WASHINGTON - Quan ngại về lệnh cấm nhập cảnh của TT Trump nhắm công dân 7 nước Hồi Giáo trong 3 tháng khiến hàng chục viên chức ngoại giao chuyên nghiệp cân nhắc khả năng tống đạt 1 kiến nghị nội bộ gửi lên tập thể lãnh đạo Bộ ngoại giao để bày tỏ sự bất đồng – ABC News đưa tin trước tiên về bản dự thảo đã đuợc lưu hành trong hàng ngũ ngoại giao từ nhiều ngày qua.
Kiến nghị này khẳng định chính sách di trú mới không bảo vệ Hoa Kỳ an toàn nhưng làm hại các nỗ lực phòng ngừa tấn công khủng bố. Bản dự thảo ghi rõ : với thực tế hầu như không có hành động khủng bố của di dân từ 7 nuớc ấy, sắc lệnh của TT Trump không có bao nhiêu hiệu quả thực tế với an toàn công cộng.
Kiến nghị phản đối nội bộ đuợc chuyển thông qua “kênh bất đồng”, là cơ chế cho phép quan điểm thay thế mà không bị trừng phạt đuợc thiết lập trong thời kỳ chiến tranh Vietnam thập niên 1960 – với cơ chế này, viên chức cao cấp có thể tiếp cận các quan điểm thay thế về chính sách.
Trong năm qua, trên 50 viên chưc ngoại giao dùng thông điệp loại này để phản đối chủ trương không can thiệp tại Syria.
Quyền phát ngôn viên Mark Toner xác nhận “kênh bất đồng” là tiến trình quan trọng bảo đảm chuyển tới hàng ngũ lãnh đạo của Bộ các phát biểu về quan điểm khác về chính sách.
Kiến nghị bất đồng khẳng định sắc lệnh về di dân của TT Trump là mâu thuẫn với các giá trị cốt lõi của hiệp chủng quốc và hiến pháp liên bang.
Qua kiến nghị này, các viên chức ngoại giao cao cấp báo động về nguy cơ gia tăng tâm lý chống Mỹ – theo các viên chức cao cấp, gần 1/3 dân số của 7 nước Hồi Giáo mục tiêu là vị thành niên dưới 15 tuổi. Họ cảnh báo : lãnh tụ tương lai của những cộng đồng ấy có thể bị đẩy về hướng cực đoan hoá.
Kiến nghị phản đối cũng nói tới ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế – giới ngoại giao chuyên nghiệp không quên nhắc lại thời kỳ đen tối trong lịch sử khi công dân gốc Nhật bị tập trung trong thời gian diễn ra thế chiến thứ 2. Họ nói rõ: nhiều thập niên sau sắc lệnh chống Hồi Giáo này, khi nhìn lại, chúng ta sẽ nhận biết là đã phạm sai lầm tương tự.
Kiến nghị này khẳng định chính sách di trú mới không bảo vệ Hoa Kỳ an toàn nhưng làm hại các nỗ lực phòng ngừa tấn công khủng bố. Bản dự thảo ghi rõ : với thực tế hầu như không có hành động khủng bố của di dân từ 7 nuớc ấy, sắc lệnh của TT Trump không có bao nhiêu hiệu quả thực tế với an toàn công cộng.
Kiến nghị phản đối nội bộ đuợc chuyển thông qua “kênh bất đồng”, là cơ chế cho phép quan điểm thay thế mà không bị trừng phạt đuợc thiết lập trong thời kỳ chiến tranh Vietnam thập niên 1960 – với cơ chế này, viên chức cao cấp có thể tiếp cận các quan điểm thay thế về chính sách.
Trong năm qua, trên 50 viên chưc ngoại giao dùng thông điệp loại này để phản đối chủ trương không can thiệp tại Syria.
Quyền phát ngôn viên Mark Toner xác nhận “kênh bất đồng” là tiến trình quan trọng bảo đảm chuyển tới hàng ngũ lãnh đạo của Bộ các phát biểu về quan điểm khác về chính sách.
Kiến nghị bất đồng khẳng định sắc lệnh về di dân của TT Trump là mâu thuẫn với các giá trị cốt lõi của hiệp chủng quốc và hiến pháp liên bang.
Qua kiến nghị này, các viên chức ngoại giao cao cấp báo động về nguy cơ gia tăng tâm lý chống Mỹ – theo các viên chức cao cấp, gần 1/3 dân số của 7 nước Hồi Giáo mục tiêu là vị thành niên dưới 15 tuổi. Họ cảnh báo : lãnh tụ tương lai của những cộng đồng ấy có thể bị đẩy về hướng cực đoan hoá.
Kiến nghị phản đối cũng nói tới ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế – giới ngoại giao chuyên nghiệp không quên nhắc lại thời kỳ đen tối trong lịch sử khi công dân gốc Nhật bị tập trung trong thời gian diễn ra thế chiến thứ 2. Họ nói rõ: nhiều thập niên sau sắc lệnh chống Hồi Giáo này, khi nhìn lại, chúng ta sẽ nhận biết là đã phạm sai lầm tương tự.
Việc an ninh cho Mỹ là cần thiết !
Trump một khi đã ký mà vì những chuyện vớ vẩn như biểu tình, như kiến nghị mà bãi bỏ chính luật đã ký thi ông sẽ lãnh thẹo ngay lập tức, kẻ thù sẽ mở cờ và nát nước ! Những người ủng hộ TT sẽ dấy lên chống ông ngay ! Loạn !