Hôm nay,  

Tôi Sát Cánh Với Janet

03/03/201722:40:00(Xem: 5892)

                                       

blank

 
 

March 1, 2017

 

The Honorable Kevin de León

California Senate President Pro Tempore

State Capitol, Room 205

Sacramento, CA 95814

 

                            Re:      “I STAND WITH JANET”

 

Dear Senator Kevin de León:

 

As a former refugee from the communist regime of Vietnam and now a councilmember supporting the voices of more than one hundred twenty thousand Vietnamese-American residents in San Jose, I submit this letter to you requesting a thorough investigation into the forceful removal of Senator Janet Nguyen from the floor on 2/23/2017; to clarify and update the protocol rule; and to make appropriate apology and restoration of Senator Janet Nguyen’s honor. And I stand with Janet.

 

For millions of Vietnamese refugees who fled the communists and sought freedom in the U.S., Mr. Tom Hayden’s betrayal of the sacrifice of 58,315 U.S. soldiers inflicted a painful deep cut in their hearts. But this issue is another topic that can be discussed at different time. Today my focus is the forceful removal of a Senator; its consequences; and hopefully a resolution.

 

The great majority of Americans condemn this unprecedented action of violating a Senator on the floor. “This isn’t how democracy works,” wrote the San Diego Union-Tribune. “Lara’s move backfired,” the New York Time commented. The Los Angeles Times wrote, “CA Democrats created a new GOP star.” Even the democratic stalwart Willie Brown, former Speaker of the State Assembly, spoke out against it.

 

As the Senate Leader, you were rightfully applauded when saying, “I was deeply troubled and unsettled by the actions last week…. I take full responsibility for what transpired and for making sure it never happens again.” And I thank you for your pledge of a nonpartisan review into this matter. I support Sen. Jean Fuller’s call for a complete and transparent investigation.

 

I have been admiring your leadership and compassion for the disadvantaged. The quote on your website “Focus on using the public-policy process to empower the least fortunate and voiceless” is inspiring. And this is the opportunity for you to show your leadership for the voiceless, such as Senator Janet Nguyen and her constituents on that faithful moment that was captured on the video and changed history.

 

Sincerely yours,

Tam Nguyen

San Jose City Councilmember, District 7

 

 blank

 

Ngày 1 tháng Ba năm 2017

 

Kính gởi Thượng nghị sĩ Kevin de León

Chủ tịch Thượng Viện tiểu bang California

State Capitol, Room 205

Sacramento, CA 95814

 

                            V/v:     “TÔI SÁT CÁNH VỚI JANET”

 

Kính thưa Thượng nghị sĩ Kevin de León:

 

Từng là một người tị nạn cộng sản, và hiện nay là nghị viên tranh đấu cho tiếng nói của hơn 120,000 cư dân người Mỹ gốc Việt tại San Jose, tôi đệ trình lá thư nầy lên ông để: Yêu cầu mở cuộc điều tra thấu đáo về việc xúc phạm đến Nghị sĩ Janet Nguyễn tại nghị trường hôm 23/2/2017 vừa qua; làm sáng tỏ và cải thiện luật thủ tục nghị trình; xin lỗi và phục hồi vinh dự cho Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Tôi luôn sát cánh với Janet.

 

Hàng triệu người dân Việt Nam đã phải trốn chạy cộng sản để tìm tự do tại Hoa Kỳ. Việc ông Tom Hayden phản bội lại sự hy sinh của 58,315 chiến sĩ Hoa Kỳ đã chém một vết thương sâu sắc trong trái tim chúng tôi. Nhưng việc nầy xin được xếp lại và thảo luận vào lúc khác. Hôm nay tôi chú trọng đến việc mời một Nghị sĩ ra ngoài nghị trường; hậu quả; và hy vọng giải quyết thỏa đáng.

 

Tuyệt đại đa số người Mỹ đã kết án sự xúc phạm khôn tiền khoán hậu nầy tại nghị trường. Báo San Diego viết: “Đây không phải là cách thực thi dân chủ.” Tờ New York Times chê bai: “hành động của nghị sĩ Lara bị phản ứng ngược.” Báo LA Times phê bình: “Đảng Dân Chủ đã tạo ra một ngôi sao sáng cho đảng Cộng Hòa.” Ngay cả ông cựu chủ tịch Hạ Viện Willie Brown, một lãnh đạo Dân chủ kỳ cựu, cũng phải lên tiếng chê trách hành động ấy.

 

Với tư cách lãnh đạo Thượng viện, ông cũng đã được khen thưởng khi nói rằng “Tôi rất khó chịu và buồn phiền vì việc ấy. Tôi xin lãnh hoàn toàn trách nhiệm và bảo đảm sẽ không bao giờ tái diễn nữa.” Tôi cũng cám ơn việc ông đã cam kết một cuộc điều tra minh bạch. Tôi cũng ủng hộ Nghị sĩ Jean Fuller yêu cầu một cuộc điều tra thấu đáo toàn diện.

 

Tôi vẫn hằng ngưỡng mộ ông với tài lãnh đạo và lòng mẫn cảm cho người cô thế. Câu tuyên bố có đăng trên trang nhà điện tử của ông rất đáng noi gương: “Dùng chính sách công quyền để giành quyền lực cho kẻ cô thế và thấp cổ bé miệng.” Nay là cơ hội cho ông chứng tỏ sự lãnh đạo ấy, tranh đấu cho người bị cướp đi tiếng nói, như Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn và cử tri của bà trong giây phút định mệnh hôm ấy đã được ghi lại trên màn ảnh, và đã làm thay đổi lịch sử.

 

Trân trọng,

NV Nguyễn Tâm

Quận 7, TP San Jose



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.