tất cả chúng ta chứ không phải của cá nhân LM Nguyễn Văn Lý.
- Trước Cha Lý hàng trăm năm thì Dân Tộc VN đã tranh đấu giành độc lập, chống bất công, đòi tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho mình rồi.
- Đặc biệt dưới chế độ CS từ 1975 đến nay, có biết bao người yêu nước, biết bao nhà lãnh đạo, các tu sĩ và tín đồ của các tôn giáo bị bắt, bị giam cầm. Nhiều người đã bị đem ra xét xử, bị giết hay bị chết vì đau ốm, hay vì bị dày đọa trong các nhà tù.
- LM Nguyễn Văn Lý là một gương tranh đấu bất khuất trải qua hai giai đoạn: Sau 1975 và mới đây, trước khi bước vào năm 2000. LM Nguyễn Văn Lý cũng đã thấy trước những gian nan mà mình phải chịu một khi dấn thân vào con đường tranh đấu. Vì thế, tại An Truyền, trước ngày bị bắt, Ngài đã công bố một bản văn ngắn nội dung:
"... nếu sau nầy tôi nói, viết hay làm điều gì trái với lập trường của tôi đã công bố trong các lời kêu gọi số 1, số 2...và lập trường qua thư gởi cho Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ... thì xin tất cả mọi người hãy tin rằng đó không phải là lập trường của tôi".
Lời tuyên bố đó nay đã thành sự thật qua sự "thay đổi lập trường của LM Nguyễn Văn Lý khi còn ở trong tù và ngay cả mới đây, khi vừa được ra khỏi tù và vẫn trong tình trạng quản chế" (dịp Tết Ất Dậu, 2005).
- Nhiều người cho rằng, lập trường của LM Nguyễn Văn Lý đã thay đổi thì cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo không còn. Điều đó hoàn toàn sai.
- Tôi không nghĩ rằng LM Nguyễn Văn Lý là người lãnh đạo của Phong Trào Tranh Đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo của Dân Tộc VN chúng ta. Nếu LM Nguyễn Văn Lý đã chết trong nhà tù hoặc bị Cộng Sản đầu độc, tẩy não như hiện nay... thì con đường tranh đấu của tất cả chúng ta vẫn tiếp tục. Vì như đã nói ở trên "Phong Trào Tranh Đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo là của tất cả mọi người chúng ta, của Dân Tộc VN chúng ta, dù là người CS cũng phải có bổn phận tranh đấu cho lý tưởng đó. Nếu đi ngược lại lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tức là phản lại Dân Tộc, phản bội Tổ Quốc. Và chúng ta đã biết rõ: khẩu hiệu "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" do Việt Minh đưa ra năm 1945 chỉ là để lừa dối Dân Tộc Việt Nam. Trên thực tế, CS chủ trương tiêu diệt tôn giáo, chủ trương độc tài, phản dân chủ, không tôn trọng nhân quyền, làm tay sai cho Cộng Sản Liên Xô và Cộng Sản Trung Quốc, cắt đất biên giới, cắt vùng biển vịnh Bắc Việt dâng cho Trung Quốc... nên tất cả chúng ta phải tranh đấu để lật đổ chế độ CS hầu thực hiện một chế độ Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam.
Nguyễn Lý-Tưởng
(23-02-2005)
Những ngày sau Tết Ất Dậu 2005, có tin CSVN đã trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý và một số tù nhân lương tâm khác như BS Nguyễn Đan Quế, Ông Nguyễn Đình Huy, nhà sư Thích Thiện Minh (26 năm tù)... Và mới đây, thiên hạ xôn xao bàn tán về tin Tòa Thánh vừa bổ nhiệm hai vị Giám Mục: Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Giám Mục Lạng Sơn - Cao Bằng làm Tổng Giám Mục Hà Nội thay thế Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, 86 tuổi xin về hưu và Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế.
Người ta cho đấy là một dấu hiệu tốt, một tin mừng.
Về Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, một Giám Mục trẻ, sinh năm 1952 tại Lạng Sơn, theo gia đình vào Nam khi mới 2 tuổi (1954), lớn lên đi tu, thuộc Giáo Phận Long Xuyên, và đã chịu chức Linh Mục năm 39 tuổi (1991), được du học Pháp và sau khi trở về nước làm việc tại Tòa Giám Mục Long Xuyên dưới sự lãnh đạo của Giám Mục Bùi Tuần. Năm 1999, được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Lạng Sơn - Cao Bằng (47 tuổi). Ngày 26-04 -2003 được làm Giám Quản Tổng Giáo Phận Hà Nội và ngày 19 tháng 2 năm 2005 được Tòa Thánh Vatican chính thức đưa lên làm Tổng Giám Mục Hà Nội thay thế Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng (xin về hưu).
Báo chí và dư luận cũng đã nói nhiều về Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt từ năm 1999 đến nay, trước khi Ngài được chính thức làm Tổng Giám Mục Hà Nội (19-02-05)... Nhưng rất ít người biết đến lý lịch của Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Huế được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm cùng một ngày với Đức Tân Tổng Giám Mục Hà Nội.
Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng năm nay 65 tuổi, sinh ngày 30-06-1940 tại làng Trí Bưu, xã Hải Trí, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân. Năm 1953 vào tu tại Tiểu Chủng Viện Phú Xuân Huế. Năm 1961 vào Đại Chủng Viện Pio X Đà Lạt, thụ phong Linh Mục năm 1969 tại nhà thờ Trí Bưu do Đức TGM Jean Baptiste Urrutia tấn phong. Trước 1975 làm Giáo Sư tại Tiểu Chúng Viện và Phụ trách Văn Phòng Mục Vụ tại Tòa Tổng Giám Mục Huế, làm Cha Xứ... có bằng Cử Nhân và Cao Học Văn Chương Pháp tại Đại Học Văn Khoa Huế. Sau 1975, làm Cha Xứ và được đi du học Pháp (khoảng 1998-1999) dưới thời Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể. Ngày 19-02-05, được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá TGP Huế; lễ tấn phong sẽ được tổ chức tại nhà thờ Phủ Cam, Huế ngày 07 tháng 04, 2005 nầy. Về Đức Tân Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chưa thấy báo chí hay các đài phát thanh bình luận gì về Ngài.
1. Về việc bổ nhiệm Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám Mục Hà Nội:
- Với tư cách một nhà báo, trước 1975 tại Việt Nam và hiện nay tại Hoa Kỳ, tôi thường quan tâm theo dõi tình hình thời sự nhất là vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
- Tôi có nhận xét: CSVN luôn gây khó khăn cho các tôn giáo trong vấn đề điều hành nội bộ của các Giáo Hội. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo từ 1975 đến nay.
- Vấn đề đào tạo Linh Mục, thu nhận các tu sinh cho các Chủng Viện phải qua sự kiểm soát, gạn lọc của Chính quyền về lý lịch. Những tu sinh xuất thân từ những gia đình cựu sĩ quan hay viên chức trong chế độ VNCH trước 1975 đã gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề hiến dâng cuộc đời để phục vụ cho Giáo Hội, phục vụ cho đồng bào theo đạo Thiên Chúa (Công Giáo).
- Vấn đề bổ nhiệm các Giám Mục tại các Giáo Phận Việt Nam: Trước ngày 30-04-975, Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (nguyên Giám Mục Nha Trang) làm Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng Ngài đã bị CSVN ngăn cản không cho thi hành nhiệm vụ chủ chăn và đã bắt giam, lưu đày Ngài biệt xứ trong thời gian 13 năm (từ 1975 đến 1988), sau đó đã trục xuất Ngài ra ngoại quốc (1991). Vào khoảng 1992-1993, cách nay lúc năm, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tại Sài Gòn vì già yếu, đau nặng, không thể làm việc được nữa. Đang lúc bệnh tình nguy kịch, Ngài đã cử Đức Giám Mục Nicholoas Huỳnh Văn Nghi ở Phan Thiết làm Giám Quản Tổng GP Sài Gòn. Nhưng Chính quyền CS đã ngăn cản, không cho Đức Cha Nghi làm nhiệm vụ của mình. Mãi cho đến khi Đức TGM Nguyễn Văn Bình qua đời, thì Tòa TGM Sài Gòn vẫn trống ngôi chủ chăn. Hội Đồng Giám Mục VN và Tòa Thánh Vatican đã đề nghị Đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn ở Mỹ Tho về Sài Gòn. Nhưng, như lời Đức Cha Mẫn (nay là Hồng Y) đã nói: "Từ Mỹ Tho về Sài Gòn chỉ có 70 cây số mà phải đi mất 02 năm mới tới nơi". Có nghĩa là Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ngài nhưng bị Chính quyền CS ngăn cản, mãi đến hai năm sau mới đồng ý cho Ngài về Sài Gòn. Trường hợp TGP Huế, sau khi Đức TGM Philippe Nguyễn Kim Điền qua đời (1988) và Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể kế vị, đã đề nghị xin cử một Giám Mục Phụ Tá nhưng mãi đến nay (,-02-05), mới có Giám Mục Phụ Tá: Đức Tân GM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng. Lý do vì bị Chính quyền CS gây trở ngại.
- Về trường hợp Tổng Giáo Phận Hà Nội: Theo tôi được biết từ 1998, 1999, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng vì tuổi già và đau ốm thường xuyên, không thể tiếp tục nhiệm vụ chủ chăn (Tổng Giám Mục TGP Hà Nội) được nên Ngài đã xin về hưu. Trong dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, cách nay chừng 6 năm, người ta đã thấy rõ sức khỏe của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng quá suy yếu khi Ngài cố gắng đến La Vang để khai mạc Đại Hội. Chính hồi đó, Hội Đồng GM VN đã đề nghị Đức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, ở Nha Trang đồng thời cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN về làm Giám Mục Hà Nội để giúp Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng. Nhưng Chính quyền CS đã gây nhiều trở ngại và trải qua ba năm dài đi lại, vận động, làm việc giữa Tòa Thánh Vatican và Hà Nội vẫn không đạt kết quả. Cuối cùng vào ngày 26 tháng 4 năm 2003, cách nay chưa đầy hai năm, Hà Nội mới chấp nhận giải pháp của Vatican đưa ra là để cho Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám Mục Lạng Sơn về Hà Nội làm Giám Quản. Lúc đó TGP Hà Nội có hai vị lãnh đạo: Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng đã 84 tuổi và Đức Cha Trọng, Phụ Tá cũng ngoài 80 tuổi. Cả hai vị đều ở trong tình trạng đau ốm, già yếu không thể làm việc được.
Đức Cha Kiệt làm Giám Mục Lạng Sơn, một Giáo Phận với số giáo dân tương đương với dân số của một giáo xứ trung bình tại Việt Nam hay tại Orange County, Hoa Kỳ. Sau 1954, GP Lạng Sơn tan nát, không còn Giám Mục, Linh Mục... Nhà thờ, trường học, bệnh viện, tu viện đều bị đổ nát do chiến tranh. Khi Đức Cha Kiệt đến nhận Giáo Phận nầy, chỉ còn 5,000 giáo dân, đa số là người dân tộc thiểu số. Toàn Giáo Phận chỉ có một Linh Mục trong đó một Linh Mục đã vào tuổi bách niên (100 tuổi), một nữ tu già ngoài 90 tuổi. Ngài là Giám Mục đồng thời cũng là Linh Mục và kiêm hết tất cả các nhiệm vụ khác. Một mình Ngài phải đi chuyển hàng trăm cây số trong ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng để đến với giáo dân rải rác khắp hai ba tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hiện nay, đã có thêm vài Linh Mục mới được tấn phong, và mãi cho đến tháng 10-2004, mới có một ngôi Thánh đường (đó là nhà thờ chính tòa Giáo Phận Lạng Sơn, nơi Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở). Ngày Lễ Giáng Sinh, giáo dân tụ tập tại một chỗ đất trống, đốt lửa vào ban đêm cho ấm và Đức Giám Mục đến cử hành Thánh Lễ với những người nghèo khổ nhưng "không mất Đức Tin" nầy.
Ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại, khi được xem hay được nghe nói về những hình ảnh đó, người ta rất có cảm tình với Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Với tinh thần hiến thân phục vụ cho Giáo Hội, phục vụ con chiên và tinh thần truyền giáo hăng say, nhiệt thành và cuộc đời khó nghèo của Ngài, người ta hy vọng Đức Cha Kiệt là "Người của Thiên Chúa, làm việc cho Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội của Chúa Giêsu do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, đương kim Giáo Hoàng, lãnh đạo". Có thể nói, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt của TGP Hà Nội hiện nay là người rất trẻ và là đàn em của nhiều vị Giám Mục thâm niên và uy tín hiện nay tại Miền Bắc. Nhưng điều kiện trẻ trung, hăng say với nhiệm vụ tông đồ của một Giám Mục hiện nay là điều kiện tối ưu. Tôi không dám nói rằng tương lai của Ngài có thể lên chức Hồng Y vì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican. Nhưng nhiều người đã vội tin tưởng rằng Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt với địa vị là TGM Hà Nội, rất có thể sẽ là Hồng Y tại Hà Nội trong tương lai. Sáng hôm nay (23-02-05), Đài BBC đưa tin Chính quyền CS tại Hà Nội đã lên tiếng chúc mừng vị Tân TGM Hà Nội: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Chúng tôi hy vọng Đức Tân TGM Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thi hành nhiệm vụ tông đồ của mình.
2. Về trường hợp LM Nguyễn Văn Lý - Tôi cho rằng:
- Vấn đề tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo là nhiệm vụ của cả Dân Tộc Việt Nam, nhiệm vụ của tất cả chúng ta chứ không phải của cá nhân LM Nguyễn Văn Lý.
- Trước Cha Lý hàng trăm năm thì Dân Tộc VN đã tranh đấu giành độc lập, chống bất công, đòi tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho mình rồi.
- Đặc biệt dưới chế độ CS từ 1975 đến nay, có biết bao người yêu nước, biết bao nhà lãnh đạo, các tu sĩ và tín đồ của các tôn giáo bị bắt, bị giam cầm. Nhiều người đã bị đem ra xét xử, bị giết hay bị chết vì đau ốm, hay vì bị dày đọa trong các nhà tù.
- LM Nguyễn Văn Lý là một gương tranh đấu bất khuất trải qua hai giai đoạn: Sau 1975 và mới đây, trước khi bước vào năm 2000. LM Nguyễn Văn Lý cũng đã thấy trước những gian nan mà mình phải chịu một khi dấn thân vào con đường tranh đấu. Vì thế, tại An Truyền, trước ngày bị bắt, Ngài đã công bố một bản văn ngắn nội dung:
"... nếu sau nầy tôi nói, viết hay làm điều gì trái với lập trường của tôi đã công bố trong các lời kêu gọi số 1, số 2...và lập trường qua thư gởi cho Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ... thì xin tất cả mọi người hãy tin rằng đó không phải là lập trường của tôi".
Lời tuyên bố đó nay đã thành sự thật qua sự "thay đổi lập trường của LM Nguyễn Văn Lý khi còn ở trong tù và ngay cả mới đây, khi vừa được ra khỏi tù và vẫn trong tình trạng quản chế" (dịp Tết Ất Dậu, 2005).
- Nhiều người cho rằng, lập trường của LM Nguyễn Văn Lý đã thay đổi thì cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo không còn. Điều đó hoàn toàn sai.
- Tôi không nghĩ rằng LM Nguyễn Văn Lý là người lãnh đạo của Phong Trào Tranh Đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo của Dân Tộc VN chúng ta. Nếu LM Nguyễn Văn Lý đã chết trong nhà tù hoặc bị Cộng Sản đầu độc, tẩy não như hiện nay... thì con đường tranh đấu của tất cả chúng ta vẫn tiếp tục. Vì như đã nói ở trên "Phong Trào Tranh Đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo là của tất cả mọi người chúng ta, của Dân Tộc VN chúng ta, dù là người CS cũng phải có bổn phận tranh đấu cho lý tưởng đó. Nếu đi ngược lại lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tức là phản lại Dân Tộc, phản bội Tổ Quốc. Và chúng ta đã biết rõ: khẩu hiệu "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" do Việt Minh đưa ra năm 1945 chỉ là để lừa dối Dân Tộc Việt Nam. Trên thực tế, CS chủ trương tiêu diệt tôn giáo, chủ trương độc tài, phản dân chủ, không tôn trọng nhân quyền, làm tay sai cho Cộng Sản Liên Xô và Cộng Sản Trung Quốc, cắt đất biên giới, cắt vùng biển vịnh Bắc Việt dâng cho Trung Quốc... nên tất cả chúng ta phải tranh đấu để lật đổ chế độ CS hầu thực hiện một chế độ Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam.
Nguyễn Lý-Tưởng
(23-02-2005)
Gửi ý kiến của bạn