Nhiều lần trong lịch sử hai nước đánh nhau không thắng thì một bên tạo kế ly gián trong nội bộ đối phương khiến vua quan nghi kỵ chia rẽ lẩn nhau để rồi tự hủy. Ông Putin không biết đã toan tính sâu xa thế nào nhưng kết quả thành công hơn những gì ông mong đợi, bởi vì khả năng chi phối của Nga vào chính trường Hoa Kỳ rất giới hạn (rất ít người đọc Sputnik news) so với chính nước Mỹ đang tự sâu xé về những cáo buộc liên hệ đến nước Nga trong mùa bầu cử.
Tranh cải gay gắt trên diễn đàn chính trị thường xảy ra khi các lập trường có thể khác biệt sâu sắc đến mức không thể dung hòa; nhiều thủ đoạn từng được áp dụng kể cả bôi nhọ đời tư cá nhân (character assassination), áp lực hay mua chuộc bằng tiền bạc và thế lực. Nhưng giờ đây ngay đến tính chính đáng (legitimacy) của hai trụ cột trong nền dân chủ bị tấn công: chức vụ Tổng Thống (thuộc Hành Pháp) và vai trò của Báo Chí (Đệ Tứ Quyền), trong khi cơ chế Quốc Hội (Lập Pháp) và tính vô tư của Tối Cao Pháp Viện (Tư Pháp) đang bị soi mòn.
Dùng từ bình dân cho dễ hiểu: ông Donald Trump bị những người chống đối xem như kẻ tạo phản (insurgent, The Economist Feb 04, 2017); ngược lại ông Trump tố cáo báo chí truyền thông cánh phải (liberal press) như kẻ thù của quần chúng (enemy of the people) vì đã tung tin giả (fake news) chống mình; dưới 10% dân Mỹ tin tưởng vào Quốc Hội; chiếc ghế thứ 9 trong Tối Cao Pháp Viện bị cánh đối lập cho là ăn cướp vì đảng Cộng Hòa cố tình nhận chìm trong 9 tháng không xét xử ứng viên do ông Obama đề cử. Bài viết này sẽ chỉ đề cập đến Tổng Thống và Báo Chí.
Một phần vì tính khí thất thường nhưng đồng thời do chủ đích dựa vào đại chúng (popularism) nên ông Trump ngay trong những ngày đầu tranh cử không hề ve vãn các cơ quan truyền thông cánh phải như mọi ứng cử viên còn lại. Ngược lại báo chí truyền thống (traditional press) luôn xem ông Trump như tên hề chính trị nên dự đoán sai bét về khả năng đắc cử của ông. Đến khi thành Tổng Thống ông Trump cũng không cần tỏ ra tôn trọng báo chí cánh phải mà tiếp tục dùng Twitter và thông tin lề trái (như Briebart News) để móc nối trực tiếp (connect) với tâm lý bất mãn của quần chúng. Báo chí cánh phải moi móc khuyết điểm của chính quyền Trump và những liên lạc với tòa Đại Sứ Nga trong mùa bầu cử, nếu trước đây việc này được xem như vai trò chính đáng của nền báo chí tự do thì nay cánh ông Trump tấn công là tung tin giả hay tìm rận trong chăn (witch hunt) với chủ đích nhằm dập tắt phong trào phiến loạn bằng cách truất phế, hay ít ra cũng cô lập và vô hiệu hóa ông Trump cho đến mùa bầu cử 4 năm tới đây.
Tranh chấp giữa ông Trump và báo chí cánh phải có nguồn gốc sâu xa hơn chỉ là những thủ đoạn chính trị: chống lại báo chí cánh phải là phản ứng của phong trào đại chúng (populist) chống lại tầng lớp tinh hoa ưu tú (elites) và tự do cấp tiến (liberal) – xin lưu ý cả ba từ ngữ populist, elites và liberal giờ đây đều bị xã hội dùng trong hàm ý chê trách mỉa mai.
Hai tầng lớp ưu tú và tự do cấp tiến theo chủ trương toàn cầu hóa và dân chủ tự do (global liberal order). Nhưng kết quả các chính sách can thiệp quốc tế (interventionalism), về di dân và mậu dịch khiến thiệt thòi cho giai cấp trung lưu và thợ thuyền, trong khi giới tin hoa chiếm lĩnh thế lực chính trị và quyền lợi kinh tế còn thành phần cấp tiến trở thành hàng giáo phẩm rao truyền giá trị tự do. Hình ảnh này tương tợ thời Trung Cổ nhưng vua chúa và giới quý tộc ngày nay là lớp người ưu tú trong khi quan điểm tự do cấp tiến chính là nền tảng cho một giáo hội mới nhằm áp đặt nền tự do toàn trị và tự do bá quyền (liberal hegemony) lên trên tinh thần dân tộc (nationalism), truyền thống Cơ Đốc Giáo (Christian-Judaism) và đại chúng (populism) vào lúc nhà nước phiêu lưu và phung phí tài nguyên quốc gia trong vai trò sách sen đầm quốc tế.
Khi so sánh như vậy chúng ta mới hiểu rằng các phong trào đại chúng tại Âu-Mỹ là những cuộc cách mạng quần chúng trong thế kỷ thứ 21 (revolution, The Economist Mar 04, 2017). Cách mạng bắt đầu khi những cột trụ của xã hội đánh mất tính chính danh (legitimacy).
Báo chí cánh phải bị xem như công cụ của giới tinh hoa và tự do cấp tiến để giám thị tư tưởng (political correctness). Twitter, Facebook và Internet giúp cho ngôn luận lề trái bùn phát mà không bị kiểm duyệt. Mỗi luồn thông tin đều có khoảng 40% dân chúng đón nhận và tin là giả hay thật (fake or legitimate news) tùy theo định kiến của người đọc (confirmation bias).
Một nhà ngoại giao Á Châu nhận xét thế giới đang chứng kiến cảnh một siêu cường tự sát - this is how a superpower commits suicide! Người viết không bi quan như vậy mà vẫn tin rằng nền dân chủ sẽ vượt qua thử thách để trở nên vững vàng hơn; nhưng chúng ta đang sống trong một giai đoạn lịch sử rất bấp bênh nên cần có sự bình tỉnh và quan tâm của mọi công dân kể cả những người gốc Việt.