Hôm nay,  

Giới thiệu hồi 31 tuồng hát bội Nôm: Tây Du Ký Bài 2/3: Người của trung ương gây tội được giơ cao đánh sẽ.

22/03/201712:58:00(Xem: 4697)
Giới thiệu hồi 31 tuồng hát bội Nôm:
Tây Du Ký 西遊記
Bài 2/3: Người của trung ương gây tội được giơ cao đánh sẽ.
  
Nguyễn Văn Sâm

 

 

blank

(Trang cuối của hồi 31, tài liệu NVS sao lại từ EFEO, năm 2017)

 
Tuồng hát bội viết bằng chữ Nôm Tây Du Ký là một bộ tuồng vô cùng quý giá về mặt hình dạng chữ Nôm thế kỷ 19, cũng như về mặt tuồng tích bộ môn hát bội trong thời kỳ sung mãn nhứt của bộ môn nầy. Trước tới giờ chưa có ai phiên âm hay giới thiệuTây Du Ký vì tuồng quá dài, (100 hồi, mỗi hồi từ 30 đến 50 trang) lại chỉ có một bản viết tay duy nhứt lâu nay chứa bên Pháp (EFEO, Paris).

Chúng tôi xin tóm lược có trích dẫn giới thiệu hồi thứ 31 vàđưa ra những ý chánh tiềm ẩn trong hồi nầy. Cũng xin nhắc lại là ông Nam Cư, một học giả chuyên về văn học Miền Nam trong khi giới thiệu tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên nói tuồng Tây Du Ký cũng là tác phẩm của Bùi Hữu Nghĩa. Ta cứ tạm coi như đây là một phần văn tài của Thủ Khoa Nghĩa trong khi chờ đợi một xác định nào khác.
 

Hồi 31 nầy gồm hai màn chánh:

1. Trư Bát Giái nghĩa thích Hầu vương: Bát Giái vì nghĩa thầytrò với Tam Tạng giảng giải và nói khích tướng đểhầu vương Hành Giả đi cứu thầy vì hầu vương đã bị thầy giận đuổi ra khỏi đoàn đương vui thú điền viên với đám khỉ của mình. (Bài 1/3)

2. Tôn Hành Giả trí hàng yêu quái: Tôn Hành Giả với tài trí của mình đã vô hiệu hóa con yêu Hoàng Bào để cứu thầy đồng thời cứu nạn nàng công chúa nước Bửu Tượng đã bị con yêu Hoàng Bào bắt làm vợ 13 năm nay. (Bài 2/3 nầy)

****

  

Trên đường đi tìm Hoàng Bào để trả thù, Hành Giả bay cùng Bát Giái đến một cái biển lớn, Hành Giả chợt nẩy ý muốn xuống đó tắm rửa tẩy uế, tẩy tâm. Xong việc cả hai lên đường tiếp tới động của yêu quái Hoàng Bào. Hoàng Bào không có mặt vì đương ở tại thành vua Bửu Tượng. Bên ngoài động chỉ có hai quỷ nhỏ con của Hoàng Bào, Hành Giả bèn bắt lấy.

Vợ của Hoàng Bào, tức là công chúa con vua Bửu Tượng chạy ra. Hành Giả kêu trao đổi: Bà thả Sa Tăng thì mình mới thả con bà. Sa Tăng được thả, nhưng Hành Giả nghĩ đến một kế sách khác: Sai Sa Tăng và Bát Giái đem hai đứa trẻ về hoàng thành của vua Bửu Tượng để dụ Hoàng Bào về động, mình ở lại động chờ hắn vì ngại rằng đánh nhau trong thành sẽ làm kinh động dân chúng.

Bị công chúa trách móc sao nói không giữ lời, Hành Giả thuyết phục rằng là mình phải làm vậy để dụ con yêu về động mà trừ khử. Trừ được nó vua Bửu Tượng hết bị nó khống chế, nàng cũng được tự do. Nàng giúp ta vụ nầy cũng là cách thể hiện tình thâm phụ mẫu đối với vua Bửu Tượng. Công chúa than thở rằng mình sống tại đây đau buồn còn hơn đã chết, từng toan tính trốn nhiều phen nhưng đường tin tức bặt nguồn và luôn bị canh giữ nghiêm nhặt. Buồn biết là bao nhiêu:

Nói thôi lệ nhỏ dòng châu,

Nhớ tới khôn cầm lệ ngọc.

Bao nỡ để hương trầm u cốc…

Hành Giả biểu bà ẩn náu chỗ nào đó để mình biến hình thế vai bà ngồi đợi Hoàng Bào để tùy cơ mà trừ khử nó:

Âu là:

Kíp biến lai nữ sắc,

Xem cũng đã in nàng,

Âu ngồi tại sơn phòng,

Chờ thằng yêu phản bộ.

Tại triều đình, Hoàng Bào nghe chuyện hai con mình bị ném từ trên trời xuống sân chầu thì tức mình và lấy làm lạ bèn trở về động coi chuyện  gì đã xảy ra:

                Trong giấc điệp nghe kêu tên mỗ.

                Chợt tỉnh giấc xem lên mây nọ,

Thấy Sa Tăng Bát Giới tiếng vang.

Bát Giới chăng đào thốn sơn lâm,

Sa Tăng vốn trói nơi động khẩu.

Gã thoát làm sao khỏi,

Lại dám bắt con ta,

Sự phi thường khó nỗi lo ba,

Lòng nghi hoặc dầu bề quyết một.

… Sự cóđâu khinh hốt,

Âu tức tốc hồi gia,

Dầu có không cũng phải xem qua,

Thành Bửu Tượng sau ta sẽ lại.                  (t11a)

Hoàng Bào về tới động thì Hành Giả đã đợi sẵn trong hình đáng người thiếu phụ vợ của hắn ta. Thấy con yêu về thiếuphụ/Hành Giả  làm bộ than khóc thảm thiết rằng nhớ con nhớ chồng:

Kêu cùng trời trời cũng chẳng hay,

Than với đất, đất đà khôn xiết.

Đôi mắt lệ rơi khôn xiết,

Chín chiều ruột xắt đòi phân.

Lang quân hỡi lang quân!

Ấu tử ôi ấu tử!

Nàng kể lể rằng mình đương đau buồn vô tận vì nỗi mất con và tha thiết trông mong chồng về:

Vào triều nội chàng nhìn thân thích,

Ở khuê trung thiếp luống đợi trông.

Nào hay thằng Bát Giái loài hung.

Tới cướp mở Sa Tăng rất dữ,

Bắt hai thằng thân sanh đồng tử.

Xin mười phần[1] gã cũng không tha,

Rằng đem đi tìm tỏi[2] ông bà,

Con dại dột nỡ lìa cha mẹ.

Đã thảm thiết con thơ bé,

Lại mê man chồng chẳng thấy về.

Lệ đôi tròng ngoài đã dầm dề,

Ruột chín khúc trong càng khô héo.

Hoàng Bào thương vợ liền an ủi, nói rằng mình có ngọc lạ sẽ đưa cho nàng ngậm để đỡ đau vì đây báu vật riêng do mình tu luyện ngàn năm mới có:

Con là ruột ai không thương nhớ,

Mình xót gan thời bớt ai hoài,

Khuyên nhà ngươi hãy gắng khởi lai[3].

Mỗ vốn sẵn phương nầy điều bổ.

Bửu bối nọ tại min sẵn có,

Đau nầy đến nó đỡ đi.

Báu nọ vốn trong bụng mỗ,

Tên là xá lợi nhục đan.
 

Thiếu phụ/Hành Giả được ngọc bèn nuối vô bụng rồi hiện nguyên hình là Ngộ Không. Hai bên đánh nhau chí tử. Hoàng Bào mất ngọc quý nên thua, chạy trốn trên mây, Hành Giả theo lên tới thiên đình khiếu nại. Té ra Hoàng Bào là một vì tinh tú có vai trò trên thiên đình. Ông ta theo tiếng gọi của ái tình trốn xuống trần để theo người yêu là một ngọc nữ đã trốn xuống trần trước đó.

Nhân vật trên thiên đình, tức cơ quan trung ương điều khiển cả ba giới, biện hộ sự lỗi lầm của mình bằng chữ duyên tiền định:

Tội chúng tôi vốn thiệt rất oan,

Xin gởi tấu kẻo còn chút ức.

Bửu Tượng quốc đệ tam nữ tức.

Vốn thị hương ngọc nữ thượng thiên[4].

Cùng chúng tôi tạc điểm cảnh thiên[5].

[6] xuống trước đầu thai cung viện,

Tôi theo sau gắn vó[7] lời thề.

Nên làm yêu một chốn sơn khê.

Cùng nhau hợp mười ba năm chẵn,

Việc duyên nợ cũng vì tiền định,

Dễ chúng tôi đâu dám tự thành.
 

Sự bào chữa của nhân vật trung ương nầy khá tức cười vì ông ta chỉ nói đến chuyện duyên tiền định mà không nói tới chuyện hắn ta làm yêu làm quái hại người nầy người kia, bắt giam ăn thịt biết bao nhiêu người vô tội. Nếu vì là duyên tiền định hắn có thể xuống trần làm người tử tế rồi kết duyên như bao nhiêu ‘cuộc tình’ khác, đâu cần gì phải làm quỷ làm ma, bắt người, cướp gái, giam thầy tu, biến hình người đi thỉnh kinh….

Dĩ nhiên dầu ‘trên’ có xét công, miễn tội bao nhiêu thì cũng phải xử, xử, nhưng mà giơ cao đánh sẽ. Khuê tinh bị lấy lại kim bài - một thứ thẻ gì đó được phát cho người có đặc quyền - rồi điều đi giao cho nhiệm vụ khác. Buồn là trên cao thiệt cao xử cũng là xử cho có, bất nghiêm. Ôgn Đại đế, chóp bu nói:

Lẽ đắc tội không dung ba thước[8],

Nhưng suy tình mới phạm một phen,

Kim bài kia thâu nạp thượng thiên,

Đày gã tựu Lão quân cung lý[9].

Chuyện con yêu Hoàng Bào/Khuê tinh kể như giải quyết.Tuy không aigiết được kẻ từng quậy tung xứ sở của vua Bửu Tượng trong 13 năm trời nhưng cái nạn thiên hạ phải chịu đựng hắn cũng đã hết. Hành Giả xuống lại động quỷ giải thích sự tình cho thiếu phụ, nhấn mạnh trên sự kiện Hoàng Bào là người của trung ương rồi khuyên nàng về lại kinh thành của vua Bửu Tượng:

Hoàng Bào chăng thiên thượng Khuê tinh,

Nay thượng đế thâu hồi thượng giái.

Bửu Tượng quốc kíp tua trở lại.

Đặng cho min cứu lấy tôn sư.

Tới nơi hoàng thành công chúa gặp lại cha, giải thích cho cha hoạn nạn của mình bấy lâu nay:

Con từ thuở bị loài yêu tử,

Kể khôn cùng nhiều nỗi quyên sinh[10],

Nhờ lão gia thượng tấu thiên đình.

Nên trừ đặng Hoàng Bào yêu nghiệt.
 

Để hai cha con hưởng sự đoàn viên, Hành Giả từ giã đi lo cứu sư phụ. Thấy sư phụ dưới dạng mãnh hổ, Hành Giả biết ngay là bị phép định hình, bên ngoài hình dạng mãnh hổ nhưng bên trong thiệt sự vẫn là con người thật Tam Tạng, cho nên Tam Tạng muốn chào mà vẫn không chào được:

Mắt mỗ xem vốn thiệt tôn sư.

Sao mà gọi một người mãnh hổ.

Chẳng qua bị phép yêu man[11]đó.

Nên miệng kia khó nỗi chào đây!

Thấy ác dạng của thầy, đột nhiên Hành Giả nhớ lại chuyện bị xua đuổi ngày xưa nên có những lời như là mai mỉa: Thầy từ bi đáng lẽ thầy biến thành một người con của Phật, còn học trò nầy hung ác thì thành cọp mới phải. Sao lại thế nầy? Khó hiểu thiệt là kho hiểu!

Lòng từ bi bây dám phen thầy,

Việc hung ác người đều kinh tớ[12].

Lẽ thầy biến một ngôi Phật tử,

Còn tớ làm trăm cái hổ lang[13].

Sao mà thầy mắc dạng dị thường,

Còn tớ hỡi tướng hình y cựu.
 

Nói thì nói vậy vì chút giận hờn tiềm ẩn trong lòng, nhưng cái tâm bao dung của tình thương  thầy vẫn nặng hơn nên lòng Hành Giả chùn xuống ‘không cứu gã lòng ta bao nỡ’ rồi ra sức cứu thầy sau khi được Bát Giái và Sa Tăng vừa khuyên giải vừa năn nỉ.

Tam Tạng khi được Hành Giả phun nước giải trừ phép định hình của Hoàng Bào thì tỉnh dậy, cám ơn Hành Giả rối rít và tỏ ý hối tiếc về thái độ của mình trước đó, hứa sau nầy khi thỉnh kinh xong, sẽ tâu trình vua Đường công trạng của Hành Giả:

Nghĩ việc trước lòng đà run sợ,

Tưởng tình sau dạ đã hổ ngươi.

Nay ta dầu còn thấy đặng trời,

Nhờ Hành Giả bao dung tấc đất.

(Vỗ vai Hành Giả nói rằng là hiền đồ đệ….)
 

Lại Nói:

Phen nầy gã Tây hành bái Phật,

Những trở về Đông thổ chầu vua,

Ta tâu ngươi lao khổ công phu,

Ắt đặng thưởng danh cao đệ nhứt[14].

Trước câu nói trật chìa của thầy Hành Giả chỉ cười, nói nhẹ nhàng một câu nghe thiệt thấm thía:

 Tâu đối[15] làm chi,

Xin thầy đừng niệm chú cô di.

Thương đã lắm lọ là về tấu[16].                      (t19a)

Thầy trò cùng nhau vui mừng tương hợp, mọi chuyện xưa được bỏ qua.
 

Công việc giúp đỡ vua Bửu Tượng và giải nạn cho đoàn đã xong, bốn thầy trò lại lên đường đi về phía Tây, phía có kinh Phật, như chương trình vạch ra bấy lâu nay. Hành Giả không nhắc gì tới chuyện trở về Hoa Sơn động vui thú làm hầu vương như đã nói nhiều lần lâu nay.

Màn hai nầy theo tiếng chuyên môn của hát bội gọi là màn võ, rất dễ diễn và được khán giả ưa thích: Cóđánh nhau, rượt đuổi, bay lên trời, hạ xuống động… cóđối đáp qua lại dễ hiểu bằng ngôn từ bình dân xen lẫn những lời chửi bới, mạ lỵ. Khác với màn trước là màn văn, không có đánh nhau lại có quá nhiều lời than vãn do buồn khổ chia ly, lời xướng bằng Hán văn khó được sự ưa thích của người xem lại không phải dễ diễn.

Điểm đặc biệt của màn nầy là chuyện Khuê tinh vì tình mà bỏ trốn xuống phàm trần. Ông ta xuống, làm điều sái quấy rồi được kêu về di chuyển công tác. Thế thôi.

Trong tuồng Tây Du Ký sự kiện tương tợ quá nhiều. Con yêu nầy con yêu nọ làm chuyện ruồi bu, Hành Giả mệt nhọc đổ mồ hôi tới khi gần giết được chúng thì lần nào cũng vậy ông chủ lớn hiện ra nói nó là con thú cưng của ta, sút dây nó trốn xuống địa phương làm bậy thôi, để ta kéo nó về lại cõi trời trung ương… coi như những điều nó làm là cái nghiệp phải trả của thầy trò Tam Tạng -tượng trưng cho quần chúng thấp cổ bé miệng ở trần gian.

Sự làm bậy của Khuê tinh sở dĩ có vì cái nghiệp từ bao kiếp trước của Tam Tạng hay Tam Tạng phải gánh cái họa do cái nhân Khuê tinh gây ra? Chúng sinh tạo ra cái Nghiệp hay Nghiệp hình thành do một tác nhân nào đó sai ‘quy trình’ để đè lên số phận chúng sinh nhỏ bé?

  

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, Ngày sinh nhựt 77)

  

Ghi chú: 

Bản tuồng Tây Du Ký tuy dựa trên truyện Tây Du Ký, nhưng cái hay của bản mô phỏng phần nhiều là do tài của người chấp bút. Khảo sát tuồng là tìm hiểu một khía cạnh của văn hóa Việt cũng như nghiên cứu về Đoạn Trường Tân Thanh vậy thôi, dính dấp tới văn hóa Trung Hoa có thể nói là tối thiểu, liên hệ với văn hóa Việt nhiều hơn.

Ba (03) bài giới thiệu hồi 31 nầy dựa trên bản phiên âm toàn hồi của chúng tôi. (NVS)

   



[1]Xin mười phần吀𨑮分: Van nài quá xá.

[2]Tìm tỏi𡬶最: Tìm. HTC, Tìm tỏi: Theo dấu, kiếm hỏi cho ra, cho gặp nhau.

[3] Khởi lên : Đứng lên, đứng dậy. Trong trường hợp nầy như là lời khuyên nên đối diện với hoàn cảnh.

[4]Thị hươngngọc nữ侍香玉女: Nàng tiên coi việc thắp huơng.

[5]Tạc điểm cảnh thiên昨点景天: Trước đây ở trên thượng giới.

[6] Gã𤯱: Ởđây chỉ nhân vật phụ nữ. Chữ gã xưa dùng rộng hơn ngày nay trong vài trường hợp. Ngày nay không dùng cho phụ nữ, cũng không dùng để chỉ người trên vai về mình hay người đáng kính trọng.

[7]Gắn vó哏咘: Nay nói gắn bó.

[8]Không dung ba thước空容𠀧𡱩: Không tha tội chết. Ba thước: Ba thước đất, chôn, chết.

[9] Lấy lại thẻ quan chức và thuyên chuyển.

[10]Quyên sinh悁生: Nỗi lo buồn trong cuộc sống.

[11]Phép yêu man法妖瞞: Pháp thuật của yêu quái dối lừa.

[12]Ở trên đời nầy lòng thiện không ai so sánh với thầy được, trong khi đó thì ta là người [mang tiếng] hung ác ai cũng sợ. Bây𠎩:  Tiêng chỉ số đông người. Xưa dùng cho cả ngôi thứ ba, nay dung cho ngôi thứ hai mà thôi.  Phen thầy畨柴: So sánh với thầy, bằng thầy.

[13]Đáng lý ra Thầy từ bi thì thầy phải thành ngưòi con của Phật, còn ta hung dữ thì ta thành hỗ lang. Đó là ý mỉa mai của Hành Giả. Bản Nôm viết chữ Phật  [亻天] bằng chữ yêu 妖, có lẽ là viết lộn, phải có thời giờ rà soát với nguyên bản Tây Du Ký về chỗ nầy.

[14] Không hiểu sao mà Tam Tạng có thể nói một câu trật lất như vậy! Vua Bửu Tượng cũng nói và làm trật chìa tương tợ khi ‘mượn lý trả đào’ cho Hành Giả bằng bạc vàng với lý do thầy trò quý vị đi đường cần tiền. Nhưng ta có thể hiểu được vì vua cũng chỉ là người thường của cuộc đời!

[15]Tâu đối奏対: Tâu, tâu bày.

[16] Hành Giả thiệt tình lắm. Không cần đưa công trạng lên vua, chỉ cần đừng niệm chú nhức đầu là được.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.