Môi trường đang làm hại người dân Sài Gòn ra sao? Và chất lượng sống cư dân Sài Gòn được đo lường thế nào? Không có gì là vui cả.
Báo Pháp Luật mới hôm 16/3/2017 kể rằng: Mưa trái mùa gây ngập nhẹ ở TP.SG.
Cơn mưa trái mùa bất ngờ trút xuống chiều 16-3 khiến một số tuyến đường ngập nhẹ kéo dài khoảng 30 phút.
Theo đó, trận mưa kéo dài khoảng 45 phút với vũ lượng lớn đổ xuống nhiều quận, huyện tại TP.SG vào khoảng 14 giờ chiều 16-3 khiến một số tuyến đường bị ngập.
Tại đường Song Hành (quận 12), đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú)… mưa lớn trút xuống liên tục khiến đường ngập kéo dài, giao thông đi lại khó khăn. Tại nhiều điểm, do hệ thống cống bị tắc nên nước dâng cao, một số người dân phải dùng dụng cụ thông cống để khơi thông dòng chảy.
Ngập nước, nghĩa là bơi bất đắc dĩ, và sẽ phải làm sạch bùn, sạch nước cống...
Trong khi đó, báo Thanh Niên hôm 17/3/2017 kể chuyện: Trung tâm nhiệt điện than trị giá 5 tỉ USD tại H.Cần Giuộc, Long An, mà Bộ Công thương đang xúc tiến khiến TP.SG lo ngại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế của TP.
Nghĩa là, chúng ta sẽ thở toàn bụit han bay từ nhà máy Long An vào.
Theo Quy hoạch điện VII (đã điều chỉnh), tại Long An có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 5,8 tỉ USD, đó là Nhà máy nhiệt điện Long An 1, dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 - 2025; Nhà máy nhiệt điện Long An 2 dự kiến đưa vào vận hành năm 2026 - 2027.
Thống kê trước đó của TS Lê Việt Phú, chuyên gia sáng kiến chính sách công hạ vùng Mê Kông thuộc Fulbright, tại khu vực TP.SG số người chết do ô nhiễm không khí năm 2013 là 3.000 người. Rủi ro vô hình do ô nhiễm không khí ở TP.SG cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông. Tính tổng thiệt hại khi một người chết rủi ro về mất thu nhập tương đương từ 9 - 12 tỉ đồng. Thiệt hại về kinh tế do thiệt hại về người tương đương từ 5 - 7% GDP vào năm 2013.
Đó là mấy năm trước. Nếu có nhiệt điện Long An, số người chết vì bụi sẽ tăng vọt...
Câu hỏi là, tại sao không quan tâm về Chất lượng sống?
Theo định nghĩa về Chất lượng sống trên Wikipedia, ý nghĩa này bao gồm nhiều phương diện:
“Chất lượng sống (QoL) là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người, điều này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể chất trong đời sống cá nhân... Chất lượng sống liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực y tế, về hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng y tế (bệnh viện, trạm xá...) nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân cũng như việc cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.... Nguồn nước hay tài nguyên nước là tiêu chí quan trọng của chất lượng sống, điều này đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử. Ngoài ra các vấn đề về đất đai canh tác, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nhân tố ảnh hướng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống....”(hết trích)
Mới mấy hôm trước, có một bản tin cho thấy chất lượng sông ở Sài Gòn ở hạng 152 toàn cầu, khi quốc tế xếp hạng các thành phố lớn (dĩ nhiên, Sài Gòn là thành phố lớn, vì dân số cả chục triệu người). Thế là vẫnc ao hơn Hà Nội, nơi xép hạng 156 vê chất lượng sống.
Bản tin Kênh 14/Người Lao Động kể rằng Hà Nội và TP.SG đứng ở nửa sau bảng xếp hạng 231 thành phố được khảo sát về chất lượng sống năm 2017 do Công ty tư vấn nguồn nhân lực Mercer (Mỹ) tiến hành.
Theo bảng xếp hạng được công bố hôm 14-3, thủ đô Vienna - Áo tiếp tục dẫn đầu thế giới về chất lượng sống, trong khi thủ đô Baghdad của Iraq đội sổ.
Phần lớn thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng ở châu Âu. Đáng chú ý là các thành phố lớn như London - Anh, Paris - Pháp, New York - Mỹ, Tokyo - Nhật Bản không lọt vào tốp 30.
Singapore - thủ đô của quốc gia cùng tên - được đánh giá là thành phố có chất lượng sống tốt nhất châu Á và giữ vị trí 25 trong bảng xếp hạng toàn thế giới. Singapore cũng nằm trong những thành phố hàng đầu về cơ sở hạ tầng.
Tại khu vực châu Á, ngoài Singapore ở vị trí dẫn đầu, thủ đô Dhaka - Bangladesh xếp chót với vị trí 214. Các thành phố Tokyo và Kobe của Nhật Bản đứng ngay sau Singapore, lần lượt là hạng thứ 47 và 50, sau đó là một số thành phố lớn khác như Hồng Kông (71), Kuala Lumpur (86), Thượng Hải (102), Bangkok (131), Manila (135) và Jakarta (143).
Riêng TP.SG và Hà Nội có thứ hạng lần lượt 152 và 156.
Mercer xếp hạng căn cứ vào hàng chục tiêu chí như tình hình chính trị, điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục, tội phạm, giải trí...
Biết sao bây giờ? Nhà nghèo, phải mắc cái eo... Đòi nhiều quá, lại bị chụp mũ là kích động chống Formosa nữa...
Báo Pháp Luật mới hôm 16/3/2017 kể rằng: Mưa trái mùa gây ngập nhẹ ở TP.SG.
Cơn mưa trái mùa bất ngờ trút xuống chiều 16-3 khiến một số tuyến đường ngập nhẹ kéo dài khoảng 30 phút.
Theo đó, trận mưa kéo dài khoảng 45 phút với vũ lượng lớn đổ xuống nhiều quận, huyện tại TP.SG vào khoảng 14 giờ chiều 16-3 khiến một số tuyến đường bị ngập.
Tại đường Song Hành (quận 12), đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú)… mưa lớn trút xuống liên tục khiến đường ngập kéo dài, giao thông đi lại khó khăn. Tại nhiều điểm, do hệ thống cống bị tắc nên nước dâng cao, một số người dân phải dùng dụng cụ thông cống để khơi thông dòng chảy.
Ngập nước, nghĩa là bơi bất đắc dĩ, và sẽ phải làm sạch bùn, sạch nước cống...
Trong khi đó, báo Thanh Niên hôm 17/3/2017 kể chuyện: Trung tâm nhiệt điện than trị giá 5 tỉ USD tại H.Cần Giuộc, Long An, mà Bộ Công thương đang xúc tiến khiến TP.SG lo ngại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế của TP.
Nghĩa là, chúng ta sẽ thở toàn bụit han bay từ nhà máy Long An vào.
Theo Quy hoạch điện VII (đã điều chỉnh), tại Long An có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 5,8 tỉ USD, đó là Nhà máy nhiệt điện Long An 1, dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 - 2025; Nhà máy nhiệt điện Long An 2 dự kiến đưa vào vận hành năm 2026 - 2027.
Thống kê trước đó của TS Lê Việt Phú, chuyên gia sáng kiến chính sách công hạ vùng Mê Kông thuộc Fulbright, tại khu vực TP.SG số người chết do ô nhiễm không khí năm 2013 là 3.000 người. Rủi ro vô hình do ô nhiễm không khí ở TP.SG cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông. Tính tổng thiệt hại khi một người chết rủi ro về mất thu nhập tương đương từ 9 - 12 tỉ đồng. Thiệt hại về kinh tế do thiệt hại về người tương đương từ 5 - 7% GDP vào năm 2013.
Đó là mấy năm trước. Nếu có nhiệt điện Long An, số người chết vì bụi sẽ tăng vọt...
Câu hỏi là, tại sao không quan tâm về Chất lượng sống?
Theo định nghĩa về Chất lượng sống trên Wikipedia, ý nghĩa này bao gồm nhiều phương diện:
“Chất lượng sống (QoL) là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người, điều này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể chất trong đời sống cá nhân... Chất lượng sống liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực y tế, về hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng y tế (bệnh viện, trạm xá...) nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân cũng như việc cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.... Nguồn nước hay tài nguyên nước là tiêu chí quan trọng của chất lượng sống, điều này đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử. Ngoài ra các vấn đề về đất đai canh tác, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nhân tố ảnh hướng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống....”(hết trích)
Mới mấy hôm trước, có một bản tin cho thấy chất lượng sông ở Sài Gòn ở hạng 152 toàn cầu, khi quốc tế xếp hạng các thành phố lớn (dĩ nhiên, Sài Gòn là thành phố lớn, vì dân số cả chục triệu người). Thế là vẫnc ao hơn Hà Nội, nơi xép hạng 156 vê chất lượng sống.
Bản tin Kênh 14/Người Lao Động kể rằng Hà Nội và TP.SG đứng ở nửa sau bảng xếp hạng 231 thành phố được khảo sát về chất lượng sống năm 2017 do Công ty tư vấn nguồn nhân lực Mercer (Mỹ) tiến hành.
Theo bảng xếp hạng được công bố hôm 14-3, thủ đô Vienna - Áo tiếp tục dẫn đầu thế giới về chất lượng sống, trong khi thủ đô Baghdad của Iraq đội sổ.
Phần lớn thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng ở châu Âu. Đáng chú ý là các thành phố lớn như London - Anh, Paris - Pháp, New York - Mỹ, Tokyo - Nhật Bản không lọt vào tốp 30.
Singapore - thủ đô của quốc gia cùng tên - được đánh giá là thành phố có chất lượng sống tốt nhất châu Á và giữ vị trí 25 trong bảng xếp hạng toàn thế giới. Singapore cũng nằm trong những thành phố hàng đầu về cơ sở hạ tầng.
Tại khu vực châu Á, ngoài Singapore ở vị trí dẫn đầu, thủ đô Dhaka - Bangladesh xếp chót với vị trí 214. Các thành phố Tokyo và Kobe của Nhật Bản đứng ngay sau Singapore, lần lượt là hạng thứ 47 và 50, sau đó là một số thành phố lớn khác như Hồng Kông (71), Kuala Lumpur (86), Thượng Hải (102), Bangkok (131), Manila (135) và Jakarta (143).
Riêng TP.SG và Hà Nội có thứ hạng lần lượt 152 và 156.
Mercer xếp hạng căn cứ vào hàng chục tiêu chí như tình hình chính trị, điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục, tội phạm, giải trí...
Biết sao bây giờ? Nhà nghèo, phải mắc cái eo... Đòi nhiều quá, lại bị chụp mũ là kích động chống Formosa nữa...
Gửi ý kiến của bạn