Virginia.- Hội Thân Hữu Gò Công vùng HTĐ đã tưng bừng tổ chức dạ tiệc mừng Xuân Ất Dậu vào lúc 7:00 chiều ngày 19 tháng 2, 2005 tại nhà hàng Lucky Three, Falls Church, VA.
Mặc dầu Gò Công là một tỉnh nhỏ, nhưng dạ tiệc mừng Xuân năm nay có trên năm trăm đôàng hương và thân hữu tham dự, chứng tỏ hội này mỗi ngày một lớn mạnh trong cộng đồng VN. Đêm nay hằng trăm đồng hương Gò Công tạm quên những vất vả lo âu của đời sống ở xứ người, cùng về đây hân hoan gặp lại bà con , hàng xóm láng giềng, nhắc nhớ lại những kỷ niệm luyến thương dưới mái trường xưa, trên đường phố cũ. Không khí thật nhộn nhịp, đông vui, chan chứa tình quê hương.
Mở đầu chương trình ông Nguyễn Trọng Nghĩa , Hội Trưởng của hội Gò Công có lời chào mừng quan khách. Ông cảm ơn đồng hương Gò Công đã tín nhiệm bầu ông vào chức vụ hội trưởng nhiệm kỳ thứ hai (2004-2006). Ông cho biết mục đích của buổi họp mặt Tân niên này là để đồng hương có dịp gặp gỡ , hàn huyên, vui chơi trong niềm vui hội ngộ, đón mừng một mùa Xuân mới . Đặc biệt năm nay có thiên tai sóng thần xảy ra ở một số nước vùng Nam Á, nên nhân cơ hội này hội cũng xin gây quỹ để cứu trợ nạn nhân Sóng Thần. Ông cảm ơn sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng hương trong vùng và cuối cùng ông gởi đến mọi người lời chúc tụng tốt lành nhất trong năm mới.
Chương trình văn nghệ năm nay rất đặc biệt với sự góp mặt của ca sĩ Như Quỳnh đến từ Cali và ban nhạc Red Sun, ban nhạc nổi tiếng của vùng HTĐ. Mở đầu Táo quân Trần Kim Báu (Phó Điều Hành) dâng sớ tường trình sinh hoạt của hội Gò Công trong năm qua lên Ngọc Hoàng là ông Phan Văn Ba(Phó Hội Trưởng) . Màn dâng sớ này giúp đồng hương hiểu biết nhiều về sinh hoạt của hội và cũng làm cho không khí buổi dạ tiệc thêm vui tươi, sống động . Sau đó các ca sĩ cuả ban nhạc Red Sun họp ca bản “Xuân Đã Về”. Tuyết Mai trong nhạc phẩm “Lúa Mùa Duyên Thắm” và một vài câu hò miền Nam. Sau đó Như Quỳnh duyên dáng bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay chào đón nồng nhiệt của khán giả. Cô trình diễn liên tiếp nhiều bản như “ Con Đường Xưa Em Đi” , “Đón Xuân”, “Câu Chuyện Đầu Năm”, “Thoáng Giấc Mơ Qua”.
Được biết Hội Gò Công đã được thành lập từ năm 1989, tới nay hội đã hoạt động được 15 năm. Mỗi năm đồng hương Gò Công họp mặt hai lần: dịp Tết Nguyên Đán và dịp Hè. Là một hội đoàn nhỏ nhưng những thành viên trong hội Gò Công rất đoàn kết. Mọi người cùng cố gắng đóng góp công sức cho hôäi được lớn mạnh, từ hội trưởng đầu tiên là ông Nguyễn Văn Bảy (nay đã qua đời) cho đến những vị hội trường sau này như ông Huỳnh Cẩm Dần, Bác sĩ Trần Văn Sáng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa.. và hai cháu nhỏ như Lộ Xuân Nhi, Lộ Xuân Hiền trong thế đứng của hậu duệ Gò Công, cũng đã nhiệt tình đóng góp cho sự hình thành của Đặc San Xuân Gò Công năm nay.
Bên cạnh những sinh hoạt về xã hội, hội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục như khuyến khích , đôn đốc con em ở đây học hành, bằng cách phát quà, trao bằng tưởng thưởng về học vấn, hạnh kiểm. Nhờ vậy mà đa số con em của đồng hương Gò Công đều được đổ đạt thành danh. Mỗi năm hội cũng dành một ngân khoản một ngàn mỹ kim để cấp học bổng cho học sinh trường Trương Công Định ở Gò Công.
Về thông tin liên lạc thì hội có những bản tin và đặc san Xuân. Đặc san Xuân năm nay dày 180 trang, hai hình bìa thật đẹp, mang ý nghĩa rất Gò Công như năm trái cherry trắng và bản đồ những thị xã của Gò Công. Đây không phải là một tờ báo mang nặng giá trị văn chương, nghệ thuật mà là một” kỷ niệm báo” , một “hoài niệm báo” của người Gò Công. Trong đó tràn ngập những bài vở nhắc nhớ lại tên Thầy, Cô, bạn bè cũ, địa danh các thôn xã, chùa , miếu, đình, làng, thậm chí có cả hàng so đủa trổ bông lúc trời trở gió giao mùa ..
Ngoài một số hình ảnh sinh hoạt của hội Gò Công trong dịp Tết và Hè từ 1990 đến nay, trong đặc san Xuân năm nay còn có rất nhiều hình ảnh di tích quen thuộc của Gò Công như miếu thờ ông Võ Tánh, lăng Hoàng Gia, với nhà thờ Đức Quốc Công Từ, Thành Thái Nguyên Niên, Khải Định Lục Niên, Chợ Gò Công cũ, Chợ Gò Công mới xây, đầu cầu Long Chiếu, Trường Nam Tiểu Học, Dinh tỉnh trưởng, bến phà Mỹ Lợi..Trong đặc san cũng có nhiều hình ảnh và sử liệu về Nam Phương Hoàng Hậu, là bà Nguyễn Hữu Thị Lan, cô gái Gò Công, con của ông Nguyễn Hữu Hào. Vua Bảo Đại đã phong bà tước vị “Nam Phương Hoàng Hậu” (Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam). Bà là Hoàng Hậu của triều Nguyễn , trị vị 153 năm , qua 12 đời vua. Trong đặc san cũng có nhiều hình ảnh về anh hùng, miếu thờ , di tích mộ, nghĩa quân Trương công Định và rất nhiều thơ , văn .. viết về tuổi thơ, nồi canh, chén cháo do chính mẹ nấu cho con, bữa cơm giáp Tết, ngôi chùa nhỏ, nỗi nhớ trong mơ, đêm Xuân nhớ Mẹ, bánh giá chợ Giồng.. tất cả được gom góp lại thành một kho tàng kỷ niệm dấu yêu của mỗi người Gò Công.
Sau màn kêu gọi đóng góp giúp nạn nhân sóng thần và xổ số gây quỹ cho Hôäi, ca sĩ như Quỳnh trơ ûlại sân khấu với bản nhạc mang âm hương dân ca miền Nam “Hẩm Hiu Một Mình” rất “mùi” và bản dân ca miền Bắc “Chồng Sớm” rất vui nhộn. Cô vừa hát vừa nhún nhẩy theo điệu nhạc rất dễ thương. Tiếp theo sau là phần khiêu vũ vui tươi với Như Quỳnh và các ca sĩ của ban nhạc Red Sun .
Chương trình được chấm dứt vào lúc 12 giờ đêm cùng ngày. Gió mùa Đông ở xứ người lạnh buốt xương, nhưng mọi người ra về cảm thấy ấm lòng với niềm vui Xuân chan chứa. Có lẽ nó xuất phát từ tấm lòng yêu mến hội, từ cõi lòng tha thiết với quê hương Gò Công hiêàn hòa, mến yêu.
Mặc dầu Gò Công là một tỉnh nhỏ, nhưng dạ tiệc mừng Xuân năm nay có trên năm trăm đôàng hương và thân hữu tham dự, chứng tỏ hội này mỗi ngày một lớn mạnh trong cộng đồng VN. Đêm nay hằng trăm đồng hương Gò Công tạm quên những vất vả lo âu của đời sống ở xứ người, cùng về đây hân hoan gặp lại bà con , hàng xóm láng giềng, nhắc nhớ lại những kỷ niệm luyến thương dưới mái trường xưa, trên đường phố cũ. Không khí thật nhộn nhịp, đông vui, chan chứa tình quê hương.
Mở đầu chương trình ông Nguyễn Trọng Nghĩa , Hội Trưởng của hội Gò Công có lời chào mừng quan khách. Ông cảm ơn đồng hương Gò Công đã tín nhiệm bầu ông vào chức vụ hội trưởng nhiệm kỳ thứ hai (2004-2006). Ông cho biết mục đích của buổi họp mặt Tân niên này là để đồng hương có dịp gặp gỡ , hàn huyên, vui chơi trong niềm vui hội ngộ, đón mừng một mùa Xuân mới . Đặc biệt năm nay có thiên tai sóng thần xảy ra ở một số nước vùng Nam Á, nên nhân cơ hội này hội cũng xin gây quỹ để cứu trợ nạn nhân Sóng Thần. Ông cảm ơn sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng hương trong vùng và cuối cùng ông gởi đến mọi người lời chúc tụng tốt lành nhất trong năm mới.
Chương trình văn nghệ năm nay rất đặc biệt với sự góp mặt của ca sĩ Như Quỳnh đến từ Cali và ban nhạc Red Sun, ban nhạc nổi tiếng của vùng HTĐ. Mở đầu Táo quân Trần Kim Báu (Phó Điều Hành) dâng sớ tường trình sinh hoạt của hội Gò Công trong năm qua lên Ngọc Hoàng là ông Phan Văn Ba(Phó Hội Trưởng) . Màn dâng sớ này giúp đồng hương hiểu biết nhiều về sinh hoạt của hội và cũng làm cho không khí buổi dạ tiệc thêm vui tươi, sống động . Sau đó các ca sĩ cuả ban nhạc Red Sun họp ca bản “Xuân Đã Về”. Tuyết Mai trong nhạc phẩm “Lúa Mùa Duyên Thắm” và một vài câu hò miền Nam. Sau đó Như Quỳnh duyên dáng bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay chào đón nồng nhiệt của khán giả. Cô trình diễn liên tiếp nhiều bản như “ Con Đường Xưa Em Đi” , “Đón Xuân”, “Câu Chuyện Đầu Năm”, “Thoáng Giấc Mơ Qua”.
Được biết Hội Gò Công đã được thành lập từ năm 1989, tới nay hội đã hoạt động được 15 năm. Mỗi năm đồng hương Gò Công họp mặt hai lần: dịp Tết Nguyên Đán và dịp Hè. Là một hội đoàn nhỏ nhưng những thành viên trong hội Gò Công rất đoàn kết. Mọi người cùng cố gắng đóng góp công sức cho hôäi được lớn mạnh, từ hội trưởng đầu tiên là ông Nguyễn Văn Bảy (nay đã qua đời) cho đến những vị hội trường sau này như ông Huỳnh Cẩm Dần, Bác sĩ Trần Văn Sáng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa.. và hai cháu nhỏ như Lộ Xuân Nhi, Lộ Xuân Hiền trong thế đứng của hậu duệ Gò Công, cũng đã nhiệt tình đóng góp cho sự hình thành của Đặc San Xuân Gò Công năm nay.
Bên cạnh những sinh hoạt về xã hội, hội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục như khuyến khích , đôn đốc con em ở đây học hành, bằng cách phát quà, trao bằng tưởng thưởng về học vấn, hạnh kiểm. Nhờ vậy mà đa số con em của đồng hương Gò Công đều được đổ đạt thành danh. Mỗi năm hội cũng dành một ngân khoản một ngàn mỹ kim để cấp học bổng cho học sinh trường Trương Công Định ở Gò Công.
Về thông tin liên lạc thì hội có những bản tin và đặc san Xuân. Đặc san Xuân năm nay dày 180 trang, hai hình bìa thật đẹp, mang ý nghĩa rất Gò Công như năm trái cherry trắng và bản đồ những thị xã của Gò Công. Đây không phải là một tờ báo mang nặng giá trị văn chương, nghệ thuật mà là một” kỷ niệm báo” , một “hoài niệm báo” của người Gò Công. Trong đó tràn ngập những bài vở nhắc nhớ lại tên Thầy, Cô, bạn bè cũ, địa danh các thôn xã, chùa , miếu, đình, làng, thậm chí có cả hàng so đủa trổ bông lúc trời trở gió giao mùa ..
Ngoài một số hình ảnh sinh hoạt của hội Gò Công trong dịp Tết và Hè từ 1990 đến nay, trong đặc san Xuân năm nay còn có rất nhiều hình ảnh di tích quen thuộc của Gò Công như miếu thờ ông Võ Tánh, lăng Hoàng Gia, với nhà thờ Đức Quốc Công Từ, Thành Thái Nguyên Niên, Khải Định Lục Niên, Chợ Gò Công cũ, Chợ Gò Công mới xây, đầu cầu Long Chiếu, Trường Nam Tiểu Học, Dinh tỉnh trưởng, bến phà Mỹ Lợi..Trong đặc san cũng có nhiều hình ảnh và sử liệu về Nam Phương Hoàng Hậu, là bà Nguyễn Hữu Thị Lan, cô gái Gò Công, con của ông Nguyễn Hữu Hào. Vua Bảo Đại đã phong bà tước vị “Nam Phương Hoàng Hậu” (Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam). Bà là Hoàng Hậu của triều Nguyễn , trị vị 153 năm , qua 12 đời vua. Trong đặc san cũng có nhiều hình ảnh về anh hùng, miếu thờ , di tích mộ, nghĩa quân Trương công Định và rất nhiều thơ , văn .. viết về tuổi thơ, nồi canh, chén cháo do chính mẹ nấu cho con, bữa cơm giáp Tết, ngôi chùa nhỏ, nỗi nhớ trong mơ, đêm Xuân nhớ Mẹ, bánh giá chợ Giồng.. tất cả được gom góp lại thành một kho tàng kỷ niệm dấu yêu của mỗi người Gò Công.
Sau màn kêu gọi đóng góp giúp nạn nhân sóng thần và xổ số gây quỹ cho Hôäi, ca sĩ như Quỳnh trơ ûlại sân khấu với bản nhạc mang âm hương dân ca miền Nam “Hẩm Hiu Một Mình” rất “mùi” và bản dân ca miền Bắc “Chồng Sớm” rất vui nhộn. Cô vừa hát vừa nhún nhẩy theo điệu nhạc rất dễ thương. Tiếp theo sau là phần khiêu vũ vui tươi với Như Quỳnh và các ca sĩ của ban nhạc Red Sun .
Chương trình được chấm dứt vào lúc 12 giờ đêm cùng ngày. Gió mùa Đông ở xứ người lạnh buốt xương, nhưng mọi người ra về cảm thấy ấm lòng với niềm vui Xuân chan chứa. Có lẽ nó xuất phát từ tấm lòng yêu mến hội, từ cõi lòng tha thiết với quê hương Gò Công hiêàn hòa, mến yêu.
Gửi ý kiến của bạn