Hôm nay,  

Địa Trung Hải và Đảo Thiên Đường Santorini

10/03/201700:02:00(Xem: 7789)
Địa Trung Hải và Đảo Thiên Đường Santorini
 
Trịnh Thanh Thủy

  

Người ta thường hay gộp đôi cái xấu và cái ác, cái đẹp cùng điều thiện với nhau để nói và dễ so sánh. Nhìn cái xấu người ta hay liên tưởng đến cái ác và xem cái đẹp người ta lại vẩn vơ nghĩ đến những điều thiện của loài người. Trông hoa đẹp tươi nở ta thấy được nụ cười an lành hạnh phúc. Thấy ngày tàn, hoa rụng, ta chợt lao xao, đớn đau cho cuộc từ ly, tàn úa của một kiếp hoa hay một kiếp người.

Những hiện tượng thiên nhiên của trái đất xảy ra mỗi ngày như cuộc chiến giữa cái xấu và ác cùng điều thiện và cái đẹp. Đôi khi trong cái ác lại có điều thiện, cũng như trong cái đẹp lại có cái ác xảy ra như một nghịch lý.

Chắc các bạn đã từng nghe đến những vòng đai hay chuỗi núi lửa nằm rải rác trên toàn thế giới. Trong lòng chúng lúc nào cũng sôi sục những kim loại nóng chảy. Khi cần là phun trào và chúng là gạch nối giữa bàn chân con người và trung tâm trái đất. Chúng đang hoạt động, ngưng hoạt động hoặc vẫn còn hoạt động ngầm. Tuy nhiên đằng sau những cơn địa chấn và sức bùng nổ khủng khiếp của sự tàn phá, lại là nguồn năng lực tiềm ẩn đầy sức sống và cái những đẹp vô cùng tận.  Chính trong cái ác nguyên thủy của bạo lực ấy, núi lửa lại sản sinh những phong cảnh tuyệt vời một khi cơn giận của mẹ thiên nhiên nguội dần, và trở về với nỗi bình yên. Sau đó, núi lửa biến thành những tụ điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến từ các nơi trên thế giới. Hòn đảo núi lửa Santorini ở Hy Lạp là một trong những vết thương nứt nẻ của đất mẹ có cái đẹp mê hồn.

Santorini nổi tiếng là nơi có cảnh hoàng hôn xuống đẹp nhất trên thế giới. Nếu bạn là người say mê lịch sử và các kiến trúc của di tích thời cổ đại, hãy đến Hy Lạp. Hãy tới Athens - thành phố của những truyền thuyết và những vị thần, nơi có ngọn đồi Acropolis nổi tiếng. Hy lạp còn nổi tiếng với các hòn đảo có phong cảnh tuyệt đẹp với làn nước trong xanh biếc của biển Aegean, Địa Trung Hải như Rhodes, Crete, Mykonos, Zakynthos…. mà Santorini được xem là hòn đảo đẹp nhất.

 blank

Pic 1. Santorini
 

Tôi theo chân đoàn du lịch đến viếng Santorini một sáng tháng sáu, sau khi ghé đảo Patmos và Rhodes. Từ mực nước biển ở du thuyền đang từ từ hướng về phía đảo Santorini, chúng tôi nhìn lên vách đá khổng lồ sừng sững ở xa xa. Chúng tôi thấy một vệt trắng chạy dài men theo triền đỉnh núi. Để mọi người khỏi lầm tưởng đó là vệt tuyết đông còn sót lại, người hướng dẫn du lịch cắt nghĩa ngay rằng đó là màu của hàng loạt những ngôi nhà sơn hay quét vôi toàn trắng nằm san sát nhau tạo thành. Ông thêm, có lẽ các bạn không biết chúng ta đang chạy ngay trên miệng của một núi lửa.  Do một cơn biến động của trái đất, một cảnh nổ núi lửa đã xảy ra cách đây hàng triệu năm, nên phần đất này đã sụt lở sâu xuống thành một chỗ trũng bình yên. Ngày nay, các tàu cruise ships đã dùng làm bến đậu để neo thuyền và thả khách xuống đảo. Màu nước nơi này xanh thẫm hơn các nơi khác có lẽ vì độ sâu của nó sâu hơn các vùng biển chung quanh, có chỗ sâu đến 400m. Màu xanh ngọc bích của biển Aegean hoà với màu trắng của kiến trúc nhà cửa của cư dân tạo cho Santorini một nét đặc thù tuyệt đẹp.

 blank

Pic2. Oia-Santorini
 

Tàu nhỏ và xe bus đưa chúng tôi lên đỉnh núi và đến làng Oia để bắt đầu cuộc du hành. Chỗ cho xe bus đậu thật hiếm hoi và chật chội nằm men theo con đường dốc núi rất nguy hiểm. Những người tài xế đều phải thật giỏi mới đậu được chiếc xe bus dài và lớn vào khoảng trống nhỏ hẹp trên lề đường. Tháng sáu đầu mùa cao điểm, mà khách du lịch đông như kiến. Lúc này đương mùa cherry(anh đào). Rải rác đâu đó bên lề đường, một vài người bán rong cherry chín, mời mọc khách mua. So với cherry ở Hoa Kỳ, chúng không to bằng có lẽ vì phong thổ đất núi mà lại mềm ỉu vì khí hậu nóng và bị phơi cùng bụi bặm ngoài trời. Tôi thích nhất là bing cherry ở Mỹ, lấy từ tủ lạnh ra cứng dòn, mọng nước tím đậm và ngọt lịm. Ở Hy Lạp, tại chợ ở Athens, họ đổ đống cherry chín cao ngất, nom thật hấp dẫn, chúng tôi mua thử, giá đắt hơn ở Mỹ. Vài người bạn đòi lựa, họ không cho và múc bán cho du khách lẫn lộn những trái dập và chưa chín tới, ăn chua đến nỗi người mua ăn không nổi, mời cả đoàn ai cũng lắc đầu, đành bỏ thùng rác.

Fira là thủ phủ của Santorini nhưng Oia là ngôi làng đẹp và đông du khách nhất. Nó lại gần chỗ neo du thuyền nên nếu bạn đến vào mùa cao điểm tháng 7, 8 có lẽ trong ống kính thu hình cảnh trí của bạn, ngoài bạn, phần hậu cảnh lúc nào cũng có toàn những người là người.

Chúng tôi được dẫn đi thăm làng Oia trên con đường ngoằn ngoèo dọc theo ven triền núi dốc, người lên kẻ xuống như đi trẩy hội, chỉ chực va vào nhau. Phía dưới là biển Địa Trung Hải xanh ngát. Bên trên là chênh vênh những ngôi nhà, tiệm ăn, cửa hàng, sơn toàn trắng với đường cong quyến rũ của các mái vòm. Những lan can hiên nhà cùng những viền cửa sổ pha sắc màu trang nhã, như một mời gọi, vừa tinh khiết vừa lịch thiệp. Xa xa là con phố mang mang vẻ kiến trúc cổ thời đế chế Byzantine còn lưu lại. Đó đây, những căn nhà kiểu “cave house” thấp lùn, vuông vức như các chiếc rương con, hay các cụm nấm rơm, mái tròn, màu sắc thoáng nhẹ, xây bám vào vách núi xem thật lạ. Kiểu xây này không những giúp chống chọi lại gió bão mà sắc trắng còn khiến hơi nóng mặt trời khi rọi xuống giảm đi rất nhiều. Loáng thoáng đâu đó vài tường nhà có sắc nâu đỏ, vài ngôi giáo đường trắng vươn hẳn lên cao với mái vòm xanh blue biếc như một nét đặc thù của các ngôi nhà thờ Chính Thống Giáo. Chính Thống Giáo(Orthodox) đã ngự trị trong tín ngưỡng của dân Hy Lạp qua 17 thế kỷ dài.

 blank

Pic 3.Hoàng hôn và nhà thờ
 

Đến với Santorini không gì bằng tìm một quán ăn hay tiệm cà phê. Chọn một góc khuất yên tĩnh nhìn ra biển khơi, ngắm bình minh vừa lên hay hoàng hôn đang phai, bạn sẽ nghe những nhấp nhô đời sống trong mình lắng xuống. Nếu ban trưa nghe “bao tử mơ mòng”, bạn hãy gọi một món ăn nhẹ. Hàng quán trên đảo san sát, nơi nào cũng sẵn sàng phục vụ những món đặc sản của đảo hay của đất nước Hy Lạp cổ kính. Mỗi lần ghé Âu Châu tôi lại gọi món bánh crépe ưa thích. Tôi chọn món crépe mặn như một thứ bánh sandwich. Tôi thích thú đứng nhìn nguời thợ làm vỏ bánh crépe. Ông tráng 1 lớp bột trên chiếc khuôn tròn, rồi dùng một cái gạt bột hình chữ T, gạt bột vòng theo khuôn. Bàn tay ông khéo léo, dùng một cái gạt bánh khác mỏng dẹt, trở bánh qua lại như chúng ta trở bánh xèo, khiến bánh chín đều và vàng toả hương thơm nức. Tôi chọn ham, chese, và vài thứ rau quả điểm thêm cho có chất tươi, chiếc bánh crépe khi dọn ra đẹp, ngon và dòn một cách lạ lùng.

Tôi không uống rượu nhưng bạn hãy thử gọi và nhấp một chút vang đặc sản của địa phương Santorini còn gọi là “Vinsanto” mà bí quyết sản xuất được lưu truyền từ thời cổ đại. Tiếng gió lùa trên chiếc phong linh bằng vỏ ốc reo vui theo những cung bậc của điệu nhạc guitar “Romance” dập dìu trong quán. Cơn phiền muộn nào đó vừa dấy trong lòng bạn sẽ tan đi. Giọng Andy Williams ma mị từ quá khứ vọng về trong tiết điệu lời ca thiết tha của bài “Vino de Amor” sẽ làm ta sống lại cảm giác bềnh bồng của thứ vang ngọt tình yêu. Men rượu và men tình hoà quyện. “Một khi em nhấp vào thứ rượu nho ngọt ngào mùa hè đó, em sẽ tan loãng, ngất ngây. Khi ấy anh biết em thuộc về anh. …Rượu nho của tình yêu và hương vị môi em để lại một vầng sáng thiên đường khi anh trộm một nụ hôn...”

 blank

Pic 4. Cây nho trên đảo Santorini
 

Tôi nhìn những dây nho vừa lùn vừa cuộn tròn như con cuốn chiếu hay con mèo trong ổ, của ruộng nho làng Oia mà tròn mắt ngạc nhiên. Ôi những dây nho màu nhiệm làm nên men tình, men rượu là đây. Khác với lối trồng nho thành giàn và có vồng ở California, nơi tôi ở, cư dân Santorini trồng nho theo một phương pháp đặc chế. Vì khí hậu khô hạn và có gió, mặt đất lại toàn sỏi và đá sạn, họ gieo nho trong một cái vòng bện lại trông như cái rổ. Cứ thế nho lớn lên bện rễ vòng theo rổ để tránh gió và tiết kiệm được nước tưới cây. Đến mùa thu hoạch, trái mọc đầy đất, nông dân chỉ việc gom lại và đem làm rượu nho. Có nơi đất núi họ chỉ gieo hạt và bỏ mặc cho cây nho chống chọi với nắng gió, tới lúc có trái đến hái mang về. Nho ở đây được xem là giống nho ngon nhất Âu Châu làm nên thứ vang lẫy lừng vì được lên men từ giống nho uy mãnh và rất kiên cường. Một thứ con của núi rừng, của đất mẹ, tự nuôi, tự lớn, giữa trời và đất, tự chống chỏi và đứng vững trong cuồng phong bão táp.

Đến Santorini du khách được khuyên nên thử 3 món đặc sản là rượu vang trắng, cà chua cherry và hạt pistachio rang(hạt dẻ cười). Tôi có thử hạt pistachio địa phương, tuy hạt dài và nhỏ nhưng dòn và rất thơm ngon nhờ mới rang, đắt hơn ở Mỹ gấp hai ba lần. 

 blank

Pic 5. Hoàng hôn trên đảo Santorini
 

Phút chờ đợi rồi cũng đến, hoàng hôn bắt đầu xuống trên đảo Santorini. Những tụ điểm cao, tốt nhất để chụp hình, quay phim, đông kín người, ai cũng muốn đem về cho mình những tấm hình đẹp nhất. Từ làng Oia nhìn ra biển Aegean, mặt trời như quả cầu lửa rơi nhẹ từ từ chạm vào đường chân trời. Vài giải mây vắt ngang lờ lững. Trùng dương đăm đắm sắc hoàng hôn. Con người ngẩn ngơ trước vẻ đẹp toàn mỹ của sự chuyển đổi của thiên nhiên phía trước mặt. Thời gian bỗng như ngưng đọng, hơi thở tôi dường như chậm lại. Màu ngọc biếc của biển xanh đang phai dần qua vàng cam rồi xám nhạt, thoắt chợt tối. Bóng núi đã sạm đen. Gió biển thổi đong đưa tóc ai trong chiều. Đêm bắt đầu thả chiếc áo đen dần trùm phủ vạn vật.

Trịnh Thanh Thủy

Trích Viet tide số Xuân 2017 (bài do tác giả gửi tới Việt Báo)
 

Tài liệu tham khảo

“bao tử mơ mòng” chữ của Bùi Giáng

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.