Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông ấy về. Và Ô. Trì trong thời gian không quá một ngày rưỡi chỉ có thể thảo luận sơ qua, chớ không thể bàn bạc sâu sắc khi gặp tân cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster, con rể kiêm cố vấn cao cấp của tổng thống là Jared Kushner, chiến lược gia Toà Bạch Ốc Steve Bannon và phó tổng thống Mike Pence. Tuỳ viên báo chí Phủ tổng thống Mỹ Sean Spicer cho hay ông Dương "đã có cơ hội gửi lời chào tới tổng thống". Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương đã khẳng định với ông Trump rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường trao đổi với Washington ở tất cả các cấp, mở rộng hợp tác và tôn trọng những lợi ích cốt lõi cùng những mối quan tâm lớn của nhau. Còn Tân Hoa Xã của TC cho biết Chủ Tịch Bình có thể gặp TT Trump vào khoảng tháng 5 năm nay. Những sự kiện hối hả trên cho thấy nếu có cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước, thì nghị trình cấp dưới cùng lắm là sắp làm, chớ chưa được cấp trên hai bên xét duyệt.
TC né không cho biến động nào xảy ra ở Biển Đông để tạo hoà khí cho cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung. Dù rằng TQ biết rõ Mỹ thời TT Trump mở cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên bằng cả một chiến đoàn hàng không mẫu hạm có nhiều phi cơ chiến đấu trên trời, nhiều chiến hạm trên biển và nhiều tàu lặn dưới biển. Lại tuần tra vào bên trong 12 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của các bãi đá mà TC đã bồi lắp xây cất và quân sự hoá. Không còn nghi ngờ gì nữa cuộc tuần tra này của Mỹ nói lên Mỹ quyết bảo đảm tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại. Phó Đô đốc James Kilby tuyên bố, Hoa Kỳ tiếp tục chứng minh vùng biển quốc tế này là nơi hải thuyền nào cũng có thể tự do đi lại và thương thuyền nào cũng được tự do giao thông. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra dài dài, đều đều. Mỹ không coi đây là một cuộc “đi qua vô hại” mà Luật Biển Quốc tế cho phép.
Và trong một diễn biến khác, Mỹ còn tăng cường và mở rộng sự hiện diện quanh vùng xung yếu của TC. Nhiều chiến hạm, tàu lặn, hàng không mẫu hạm Mỹ thường có mặt ở các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc. Mỹ chứng tỏ, thể hiện và bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo này. Á châu Thái bình dương trong thời kỳ căng thẳng này với TC, Mỹ điều thêm Hạm đội 3 về phối hợp với Hạm đội 7. Thời Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh VN, dù Mỹ phải chống với CS Bắc Việt, CS TQ và Liên xô, Mỹ chỉ để Hạm đội 7 thôi.
Trong khi đó tin từ RFI của Pháp cho biết trang mạng Pháp East Pendulum, chuyên theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc, ngày 03/03/2017 đã ghi nhận: 13 phi cơ quân sự Trung Quốc ngày 02/03 đã lại bay thành đội hình vượt qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Thái Bình Dương cùng tập trận với các chiến hạm chờ sẵn ngoài khơi. Coi như TC thách thức Nhựt.
TC còn thách thức và trả thù Hàn Quốc đã thoả thuận cho Mỹ đặt dàn hoả tiễn THAAD tại Nam Hàn. TC đóng cửa hàng mấy chục cửa hàng hiệu Lotte của Nam Hàn kinh doanh tại TQ vì Lotte dành một khu đất cho Mỹ để Mỹ bố trí dàn hoả tiễn THAAD.
Với Phi luật tân tới phiên chủ toạ ASEAN kêu gọi Mỹ sớm đưa ra chính sách về Biển Đông và sau đó Ngoại trưởng Phi còn xuống viếng hàng không mẫu hạm Wilson của Mỹ, TC tức tối huỷ bỏ chuyến sang Phi kết thúc một số thoả thuận viện trợ và giao thương với Phi.
Hù doạ mạnh các nước láng giềng, nhưng TC tỏ ra tự chế đối với Mỹ. TC né Mỹ. TC không theo sau chiến đoàn tuần tra với hàng không mẫu hạm của Mỹ. TC không chống đối gì cuộc tuần tra này của Mỹ, mặc thị coi tàu bè Mỹ có thể tự do qua lại trên biển quốc tế. Vì TC cần giữ hoà khí với Mỹ để đàm phán những lợi ích lớn hơn trên thế giới. Nhứt là Chủ Tịch Bình của TC đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế vốn là cái thế cầm quyền của Đảng Nhà Nước TC. Quyền lợi ở Biển Đông của TC không lớn lao, quan trọng bằng quyền lợi của TC xuất cảng hàng hoá qua Mỹ. Chủ Tịch Bình lo ngại chọc TT Trump con người khó hiểu, Ông ấy tăng thuế 45% lên hàng hoá TQ nhập qua Mỹ, thì TC phải khóc bằng tiếng Quan Thoại vì kinh tế TC sẽ suy sụp ngay.
Đối với Mỹ mạnh, Đảng Nhà Nước nghĩ né cũng đâu có xấu mặt. Vì chính Mỹ cũng muốn hoà khí để đàm phán. Chính TT Trump đã viết thơ, gọi điện thoại cho Chủ Tịch Bình, chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Tướng Mattis cũng đã tuyên bố đến lúc tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Biển Đông, là Mỹ đã rửa mặt cho TQ rồi kia mà.
Ngần ấy sự kiện và thời sự giữa TC và Mỹ cho thấy, chưa có chiến tranh giữa Mỹ và TC. Nếu có thì có chiến tranh chánh trị, chiến tranh địa lý chánh trị ở Biển Đông thôi. Mà chiến tranh chánh trị một loại chiến tranh không đổ máu nhưng tranh giành thế lực trong vùng. Mỹ không có tham vọng đất đai như TC. Mỹ chỉ cần tự do hàng không, hàng hải, cho tầu bè Mỹ và đồng minh đi bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Cái này cũng không có gì khó cho TC thoả hiệp./.(VA)
- Từ khóa :
- Bắc Kinh
- ,
- Trung Quốc
- ,
- Mỹ
- ,
- Washington
- ,
- Biển Đông
- ,
- Donald Trump
Gửi ý kiến của bạn