Hôm nay,  

Cuối Năm, Nghe Nhạc Phạm Anh Dũng

25/01/201700:02:00(Xem: 8064)

CUỐI NĂM, NGHE NHẠC PHẠM ANH DŨNG
 

Chu Tất Tiến

 

Từ khi hội họa được chính thức tôn trọng như một nghệ thuật tôn quý, các họa sĩ thường chọn sẵn cho mình môt trường phái để theo đuổi như Renaissance với Donatello, Leonardo Da Vinci, Sandro Bortinelli, Michael Angelo, Jan Van Eyck; Baroque với Bernini Rembrant;  Neo-classicism với Jacques Louis David, Impressionism với Monet, Van Gogh, Cézanne, và Paul Gaughin; Cubism với Picasso… Cuối thế kỷ 20 lại có Futurism và Motion, rồi Unrealistic với khá nhiều họa sĩ đương đại. Theo chiều hướng đó, các họa sĩ Việt Nam (ở miền Nam) cũng được tự do theo đuổi một đường lối riêng của mình để cho ra đời những tác phẩm độc đáo, ngoài những trường phái trên, đặc biệt là nghệ thuật hội họa mầu nước và vẽ trên lụa.
 
blank
Bác sĩ Phạm Anh Dũng, cũng là nhạc sĩ nổi tiếng với 400 ca khúc 

Tương tự như thế, các nhạc sĩ sáng tác Việt Nam (trừ các nhạc sĩ ở miền Bắc không có tự do sáng tác) cũng tự chọn cho mình một đường lối sáng tác riêng biệt. Với trường phái lãng mạn và viết theo quy tắc cổ điển qua các nhịp điệu Valse, Blue, Tango, hay Slow, có các nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc như Văn Cao, Phạm Duy, Tô Vũ, Lê Thương, Chung Quân, Anh Việt, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Đặng Thế Phong, Đỗ Nhuận, Hiếu Nghĩa, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Hoàng Trọng, La Hối, Đan Trường, Lê Trạch Lựu, Ngọc Bích, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Khánh, Lê Mộng Nguyên,.. Các bản nhạc này thường được sáng tác trong thập niên 30 trước chiến tranh Việt-Pháp  nên được gọi là “Nhạc Tiền Chiến”. Thực tế, nhiều bản nhạc đã được sáng tác sau cuộc di cư 1954 cũng được gọi là “nhạc tiền chiến” vì cũng mang âm hưởng lãng mạn, cổ điển như các bản nhạc của thập niên trước. Sau đó là những bản nhạc  mang một chút cách tân của Cung Tiến, Lâm Tuyền, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Hiền, Nguyễn Mỹ Ca …Riêng nhạc của “Thầy” Nguyễn Văn Đông, một Tiến Sĩ Âm Nhạc Paris, là Thầy của rất nhiều ca sĩ nổi tiếng Saigon, đã mang một âm hưởng đặc biệt, vì ông còn là một đạo diễn cổ nhạc Đông Phương Tử, một kịch tác gia có nhiều thoại kịch đem lại những tiếng cười cùng những giọt lệ trên sân khấu Saigon qua những vở kịch do Kim Cương đóng làm Saigon đẫm lệ.
 

Điều đáng ngạc nhiên là sau cuộc di cư 1954, âm nhạc Việt lại nổi lên một chiều hướng mới: nhạc phổ thông (Popular hay Pop) gồm những bản nhạc kể lể những nỗi buốn da diết với những mối tình không trọn vẹn. Các nhạc sĩ thuộc trường phái phổ thông này thường sử dụng loại nhạc Rumba, Bolero nhịp nhàng để làm giá nâng đỡ cho các lời hát thật đơn giản như lời kể chuyện bình thường để có thể thấm nhập một cách dễ dàng vào những tâm hồn đơn sơ của người miền Nam. Cùng thập niên đó, các bản nhạc theo thể điệu Slow, Slow Rock, March, hay Paso Doble cũng rất được ưa chuộng. Trong số những nhạc sĩ tiêu biểu của loại nhạc này, người ta thấy có: Anh Bằng, Đinh Trầm Ca, Khánh Băng, Hoàng Nguyên, Nhật Ngân, Trịnh Lâm Ngân, Y Vân, Đỗ Kim Bảng, Phạm Mạnh Cương, Lê Hựu Hà, Phạm Trọng Cầu,Trầm Tử Thiêng, Lê Trọng Nguyễn, Trường Sa, Dũng Chinh, Mạnh Phát, Phạm Thế Mỹ…Nhưng phải nói những bản nhạc phổ thông có lời ca rất mộc mạc, chân thành, có tính chất kể lể của các nhạc sĩ Huỳnh Anh, Lam Phương, Nguyễn Hữu Thiết, Duy Khánh, Hoàng Thi Thơ, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Lê Dinh, Thanh Bình, Thanh Trang, Đỗ Lễ, lại được số đông thính giả miền Nam ưa thích vì đã thể hiện giùm họ những điều mà họ nói không được.  Bên cạnh đó, có những tác phẩm mang lời nhạc triết lý cao siêu, muốn tách rời âm hưởng của những bản nhạc mang tính chất phổ thông, nhưng không hoàn toàn cổ điển như của Cung Trầm Tưởng, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương, Vũ Đức Sao Biển, Vũ đức Nghiêm, Vũ Thành An…lại có những thính giả chọn lọc khác.
 

Sau 1975, sang đến hải ngoại, một số tác phẩm được sáng tác sau này bỗng đột nhiên xuất hiện và tạo nên một trường phái mới, dung dị hơn và thẩm thấu vào tâm hồn người nghe nhanh hơn. Trong số những nhạc sĩ sáng tác nhiều sau khi định cư ở Mỹ có Đức Huy và Phạm Anh Dũng. Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng, một Bác Sĩ Y Khoa, nhưng có tâm hồn đam mê âm nhạc mạnh mẽ đến nỗi chỉ trong khoảng 2 thập niên, ông đã sáng tác gần 400 bản nhạc, một kỷ lục hiếm có trong làng âm nhạc. Một điều đặc biệt là ông viết nhiều bản nhạc về một loài hoa phù dung, chỉ nở trong một khoảnh khắc ngắn ngủi rồi tàn ngay: Hoa Quỳnh. Những bản nhạc viết về Hoa Quỳnh gồm có: Quỳnh, Đêm Nguyệt Quỳnh, Quỳnh Hoa, Quỳnh Lan, Quỳnh Giao, Quỳnh Như, Quỳnh Mơ,Với Quỳnh, Nụ Quỳnh rướm máu, Như đóa dạ quỳnh, Quỳnh thi, Quỳnh Lệ, Người yêu dấu mang tên một loài hoa, Dạ Quỳnh Hương, Hoài Mong, Da Khúc. Ông cũng thường nói về chữ Tình: Tình Khúc Mùa Xuân, Tình khúc mùa Hạ, Tình Khúc mùa Thu, Tình Khúc mùa Đông. Những bản nhạc của ông không viết trên những “Melody” phức tạp trong khi ngôn ngữ sử dụng trong bản nhạc lại đơn giản nên nhiều bản nhạc của ông đã thẩm thấu vào tâm hồn của hầu hết người nghe. Hai bản nhạc về Mẹ của ông làm người nghe thấy nước mắt tràn mi: Mẹ Ru Con và Mẹ vàng úa. Trong bài “Mẹ Vàng Úa” có những câu làm cho người nghe muốn khóc: “Mẹ già như cây tàn héo. Nhớ con yêu xa quê lâu rồi. Chiều về về qua xóm nghèo. Chiều vàng, vàng trên đường phố. Mẹ già như nắng vàng úa. Gió heo may hiu hiu u sầu. Nhin dòng sông tím lạnh. Lạnh buồn, lạnh tím tâm hồn. Chiều xuân đó, con đi mai vàng thôi nở. Liễu xuân mềm lặng lẽ rũ bên song. Bầy chim bé tiếng hót đã ngưng từ lâu. Mẹ nước mắt chan hòa má nhăn nheo..Một ngày con đã về đến. Đến quê hương nhưng sao vắng mẹ. Chỉ còn một chiếc bình. Trong bình là tro xác mẹ.”
 

Những lời nhạc trong các tác phẩm của người nhạc sĩ, bác sĩ y khoa này, dù là sáng tác hay phổ nhạc từ thơ, đều được chọn lựa kỹ càng, và sắp xếp theo một trình tự để người nghe thông cảm được ngay tâm hồn nghệ sĩ của tác giả. Trong bài “Nhạc Quỳnh Cuối cùng”, lời nhạc như thanh thoát gợi buồn, nhưng không quá đẫm lệ: “Đêm khuya dăng sầu, Môt vì sao thấp thoáng trong đêm tối mênh mang, Dòng lệ ai tê tái. Thấm ướt không gian buồn.. Rồi từ xa tiếng dương cầm thoảng theo gió ai sẽ hát cung trầm. Tình đến rồi đi mà sao lòng vẫn mong chờ”.
 

Những bài thơ được ông phổ nhạc là những bản nhạc được trau chuốt từng âm điệu như bài “Nước Chẩy Qua Cầu” (thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao): “Mai kia nước chẩy qua cầu, nước đau nước khóc ai sầu nhớ thương. Em đi gió quyện mùi hương. Nắng lên suối tóc, còn vương nốt buồn. Lá rơi từng chiếc bên đường. Vàng phai mầu áo đoan trường cung thương. Nhớ luôn mấy độ tà dương. Vấn vương đỉnh ngự dòng Hương ngập ngừng. Mai kia chạnh nhớ câu thề Qua cầu nước chẩy bốn bề vọng âm.”

Bài “Gửi người dưới mộ” (thơ Đinh Hùng) đã xót xa mà được những cung nhạc buồn của Phạm Anh Dũng làm cho người nghe thấy cả khung trời như chơi vơi quá đỗi: “Trời cuối thu rồi em ở đâu? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu? Thu ơi đánh thức hồn ma dậy. Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu. Em mộng về đâu? Em mất về đâu? Từng đêm tôi nguyện cầu. Đây mầu hương khói là mầu mắt xưa.”
 

Trong khi đó, tính lãng mạn trong tâm hồn người nhạc sĩ đã làm rung lên tiếng nhạc: “Em ơi! đêm thơm môt đóa quỳnh. Cùng em hương vương không gian. Cho ta mơ say ngát tình. Quyện mầu xanh thắm môi em.” (Dạ quỳnh hương).

Đôi khi, Phạm Anh Dũng lại thổ lộ nỗi đau không tên về những kỷ niệm xưa như trong bài “Nhớ Saigon”: “Biết đến bao giờ gặp lại người xưa. Thương cho mùa mua qua thành phố vắng. Lang lang miệt mài năm tháng. Bao nhiêu luyến tiếc xa ngàn. Buồn thương vương lên mầu áo….”
 

Như thế, viết về Phạm Anh Dũng, thật ra không dễ, vì tâm hồn của ông bao la quá, phương diện nào cũng thấy ông chan chứa tình cảm. Với hơn 400 bản nhạc viết trong môt thời gian kỷ lục, Phạm Anh Dũng đã chứng tỏ tuy là em nhỏ trong làng nhạc sĩ, nhưng cũng không thua kém đàn anh mấy, cũng như Trương Vô Kỵ, hậu sinh khả úy mà võ nghệ tuyệt luân, văn võ toàn tài, chiêu nào đánh cũng ác liệt, nhưng lại luôn nhịn nhường. Phạm Anh Dũng, ngoài đời sống thường nhật, là một người khiêm cung, không vì số lượng các bản nhạc mà ông sáng tác, làm cho ông mất đi bản tính yêu người và thích phục vụ tha nhân của một Quân Y Sĩ từng chiến đấu sinh tử bên chiến hào những năm trước 1975. Ngày cuối năm xa quê, nghe nhạc Phạm Anh Dũng, mà tưởng đến một chàng Vô Kỵ Anh Dũng đang hạnh phúc bên Triệu Minh, xứng đáng cho thời gian lao tâm khổ trí bên những cung nhạc phục vụ cho đời.

Chu Tất Tiến, Ngày chờ năm Đinh Dậu. 






Ý kiến bạn đọc
25/01/201713:14:37
Khách
Sao không thấy Trần Thiện Thanh?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.