SAIGON -- Nhiều trang web của nhiều phi trường tại Việt Nam đã bị đột nhập, làm tê liệt.
May mắn, tin tặc không có ý muốn phá hoại, chỉ là để cảnh cáo về các sơ hở mạng.
Bản tin TTXVN cho biết rằng vào khoảng 22 giờ 45 ngày 8/3, nhiều người không thể truy cập vào trang web của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (www.tansonnhatairport.vn), với nghi vấn trang web đã bị "hacker" tấn công. Tuy nhiên, ngày 9/3, thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đây không phải là vụ tấn công tin tặc bình thường bởi "hacker đã không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống".
Bản tin TTXVN ghi rằng, theo thông tin hacker này để lại trên màn hình của trang web www.tansonnhatairport.vn, thì hacker phát hiện ra hệ thống bảo vệ của website lỏng lẻo nên người này đã tấn công với mục đích cảnh báo cho nhân viên an ninh mạng của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất biết để khắc phục.
Một bản tin từ VnExpress ghi lời một lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam cho hay, vụ việc không ảnh hưởng đến hoạt động bay tại sân bay Tân Sơn Nhất trong 2 ngày qua, nhiều người không phát hiện ra tin tặc tấn công nếu không truy cập vào website.
Đây không phải lần đầu hệ thống thông tin mạng của các sân bay bị tấn công. Chiều 29/7/2016 hệ thống máy tính làm thủ tục hàng không của hãng Vietnam Airlines tại nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tấn công xâm nhập mạng. Hệ thống thiết bị thông tin chuyên ngành hàng không như màn hình thông tin chuyến bay, màn hình máy tính phục vụ check-in tại quầy thủ tục, hệ thống phát thanh đều phải dừng hoạt động.
Trong khi đó, báo Người Lao Động ghi nhận rằng Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết đơn vị này đã nắm được thông tin về vụ tin tặc (hacker) tấn công website của các sân bay Tân Sơn Nhất, Rạch Giá (Kiên Giang) và Tuy Hòa (Phú Yên).
Ngay trong ngày 9-3, VNCERT đã phối hợp cùng Cục An toàn thông tin - Bộ TT-TT cảnh báo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và hỗ trợ ứng cứu cho các đơn vị chủ quản website sân bay Tân Sơn Nhất, Rạch Giá.
Bản tin nói:
“Đối với sự cố hacker tấn công vào website của sân bay Rạch Giá và Tuy Hòa vào chiều tối 9-3, đến 21 giờ cùng ngày, cơ quan chức năng vẫn đang khắc phục và website chưa thể hoạt động bình thường. Theo đại diện VNCERT, đây chỉ là vụ tấn công thay đổi giao diện (Deface) - một hình thức tấn công khá phổ biến.
Trước đó, lúc 23 giờ ngày 8-3, hacker đã tấn công vào website sân bay Tân Sơn Nhất tại địa chỉ www.tansonnhatairport.vn. Thời điểm bị tấn công, trang chủ của website sân bay Tân Sơn Nhất hiện màn hình đen với một thông báo: “Bạn đã bị hack... Chúng tôi muốn cảnh báo là website của bạn có nhiều lỗ hổng... Liên hệ với tôi qua...@gmail.com”. Đáng chú ý, hacker không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khoảng 10 giờ ngày 9-3, website này đã hoạt động trở lại.
Đánh giá về loạt tấn công mới này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng Công ty Bkav, cho rằng việc quan trọng nhất là cần xác định hacker tấn công qua con đường nào, qua lỗ hổng của website hay máy quản trị hệ thống. Nếu tấn công thông qua lỗ hổng và xác định được lỗ hổng thì việc “vá” sẽ đơn giản. Nhưng nếu tấn công thông qua máy tính của người quản trị thì khả năng có sử dụng mã độc, việc xử lý sẽ phức tạp hơn.”
May mắn, tin tặc có vẻ giỏi tiếng Việt, và không dính gì tới “nước lạ” Phương Bắc.
May mắn, tin tặc không có ý muốn phá hoại, chỉ là để cảnh cáo về các sơ hở mạng.
Bản tin TTXVN cho biết rằng vào khoảng 22 giờ 45 ngày 8/3, nhiều người không thể truy cập vào trang web của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (www.tansonnhatairport.vn), với nghi vấn trang web đã bị "hacker" tấn công. Tuy nhiên, ngày 9/3, thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đây không phải là vụ tấn công tin tặc bình thường bởi "hacker đã không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống".
Bản tin TTXVN ghi rằng, theo thông tin hacker này để lại trên màn hình của trang web www.tansonnhatairport.vn, thì hacker phát hiện ra hệ thống bảo vệ của website lỏng lẻo nên người này đã tấn công với mục đích cảnh báo cho nhân viên an ninh mạng của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất biết để khắc phục.
Một bản tin từ VnExpress ghi lời một lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam cho hay, vụ việc không ảnh hưởng đến hoạt động bay tại sân bay Tân Sơn Nhất trong 2 ngày qua, nhiều người không phát hiện ra tin tặc tấn công nếu không truy cập vào website.
Đây không phải lần đầu hệ thống thông tin mạng của các sân bay bị tấn công. Chiều 29/7/2016 hệ thống máy tính làm thủ tục hàng không của hãng Vietnam Airlines tại nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tấn công xâm nhập mạng. Hệ thống thiết bị thông tin chuyên ngành hàng không như màn hình thông tin chuyến bay, màn hình máy tính phục vụ check-in tại quầy thủ tục, hệ thống phát thanh đều phải dừng hoạt động.
Trong khi đó, báo Người Lao Động ghi nhận rằng Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết đơn vị này đã nắm được thông tin về vụ tin tặc (hacker) tấn công website của các sân bay Tân Sơn Nhất, Rạch Giá (Kiên Giang) và Tuy Hòa (Phú Yên).
Ngay trong ngày 9-3, VNCERT đã phối hợp cùng Cục An toàn thông tin - Bộ TT-TT cảnh báo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và hỗ trợ ứng cứu cho các đơn vị chủ quản website sân bay Tân Sơn Nhất, Rạch Giá.
Bản tin nói:
“Đối với sự cố hacker tấn công vào website của sân bay Rạch Giá và Tuy Hòa vào chiều tối 9-3, đến 21 giờ cùng ngày, cơ quan chức năng vẫn đang khắc phục và website chưa thể hoạt động bình thường. Theo đại diện VNCERT, đây chỉ là vụ tấn công thay đổi giao diện (Deface) - một hình thức tấn công khá phổ biến.
Trước đó, lúc 23 giờ ngày 8-3, hacker đã tấn công vào website sân bay Tân Sơn Nhất tại địa chỉ www.tansonnhatairport.vn. Thời điểm bị tấn công, trang chủ của website sân bay Tân Sơn Nhất hiện màn hình đen với một thông báo: “Bạn đã bị hack... Chúng tôi muốn cảnh báo là website của bạn có nhiều lỗ hổng... Liên hệ với tôi qua...@gmail.com”. Đáng chú ý, hacker không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khoảng 10 giờ ngày 9-3, website này đã hoạt động trở lại.
Đánh giá về loạt tấn công mới này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng Công ty Bkav, cho rằng việc quan trọng nhất là cần xác định hacker tấn công qua con đường nào, qua lỗ hổng của website hay máy quản trị hệ thống. Nếu tấn công thông qua lỗ hổng và xác định được lỗ hổng thì việc “vá” sẽ đơn giản. Nhưng nếu tấn công thông qua máy tính của người quản trị thì khả năng có sử dụng mã độc, việc xử lý sẽ phức tạp hơn.”
May mắn, tin tặc có vẻ giỏi tiếng Việt, và không dính gì tới “nước lạ” Phương Bắc.
Gửi ý kiến của bạn