Hôm nay,  

Hệ Lụy Của Hoa Kỳ Với Trung Cộng Từ Sau Cuộc Giải Kết Mỹ-hoa Năm 1972

23/01/201708:49:00(Xem: 5018)

HỆ LỤY CỦA HOA KỲ VỚI TRUNG CỘNG

TỪ SAU CUỘC GIẢI KẾT MỸ-HOA NĂM 1972
 

MƯỜNG GIANG

 

 

          Từ năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục địa, thiết lập chế độ Cộng Sản Đệ Tam trên toàn cõi nước Tàu, ngoại trừ Đài Loan, Hông Kông và Ma Cau, Sự liên quan ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tàu đỏ cũng chấm dứt vì nước này theo Liên Xô, bế quan tỏa cảng, chống lại khối Tự Do và Tây Phương.

 

          Năm 1972, qua nhiều lần đi đêm của Ngoại trưởng Kissinger, đã mở đường cho chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng Thống Richard Nixon, nối lại bang giao giữa hai nước từ " kẻ thù " trở thành " đồng minh chiến lưọc " chống Liên Xô. Do đó, Hoa Kỳ mới táng tận lương tâm, đem lảnh thổ Nam VN (trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) đánh đổi với TC và Bắc Việt, qua cái gọi là " Hiệp định hòa bình ngưng bắn Ba Lê ngày 27-1-1973 ". Vừa qua,  lần đầu tiên một Tổng Thống Mỹ là G.W.Bush, đã xác nhận sự lầm lổi lớn của Mỹ khi rút quân, đã khiến cho hằng triệu người Kampuchia và Nam VN chịu cảnh " tắm máu " của CS. Bởi vậy Họ đã liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, gây nên phong trào " thuyền nhân " kinh thiên động địa, có một không hai, đẳm máu và thương tâm nhất trong lịch sử nhân loại.

 

          Tuy Tổng Thống Jimmy Carter là người đầu tiên đã ký với Đặng Tiểu Bình thỏa ước thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng vào năm 1979. Nhưng chính Tổng Thống Bill Clinton của đảng dân chủ, mới là người trói nước Mỹ vào vòng kềm tỏa của TC, qua chuyến công du vĩ đại với hơn 1000 lái buôn đủ loại tới Bắc Kinh, từ ngày 25-6-1998 tới 3-7-1998, mới là một sự kiện lớn trong quá trình " nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà ", trong sự tận tình nâng niu giúp đỡ Trung Cộng, từ một đất nước nghèo đói lạc hậu, trở thành siêu cường quốc tham ác bạo tàn, ngang ngược và đầu sỏ của mọi tội ác " diệt chủng nhân loại " ngày nay trên thế giới. Hành vi trên nếu đem so sánh, còn hơn cả Mông Cổ, Hung Nô, Đức Quốc Xã và Phát xít Nhật.

 

          Đó là hậu quả tất yếu của những cam kết " chết người " từ TT Nixon với Mao,  giữa TT Clinton và Giang Trạch Dân đã ký trong " bản tuyên bố chung " tại Bắc Kinh , dày 47 trang bao gồm tất cả việc mua bán mọi lảnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội và vận mệnh của nước Mỹ cũng như nhân loại . Quy luật này sau đó đưọc coi như là khuôn phép không thể cải, bắt buộc các đời TT kế tiếp Bush (con) và Barack Obama noi theo thi hành, tiếp tục chìu chuộng, giúp đở, khiến TC càng lúc càng giàu-mạnh, oai phong gần như lấn lướt Mỹ trong mọi phương diện. Cảnh tưọng TT Obama và phái đoàn Mỹ bị Tập Cận Bình chơi sõ và khinh miệt tại Hàng Châu (TC), trong hội nghị G20, như báo trước sẽ có một ngày TC đạp Mỹ xuống vực thẩm, làm bá chủ thế giới như hầu hêt các chóp bu TC từ Đặng, Giang, Hồ tới Tập Cận Bình hằng ảo giác mong đợi.

 

           Ngoài ra, để làm vừa lòng Trung Cộng, TT Clinton còn nhân danh đất nước và đồng bào Hoa Kỳ, mà không cần đếm xĩa đến vận mệnh của nước khác (giống như TT Nixon đã hành xử với VNCH), khi tự ý  ký hứa " ba không " với Bắc Kinh. Đó là không ủng hộ Đài Loan được độc lập, không ủng hộ có hai nước Tàu và không ủng hộ Đài Loan được gia nhập LHQ. Cuối cùng hai đảng " dân chủ khuynh tả Mỹ và CSTC " lại hứa thêm là sẽ chẳng bao giờ sử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề. Bởi vậy qua tám năm lảnh đạo nước Mỹ, TT Obama của đảng dân chủ (2009-2016), đã gần như làm ngơ, bỏ ngõ biển Đông, để mặc cho TC một mình một chợ quậy phá tan nát, từ trò đường lưởi bò chín đoạn tới việc bồi đắp chuổi đá chìm nổi tại Trường Sa làm căn cứ quân sự, cuối cùng cưởng chiếm toàn bộ biển Đông, gây cảnh thương vong cho hàng vạn ngư dân VN qua hành vi hải tặc. Trong lúc đó Mỹ, qua TT Obama luôn to mồm khua miệng về cái gọi là " xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương " với chiến hạm, phi cơ đầy biển đầy trời nhưng cấm không đưọc va chạm tới TC.

  

          Tất cả đều là nhân quả báo ứng từ thái độ " con buôn bất chính của Hoa Kỳ ", nên đâu có gì phải ân hận như bài diễn văn nhậm chức của tân TT Donald Trump ngày 20-1-2017 ?, khi ta nhìn lại những trang thế giới sử từ lúc xuất hiện Hiệp Chủng Quốc. Có như thế mới hiểu lý do người Mỹ " không có bạn mà chỉ có đồng minh giai đoạn " và là nước luôn chủ động trên chính trường để trục lợi cho"  chính quyền Mỹ và bọn con buôn, lái súng ". Trong ngày ra mắt hồi ký " chuyện đời tôi ", khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Express và Le Point, cựu TT Clinton chỉ trích nặng nề các nhân vật thuộc đảng cộng hòa như Rumsfeld, Cheney, Wolfowitz.. đã áp lực ép buộc Tổng thống G. W. Bush, gây cuộc chiến Iraq, mà ông ta nói là quá sai lầm, cho dù để thực hiện ý muốn giúp đở toàn vùng Trung Đông và Trung Á, được sống dưới thể chế Tư Do Dân Chủ như Hoa Kỳ.

 

          Sau rốt, Clinton còn chỉ trích TT Bush (con), đã không chịu tôn trọng một số hiệp ước " mật " mà ông đã ký kết với Giang Trạch Dân, trong đó có sự kiện Mỹ (Bush con) bất chấp phản ứng của Nga-Trung Cộng, khi cứ tiến hành gia tăng nghi6n cứu và sản xuất các loại hỏa tiển và vũ khí tối tân,,cài đặt kế hoạch " Lá Chắn Chống Phi Đạn ", trên hai lãnh thổ Mỹ-Nhật.. gây nên cuộc chiến tranh lạnh giữa Tàu-Nga-Ba Tư-Bắc Hàn-Syria và Mỹ, Do Thái, Liên Âu.

 

          Từ đó mới có nhiều người thắc mắc " có hay không " sự rạn nứt cuộc tình nồng thắm Mỹ-Hoa, đã kéo dài hơn mấy chục năm kể từ 1972 ?. Chắc là có trục trặc, ít ra vào thời Bush con (2000-2008) Trong quá khứ, lúc Trung Cộng còn yếu thế và chưa giàu, nên đã cố ngậm đắng nuốt cay, để Hoa Kỳ và Nato oanh tạc Tòa đại sứ của mình tại thủ đô Belgrade (Nam Tư), trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3-1999. Rồi vụ đụng chạm trên không, khi một chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ, đâm vào chiếc phản lực cơ F-8 của Trung Cộng, làm chết viên phi công Tàu. Sau đó cả phi hành đoàn Mỹ bị giam lỏng trên đảo Hải Nam, cho tới khi Tổng thống Bush ra oai sử dụng vũ lực, Trung Cộng mới chịu giảng hòa..

 

          Cùng thời gian này, Mỹ cũng tố cáo TC gài điệp viên Wen Lee Ho tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, để đánh cắp tài liệu chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn LHQ, Mỷ luôn tố cáo Tàu chà đạp nhân quyền, không tôn trọng tự do tín ngưỡng, đàn áp dã man Giáo phái Pháp Luân Công và xích hóa Tây Tạng.

 

          Nhưng tất cả đều là sự giả tạo trong mối bang giao Mỹ-Hoa, đã được sắp xếp một cách khéo léo để lừa bịp thiên hạ lầm tưởng, giữa chánh quyền Mỹ và TC như đang có vấn đề. Và để tạo thêm niềm tin của hai đảng, vào đầu năm 2009 nhiệm kỳ đầu của TT Obama đàng dân chủ, bà Hillary trong tư cách ngoai trưởng Mỹ khi thăm viếng Bắc Kinh, đã huỵt toẹt phán " dẹp đi chuyện nhân quyền ". cứ an tâm đầu tư và mua công khố phiếu Mỹ để làm giàu cho nước Tàu.

 

          Từ đó, chúng ta mới hiểu được tại sao cán cân mậu dịch giữa hai nước cứ mất cân bằng, mà phần thiệt hại vẫn luôn là người Mỹ. Sự thua lỗ thâm niên tới cuối năm 2016, đưa nợ công lên tớ 23.000 tỷ USA.. Một điều nghịch lý khác là chánh quyền Hoa Kỳ đã bất lực hay làm ngơ, trước sự thao túng của TC, khi thu mua ngay trên đất Mỹ, nhiều đại công ty như Levono của Thompson, hệ thống dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của IBM và công ty Maytag.

          Nhưng chính tham vọng thâu tóm Công ty xăng dầu Unocal của Mỹ, trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của bọn lái dầu đang tham chính. Từ đó Hoa Kỳ không còn bưng bít về mối hiểm họa của Trung Cộng.

 

          Nên không phải chỉ riêng tuần báo Christian Science Monotor, lên tiếng cảnh giác vào ngày 11-5-2005, mà hầu như toàn thể các nhà quan sát chính trị thế giới, cũng đều thống nhất quan điểm, kêu gọi Hoa Kỳ đừng bận tâm về những câu chuyện nguyên tử của Bắc Hàn, Iran.. hay xía vào nội bộ các nước khác qua cái gọi là " tự do, dân chủ, nhân quyền dõm ", làm mất cảnh giác mục tiêu quan trọng nhất là " Trung Cộng ". Đó mới đích thực là đầu mối của mọi tội ác, là kẻ thù chung của nhân loại.

 

          Theo Mã Khai, người từng phụ trách kinh tế và năng lượng của Hoa Lục thời Hồ Cẩm Đào, thì chính tham vọng khống chế kinh tế toàn cầu của TC, qua các dự án khổng lồ như ký hợp đồng 70 tỷ USD với Iran, tham gia kế hoạch nối đường ống dẫn dầu với Ba Tư,Kazakhstan, Nga, dự án với Brazil, hợp tác khai thác dầu với Sudan.... đã tác động tới giá dầu thô, tăng lên gấp ba lần so với thị trường, kéo dài tới gần đây, khi nền kinh tế của các nước phát triển, trong đó có Ấn Độ, Nga, Tàu, Nam Phi và Ba Tây tuột giốc, kéo theo giá dầu xuống gần chạm đáy, mới chấm dứt nạn đầu cơ năng lưọng của TC.

 

          Như một khúc dạo đầu mở màn cho một thế chiến thứ 3 . Hai lần trước, nhân loại bắn giết lẫn nhau để giành dựt thị trường. Kỳ này biên giới các nước được mở toang trong thời đại toàn cầu hóa, qua tổ chức WTO, nên cuộc chiến lại chuyển hướng sang mục tiêu dành ngôi bá chủ thiên hạ giữa Hoa Kỳ và TC, chắc chắn sớm muộn cũng phải xãy ra khi ông Donald Trump chính thức trở thành TT Hoa Kỳ thứ 45 ngày 20-1-2017 với quyết tâm " Hoa Kỳ là số 1 ".

 

          Từ đó chúng ta thử nhìn lại quá khứ, qua các hành vi của TC để lưọng giá về giấc mơ " đại Hán " của Tập Cận Bình và CS Bắc Kinh trong tương lai. .

 

1- TRUNG CỘNG XÂM LĂNG HOA KỲ VÀ THẾ GIỚI BẰNG KINH TẾ :

 

          Ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa, về cuộc xâm lăng gần như trắng trợn của Trung Cộng, ngay trên đất Mỹ và khắp thế giới bằng kinh tế. Hay nói chính xác hơn, hàng hóa của Tàu đang tràn ngập thị trường mọi nước, mà nhiều nhất là tại Mỹ, một thị trường tiêu thụ béo bở to lớn với giá rẽ mạt, lẫn lộn " thưọng vàng hạ cám " nhưng hầu hết đều có chứa ít nhiều hóa chất đôc hại.

 

          Theo một báo cáo của World Bank (cũng chỉ dựa theo theo sự thổi phồng của TC), thì từ năm 1978-1995, GDP của Tàu đỏ trung bình hằng năm tăng trưởng 9,4%, nên đã giúp đảng cứu sống được hằng ngàn công ty quốc doanh đang thua lổ. Từ 1997, nhờ xuất cảng tăng trong khi nhập khẩu giảm (qua chính sách 1 con), đem lại thặng dư ngoại tệ hằng năm là 17,8 tỷ đô la, giúp dự trử tài sản trong nước lên tới 121,2 tỷ USD. Đó là chưa kể tới vốn đầu tư nước ngoài (nhiều nhất của tư bản Mỹ) ào ạt chảy vào như nước. Sở dĩ Trung Cộng trở thành giàu có nhanh chóng, phần lớn nhờ vào mồ hôi và xương máu của 200 triệu công nhân lao động xã hội chủ nghĩa rẽ mạt, đưọc 300.000 công ty quốc doanh khắp nước cung cấp.

 

          Nguồn vốn nước ngoài sẽ được tiếp tục đầu tư, nếu Trung Công không quá tham lam ngang ngưọc, luôn tìm đủ mọi cách khủng bố, gây bất ổn và đụng chạm tới nhiều nước trong vùng Á Châu, Liên Âu, Nhựt và Hoa Kỳ. Tình trạng căng thẳng đã bùng nổ thật sự giữa các nước, manh nha từ đầu năm 2005 kéo dài tới nay vẫn không có dấu hiệu hàn gắn hay nhượng bộ nhất là tại Hoa Kỳ, sau khi TT Donald Trump nhâm chức và thay đổi hoàn toàn chính sách ngoại giao " dành đặc quyền, đặc lợi, tối huệ quốc " cho TC của các vị TT tiền nhiệm.

 

            Chánh quyền và lái buôn Mỹ đã hám lợi trước mắt, nên bị TC xiết cổ qua cái gọi là thị trường 1,3 tỷ dân. Đây cũng là một ngón đòn chính trị hiểm ác, vừa làm cho nền kinh tế Mỹ kiệt quệ dần mòn vì cảnh " xưởng không, hảng trống ", vừa khiến thế giới càng lúc càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ, coi như lớn mạnh nhất hiện nay.

 

 

2-CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ GIỮA HOA KỲ, THẾ GIỚI VÀ TRUNG CỘNG :

 

          Gần hai mươi lăm năm qua, kể từ khi Trung Cộng mở cửa, hàng hóa của nước này nhờ giá rẽ và đa dạng, nên hầu như đã tràn ngập thị trường thế giới, nhất là Hoa Kỳ và Âu Châu. Sỡ dỉ có sự bùng phát mạnh mẽ nền kinh tế lục địa Trung Hoa ngày nay, phần lớn là trách nhiệm của người Mỹ, đã quá thờ ơ đến chổ coi thường, khi dễ dãi chấp nhận, " sự tương quan giữa đồng Nhân Dân Tệ và Đồng Đô La Mỹ ", mà ngày nay ai củng biết Trung Cộng đã cố tình gài bẩy, để kích động nền kinh tế èo uột của mình lúc ban đầu, trở thành siêu cường kinh tế ngày nay.

 

          Khi mở cửa hội nhập vào thế giới tự do trong thập niên 80, vin vào sự lạc hậu của nền kinh tế bản địa lúc đó, Trung Cộng chấp nhận tỷ giá 1 đô la = 2,4 Nhân Dân Tệ (NDT). Sau đó vào năm 1990-1993 qua tình trạng kinh tế tiến triển, tỷ giá lại thay đổi 1 Đôla = 5,9 NDT.

 

          Từ sau 1994, trong khi Trung Cộng thực hiện chính sách tiền tệ theo lệnh của Đảng CS qui định lên xuống trong khoảng 8,2 - 8,3 NDT = 1 Dôla, thì đồng USD nhiều lần bị chao đảo theo hối suất quốc tế, càng giúp cho hàng hóa Tàu xuất cảng có giá thấp so với các nước, nên ai cũng ưa thích. Sự kiện quái đản này, một mặt giúp Trung Cộng sớm chiều trở thành siêu cường kinh tê, trong khi đó quốc gia có đồng tiền, mà Tàu dựa vào để mà thăng tiến là Mỹ, lại nguy cơ bị phá sản vì sự thâm thủng ngoại tệ. Tình trạng nguy ngập về kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2002 trở đi, khi kim ngạch nhập cảng vượt mức 103 tỷ US so với hàng xuất cảng.

 

          Đó là lý do của cuộc chiến tiền tệ hiện nay, mà Mỹ là nạn nhân cũng là nước tiên phong, gây áp lực bắt Trung Cộng phải nâng giá đồng NDT(vừa đưọc công nhận là đồng tiền thế giới như đô la Mỹ, đô la Anh, đồng Yen Nhật và đồng Euro của Liên Âu), để tạo sự ổn định cho nền kinh tế thế giới. Tóm lại khi đồng Yuan (NDT) tăng giá, hàng hóa của Trung Cộng cũng tăng giá theo đồng tiền, hàng xuất khẩu tại các nước từ trước, làm sao cạnh tranh nổi với hàng tốt của phương Tây, Nhật, Mỹ. Đương nhiên Trung Cộng sẽ mất dần ưu thế kinh tế từ trước, nhờ hàng bán rẽ .

 

          Rồi từ tháng 7-2003, không những Mỹ, mà Liên Âu, Nhật, Nam Mỹ và cả Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đều áp lực bắt Trung Cộng phải tăng tỷ giá đồng NDT. Làn sóng chống TC tăng mạnh, sau hội nghị Á Âu (Asem) nhóm tại Indonesia và tiếp theo là hội nghi Liên Minh kiện toàn đồng USD. Có một sự mai mĩa là trong lúc chính phủ các nước áp lục bắt Trung Cộng phải tăng hối suất đồng NDT, thì chính bọn lái buôn các nước tư bản lại phản đối, cho rằng nhờ có TC, bọn chúng mới có lợi nhuận. Cuộc chiến tiền tệ kéo dài tới tháng 9-2003 thì hầu hết giới chủ ngân hàng thế giới vào cuộc, áp lực TC phải tăng hối suất từ 20-40 % thời gía hiện tại. Nếu không thi hành, đồng Yuan (NDT) , sẽ không được chấp nhận như một Bản Vị thế giới, trong khi luân lưu thương mại.

 

          Ngoài ra, dù muốn hay không mọi điều sẽ phải thay đổi sau khi TC được gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), qua những ràng buộc với ngân hàng . Thêm vào đó, hầu hết hàng hóa xuất cảng của TC đều do tiền đầu tư nước ngoài quyết định, giữa lúc phong trào chống đối Tàu Cộng đang lên cao tại Mỹ và Tây phương.

 

          Đó chính là lý do ngày 21-7-2005, Trung Cộng bất ngờ quyết định hũy bỏ Tỉ Giá Hối Đoái Cố Định, giữa đồng Đô La và đồng NDT, được duy trì hơn 10 năm qua. Sự thay đổi này hay nói thẳng là từ nay đồng Yuan đã bắt buộc phải thả nổi, trước tiên đã làm ngân sách nhà nước tổn thất tơí 10 tỷ đô la . Năm 1997, một đôla = 8,277 NDT, nay hối đoái mới 1 đôla = 8,11 NDT nâng đồng bạc Tàu thêm 2,1% thời giá.

 

           Tiếp theo là chuyện thưa kiện về việc TC " trợ giá " các mặt hàng xuất cảng, để giá thành rẽ mạt so với hàng hóa của các nước khác. Trận chiến đang bước vào giai đoạn khốc liệt, nếu TC cứ ngoan cố, thì tân chánh quyền Mỹ bắt buộc phải áp dụng tăng thuế trên các hàng hóa nhập cảng từ TC lên tới 45% hay cao hơn.

 

          Để trả đủa, TC hăm sẽ đánh thuế nặng các hàng hóa Mỹ tương tự và các hảng xưởng đang làm ăn trên đất Tàu (đã bỏ của chạy lấy mạng gần hết). Ngoài ra sẽ sử dụng vũ khí cuối cùng, là bán hết số công khố phiếu Mỹ đang nắm trong tay lên tới 3000 tỷ đô la, làm cho thị trường tài chánh chao đảo xáo trộn. ,Nhưng con bài cuối cùng cũng không hiệu quả, vì trong năm 2016 TC đã đem bán hơn 11% trong tổng số công khố phiếu của mình nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn tiến triển bình thường.

 

 

3-TRUNG CỘNG KHỐNG CHẾ KINH TẾ THẾ GIỚI BẰNG NĂNG LƯỢNG :

 

          Với tham vọng đối đầu trực tiếp với Mỹ, tranh giành vai trò lãnh đạo thế giới, nên trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã tiêu phí hàng chục tỷ đô la, để hoàn thành các mục tiêu chiến lược, trong đó có năng lượng. Cuối năm 2002, Hồ Cẩm Đào thay Giang Trạch Dân làm trùm Đảng Cộng Sản, đã thực hiện nhiều chuyến công du khắp đó đây để tìm dầu. Nhờ vậy đã gặt hái được nhiều kết quả tại Ba Tư, Sudan, Nam Mỹ và một vài nước Cộng Hòa thuộc LX cũ.

 

          Sự kiện Chính phủ Hoa Kỳ vì vấn đề an ninh quốc gia, đã ngăn cấm công ty xăng dầu Unocol, từ chối bán cho Tập đoàn xăng dầu quốc doanh Tàu (CNOOC), dù đã bỏ ra tới 18,5 tỷ USD nhều hơn Chevron gọi thầu. Điều này cho thấy TT Bush (con) và đảng cộng hòa, đã chịu mở mắt để nhận rõ đối thủ của mình là Bắc Kinh., chứ không phải là Nga, Đức,Pháp hay Nhật. Bởi vậy Hoa Kỳ nhìn vấn đề Trung Cộng đang dần hồi thâu tóm những tập đoàn xăng dầu khổng lồ của Mỹ trên thế giới, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất,cho nền an ninh quốc gia Hiệp Chủng Quốc, chứ không phải sự đe dọa của các tổ chức khủng bố, quân sự hay vấn đề bom nguyên tử của Bắc Hàn, Ba Tư.

 

          Với Trung Cộng, năng lượng cũng vô cùng quan yếu, vì nó giữ vai trò chi phối sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Lục, tạo phương tiện để Tàu hiện đại hóa quân đội, đủ sức khiêu khích đối đầu với thế giới, trong đó có Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bổn, Ấn Độ và Liên Âu.

 

          Dầu cũng là nhịp cầu, đã nối bang giao giữa Nga-Hoa sau nhiều năm lạnh nhạt vì biên giới, Ngoại Mông, VC và mối thù không đội trời chung bị tan rã năm 1991. Hiện hai nước cọng sản anh em, đã sát cánh trong sứ mạng đánh Mỹ để sinh tồn, qua hai con cờ Bắc Hàn và Ba Tư, được coi như hai kho thuốc nổ hiện nay, đang hăm nóng lại cuộc chiến tranh lạnh năm nào. Hồ cẩm Đào tới Tập Cận Bình và Putin đã nhiều lần gặp mặt, để bàn thảo về chiến lược liên minh, xây dựng một đường ống dẫn dầu khí của Nga từ Tây Bá Lợi Á, về tận Trung tâm năng lượng Đại Khánh của Trung Cộng. Theo đó, chỉ có con đường dầu khí này, mới tương đối an toàn ,khi có chiến tranh xãy ra, một điều mà Nhật cũng đã từng ứng dụng, trong Đệ 2 thế chiến.

 

          Do sự tăng trưởng kinh tế ào ạt, nên nhiều năm qua Trung Cộng đã tiêu thụ một số năng lượng khổng lồ, mà theo đánh giá của thế giới là quá phí phạm không cần thiết. Sự tiêu dùng trên chỉ thua Mỹ nhưng hơn hẳn Nhật và Âu Châu. Tuy nhiên Hoa Lục không giống các nước tiền tiến, đều có sẳn liên minh năng lương, còn Tàu chỉ phụ thuộc vào nhập cảng, trong khi chính TC thực sự không có khả năng kiểm soát số lượng dự trữ dầu khí của thế giới.

 

          Ngoài ra, ví dù TC có được nguồn năng lượng cung cấp từ Đông Phi , Trung Á, Trung Đông.. thì cũng chưa chắc bảo đãm được dầu sẽ an toàn về tận chỗ, qua các phương tiện chuyên chở bằng đường bộ hay đường biển. Tình trạng này lại càng nguy hiểm hơn khi có chiến tranh. Lúc đó tàu dầu của Trung Cộng làm sao qua khỏi Ấn Độ, eo biển Mã Lai, eo biển Đài Loan, biển Nhật Bản.. khi có sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ, My, Nhậtờ và các nước Đồng Minh. Mặt khác các ống dẫn dầu khí của Trung Cộng hợp đồng với Ba Tư hiện nay, nếu đặt đường ống hay dùng đường bộ,xe lửa,xe bồn, đều phải qua Trung Á, A Phú Hản , Tây Tạng, Tân Cương.là những khu vực luôn bất ổn, lại có đầy các căn cứ quân sự của Mỹ, nên làm sao tránh được sự phá hoại.. như tình trạng nước Nga hiện tại.

 

          Đó là lý do khiến Trung Cộng đã cố nối lại bang giao với Nga, để trao đổi năng lượng. Quan trọng nhất là việc Bắc Kinh đã ký kết với Ba Tư, một hợp đồng lên tới 70 tỷ USD, để mua dầu và khí đốt dài hạn của nước này. Vì vậy, mà Nga và Trung Cộng đã ra mặt liên minh và bênh vực cho Ba Tư cũng như Sudan, khi hai nước này bị Hội Đồng Bảo An LHQ đòi trừng phạt kinh tế, vì chương trình nguyên tử và sự tàn ác ở Darfur..

 

          Trên Đông Hải, Trung Cộng công khai tranh giành khai thác dầu-khí tại thềm lục địa với Nhật,VN, Phi Luật Tân.. nhiều cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra trên biển quanh quần đảo Trường Sa mấy năm trước hay mới đây bằng tàu ngầm trong vùng biển Nhật Bản. Ngoài ra TC còn bắt chước Mỹ, thiết lập nhiều kho dầu dự trữ chiến lược tại tỉnh Triết Giang., đủ cung ứng trong ba tháng khi dầu nhập cảng bị nghẹn. Đồng thời TC cũng ráo riết bỏ tiền đầu tư vào lãnh vực khoa học, tập trung vào các dự án khai thác, thăm dò dầu khí trong nội địa, nhất là vùng Tân cương, Nội Mông , Mãn Châu.. với hy vọng tìm được nguồn dầu khí mới, để cắt giảm số năng lượng nhập cảng phải lệ thuộc của nước ngoài.

 

          Tóm lại ngày nay, Trung Cộng đã tự coi mình như một quyền lực mới trên toàn cầu về dầu khí. Trong lúc Hoa Kỳ , Nhật, Liên Âu.. đã bằng mọi cách chống sự phá giá xăng dầu, thì chính Nga và Trung Cộng bất chấp thời cuộc, đã phung phí những số tiền khổng lồ, mua chuộc các nước có năng lượng khắp thế giới, để tạo thành những đồng minh chính trị, tạo điều kiên cho các nước trên, tự ý nâng giá quá trớn món hàng vàng đen đã có ông chủ TC giàu xụ chịu mua với thời giá cao gấp ba giá thị trường.Nhưng cuối cùng người tính không bằng trời tính, từ năm 2014 tới nay nền kinh tế thế giới trở nên trì trệ, kéo theo sự phá sản của các nước xuất cảng dầu, trong đó Nga khi giá dầu đang trên 100 USD/1 thung, tuộc xuống dưới 50 USD/1 thùng.

 

          Để cứu nền kinh tế ngày càng sụt giảm, Bắc Kinh ngày nay không còn hách dịch tự tôn như trước vì phải quay cuông chống trả với thù trong giặc ngoài qua hai mặt trận sống chết " Ngăn chận cơn bảo sử dụng các độc tố để chế biến nhu yếu phẩm đang trăm hoa đua nở khắp nước Tàu " và " phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Cộng đồng loạt " đang diễn ra tại Mỹ, Liên Âu và gần cả thế giới.

 

          Tóm lại sự kiện TC đang mở cuộc chiến " hóa học " để tiêu diệt nhân loại qua hình thức thực phẩm và đồ gia dụng, không phải là sự tuyên truyền hay bôi bác vì tranh giành quyền lực giữa các nước, mà là một thực chất lịch sử được xác nhận từ khoa học về mọi sự sai lầm trong hầu hết các mặt hàng do Trung Cộng sản xuất . Tất cả đều có khả năng giết người, chẳng những từ thức ăn đồ uống, thuốc men, kem đánh răng, mỹ phẩm .. mà còn kể cả vỏ xe hơi, đồ chơi trẻ em, quần áo mền đắp và thực phẩm dành nuôi gia súc.

 

          Để đạt được mức lợi nhuận tối đa, Trung Công bất chấp những qui luật kinh tế mà mình đã hứa khi được nhận vào tổ chức thương mai quốc tế WTO, khi đã dùng cả hóa chất ướp xác Formaldehyde hay Sulfoxide, thuốc khai quang, trừ sâu và hàng loạt hóa chất khác .. là nguyên nhân gây nên chứng bệnh nan y ung thư. Tất cả các loại độc tố này hiện được tìm thấy trên hầu hết các món hàng do Trung Cộng sản xuất như Hải Sản nhân tạo (lươn, cua, ốc, sò và 70 loại cá đều có chứa ít nhiều hóa chất gây ung thư Malachite Green và Nitrofurans) . Trung Cộng cũng là trung tâm sản xuất các loại y dược giả hoặc kém phẩm chất, trong đó có thuốc trị bệnh sốt rét, kem đánh răng giả nhái từ các hảng kem Mỹ như Colgate, Rest.. bằng hóa chất Glycol có tác dụng chống đông lạnh. Còn có thuốc giả trị cúm gà do Mỹ chế, thuốc giả Viagra..

 

          Tất cả các mặt hàng trên đều bày bán đủ tại Hoa Kỳ nhưng chẳng thấy ai biểu tình phản đối suốt mấy chục năm qua.

 

         

 

                   

Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 1-2017

MƯỜNG GIANG




Ý kiến bạn đọc
24/01/201715:24:57
Khách
Xin nói rõ thêm rằng nhận định dưới đây của Bush khi nói về chiến tranh Việt nam :

O’Reilly : Người Nam Việt Nam đã không chịu chiến đấu cho tự do của họ, đó là điều tại sao họ không có tự do ngày nay. Có phải vậy không ?

Bush: Đúng thế.
24/01/201708:36:35
Khách
Trump : Không nên tấn công Iraq. Không nên lật đổ Saddam Hussein

***Báo Business Insider – 15/2/16: Ngày 15/2/16, khi đi vận động tranh cử ở tiểu bang South Carolina, Trump phát biểu tổng thống George W. Bush đã không giữ được an ninh cho nước Mỹ vì đã để cho bọn khủng bố thành công tấn công Toà Nhà Tháp Đôi .

Trump tiếp lời nước Mỹ đáng lẽ ra không nên tấn công Iraq. Và cũng không nên lật đổ tổng thống Saddam Hussein vì rằng Saddam Hussein là người truy giết bọn khủng bố, mặc dù Saddam Hussein là một tổng thống tệ .

Trump nhạo rằng vào lúc đó, nếu George W. Bush đang nghỉ hè ở bãi biển thì tốt hơn .

***Báo Daily Mail- 13/2/16: …Trong cuộc tranh luận, người hướng dẫn chương trình, ông John Dickerson, hỏi Trump có nghĩ rằng George W. Bush nên bị buộc tội (impeach ) vì Saddam Hussein đã thực sự không có vũ khí huỷ diệt như chính phủ Mỹ đã kết án không . Trump trả lời ” Rõ ràng là cuộc chiến ở Iraq là một lỗi lầm rất to lớn “.
24/01/201708:11:12
Khách
Nixon đổ lỗi cho phe đảng Dân chủ trong Quốc Hội cắt viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa khiến cho Bắc Việt thôn tính được miền Nam. Thế ai là kẻ bắt tay với Tàu cộng bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa :

1971 – Trong cuộc gặp gỡ với Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.”
Trong cuộc họp hôm sau 10-7-1971, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị. Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”
Trong cuộc gặp gỡ với Kissinger hôm 20/6/72 đã nói với thủ tướng Chu ân Lai: “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt ” chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ..
24/01/201708:04:41
Khách
1/21/17 ( NV) Tân Tổng Thống Donald Trump dùng bài diễn văn nhậm chức để liên tục tấn công chính sách của một trong các vị tiền nhiệm, đối tượng không phải là ông Barack Obama mà chính là ông George W. Bush.
Theo trang mạng Vox, ông Trump không đá động gì đến Obamacare, thỏa thuận về nguyên tử với Iran, việc tái lập bang giao với Cuba, hay bất kỳ thành tựu nào khác của ông Obama.
Thay vào đó, ông tấn công vào các vấn đề khác, từ mậu dịch đến di dân, những cuộc chiến tranh dai dẳng ở Iraq và Afghanistan.
Ông nhắm trực tiếp vào những chính sách của tổng thống Cộng Hòa gần đây nhất; tuy không nhắc đến tên ông Bush, nhưng thông điệp của ông cũng đủ nói lên điều đó.
Nào là nước Mỹ đã sai lầm khi “đổ ra hàng ngàn tỷ đô la ở hải ngoại trong khi hạ tầng cơ sở ở Hoa Kỳ đang rệu rã mà không hề được tu sửa.”
Vị tổng thống, người tung ra những cuộc chiến tranh tốn kém đó, và cũng là người chịu trách nhiệm cho số tiền vào khoảng $5,000 tỷ mà nước Mỹ phải chi ra ở Iraq và Afghanistan, và con số 8,000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận ở hai nước này, chính là ông Bush, chứ không phải ông Obama.
24/01/201707:29:43
Khách
George W. Bush nhận định về Việt Nam Cộng Hòa ra sao ?

Trong chương trình "The O'Reilly Factor" tháng 9 năm 2004, trên đài truyền hình Fox, Bill O'Reilly phỏng vấn Bush:

O’Reilly : Người Nam Việt Nam đã không chịu chiến đấu cho tự do của họ, đó là điều tại sao họ không có nó ( tự do ) ngày nay. Có phải vậy không ?

Bush : Ðúng thế .
24/01/201707:21:19
Khách
"G.W.Bush, đã xác nhận sự lầm lổi lớn của Mỹ khi rút quân, đã khiến cho hằng triệu người Kampuchia và Nam VN chịu cảnh " tắm máu " của CS." Mường Giang.

Sai . Đó là tổng thống Ronald Reagan. Ông nói: " “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.