Hôm nay,  

Hoàng Hôn Trung Quốc

21/05/200500:00:00(Xem: 5040)
Khi thiên hạ nói đến "quang diện Trung Hoa" và Hoa Kỳ gây sức ép với Bắc Kinh mà lại bảo là "Hoàng hôn Trung Quốc"" Vấn đề chỉ là trí nhớ mà thôi.
Như vầng nguyệt, tâm lý con người cũng trồi sụt không đều, cứ hồ hởi sảng rồi lại hốt hoảng bậy. Hiện tượng ấy ứng dụng khá đúng vào phản ứng của dư luận Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ba mươi năm sau khi Richard Nixon kết ước với Bắc Kinh, dân Mỹ hồ hởi khám phá ra Trung Quốc và buông bỏ Đài Loan. Hai mươi lăm năm sau khi Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế, họ lại e sợ sức bành trướng kinh tế rồi quân sự của các đấng con trời. Nhưng, nếu nhìn xa hơn một chu kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ, hay một chu kỳ đầu tư tại Hoa lục, người ta có thể thấy ra những mối nguy đang chờ đợi con rồng đỏ này, là điều nhiều người Hà Nội vẫn chưa tin…
Chúng ta nghe nói đến phát nhàm là Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9% trong 26 năm qua, nếu đà này tiếp tục thì kinh tế Hoa lục sẽ vượt Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong vài chục năm nữa. Trong điều kiện ấy, bảo rằng Trung Quốc có thể gặp khủng hoảng là điều khó tin, nhất là khi các tổ hợp đầu tư tài chánh tiếp tục trình bày viễn ảnh lạc quan về kinh tế Hoa lục.
Thực ra, phép lạ tăng trưởng của Trung Quốc không là phép lạ, mà cũng chẳng là duy nhất nếu người ta nhớ đến hai tiền lệ đã có là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Sau Nội chiến, Hoa Kỳ chọn chiến lược phát triển công nghiệp của miền Bắc chiến thắng và từ bỏ con đường trọng nông của miền Nam. Kể từ 1869 đến cuộc Tổng khủng hoảng 1929, Hoa Kỳ có 60 năm công nghiệp hóa và phát triển mạnh, vượt Đế quốc Anh thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Nhưng trong sáu thập niên ấy, kinh tế Mỹ đã bị nhiều đợt suy trầm (1892, 1907, 1918) và một trận suy thoái biến ra Tổng khủng hoảng 1929-1933. Và dù gặp nhiều chông gai như vậy, ngày nay Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế số một, với sản lượng bằng 20 đến 25% của thế giới và đóng góp tới 60% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trường hợp Nhật Bản cũng không khác. Sau Thế chiến II, Nhật có giai đoạn phát triển mạnh, từ 1956 đến 1989, với sản lượng tăng gấp bốn trong 17 năm đầu, còn mạnh hơn tốc độ tăng trưởng vào thời kỳ mở đầu công nghiệp hóa của Mỹ. Sau đó, Nhật cũng bị nhiều đợt suy trầm (1973, 1979) trước khi bị suy thoái vì vụ bể bóng đầu tư sau năm 1989. Ngày nay, Nhật vẫn chưa ra khỏi chu kỳ suy sụp ấy, với đợt suy trầm thứ năm trong vòng 14 năm. Nhưng, 20 năm trước, không ai nghĩ vậy. Lúc ấy, dư luận Mỹ đều nói đến ngày Nhật Bản sẽ qua mặt Hoa Kỳ thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Lúc ấy, dư luận Mỹ được báo động về mối họa Phù tang, như ngày nay đang được báo động về mối nguy Tung Quốc.
Từ đầu năm 1979 - khi Đặng Tiểu Bình đề xướng cải cách - cho đến nay, sản lượng Hoa lục đã tăng gấp 10. "Phép lạ" Trung Quốc xuất phát từ một động lực là gia tăng đầu tư, gồm hai thành tố là 1) dân số trẻ và đông ở trong nước và 2) tư bản lẫn kiến năng dồi dào ở bên ngoài (khởi sự là của cộng đồng người Hoa ở hải ngoại nối tiếp là của các nhà đầu tư quốc tế). Phép lạ này cũng đã từng thấy tại Đông Á, và được ca ngợi trước khi Đông Á bị khủng hoảng nặng vào năm 1997.
Nếu vẽ ra tương lai bằng cách vạch một đường thẳng từ quá khứ thì với dân số bằng 20% dân số địa cầu và tốc độ tăng trưởng cao như trong một phần tư thế kỷ vừa qua, sản lượng kinh tế Trung Quốc (nay đang là 10% sản lượng thế giới tính theo tỷ giá hối đoái PPP) sẽ vượt Hoa Kỳ và kinh tế Hoa lục sẽ dẫn dầu thế giới. Tuy nhiên, tương lai không nhất thiết là đường thẳng và những gì đã từng xảy ra cho Hoa Kỳ hay Nhật Bản cũng có thể xảy ra cho Trung Quốc, mà với hậu quả khác: Trung Quốc không là Hoa Kỳ và Nhật Bản vì chưa có nền kinh tế thị trường đích thực và một chính quyền dân chủ để ứng phó linh động với suy trầm hay suy thoái mà không bị khủng hoảng chính trị.

Trong suốt mấy chục năm tăng trưởng ngoạn mục, cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều có những thời kỳ suy trầm hoặc suy thoái, hiện tượng ấy không thể không xảy ra cho Trung Quốc nên đường thẳng của tương lai vẫn sẽ gặp nhiều đoạn gãy, và có khi gãy gục.
Nhật Bản từng bị suy thoái sau vụ bể bóng đầu tư năm 1990, Trung Quốc cũng đang có trái bóng dầu tư không phải trên thị trường chứng khoán (vốn suy sụp liên tục từ bốn năm qua) mà trên thị trường địa ốc, thị trường Thượng Hải chẳng hạn đã tăng giá 60% kể từ 2002 đến nay. Khi trái bóng đầu tư bị bể tại Nhật, giá cổ phiếu và nhà đất rớt như cục gạch và hệ thống ngân hàng Nhật đã trải 10 năm khủng hoảng cho đến nay vẫn chưa chấn chỉnh được. Hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc còn mục nát hơn Nhật Bản và lại mắc nợ nhiều hơn nên khủng hoảng mà bùng nổ thi hậu quả sẽ trầm trọng hơn gấp bội. Đó là thuần về kinh tế.
Trong các địa hạt khác, xã hội Trung Quốc còn bị rất nhiều nhược điểm.
Mâu thuẫn và dị biệt giữa các tỉnh duyên hải miền Đông và các tỉnh nằm sâu trong lục địa ở miền Tây, khoảng cách lợi tức và bất công bị đào sâu vì kết quả tăng trưởng không được phân bố đồng đều, nạn tham nhũng tràn lan trong guồng máy nhà nước và xung đột hay đối nghịch thường xuyên giữa chính quyền trung ương và các cấp địa phương là loại vấn đề sinh tử sẽ thách đố khả năng ứng phó của chính quyền khi suy thoái bùng nổ. Đã vậy, một thành phần đông đảo của dân chúng không còn che giấu nỗi bất mãn trước các vấn đề kinh tế xã hội và sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối.
Bao trùm lên tất cả là mối nguy rất lớn cho môi sinh xuất phát từ chánh sách đầu tư lẫn tham vọng duy ý chí của một chính quyền độc tài và nhiều mặc cảm. Trong khi ấy, kế hoạch hạn chế dân số (mỗi hộ một con) lẫn nếp văn hóa trọng nam khinh nữ khiến Trung Quốc sẽ gặp nạn lão hóa dân số (tỷ lệ người già quá cao và tỷ kệ sản xuất quá thấp) và nạn trai thừa mà gái thiếu, và suy sụp trước khi nền kinh tế có thể đuổi kịp Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới.
Vì vậy, kinh tế Trung Quốc có thể gặp suy trầm hay suy thoái như mọi xứ khác, nhưng khác với các nước đã theo kinh tế thị trường và có chế độ dân chủ, Trung Quốc mà gặp khó khăn kinh tế thì động loạn xã hội sẽ bùng nổ, dẫn tới khủng hoảng chính trị trên thượng tầng.
Trong hoàn cảnh ấy, ta mới tự hỏi vì sao Hoa Kỳ lại có chiều hướng gây sức ép với Bắc Kinh, về mậu dịch, về xuất cảng hàng dệt may vào Mỹ hay về chế độ hối đoái cứng ngắc ngày nay" Một phần có thể là vì chính quyền Bush bị áp lực bảo hộ mậu dịch của Quốc hội, là điều ai cũng có thể thấy.
Nhưng, liệu chính quyền Bush có còn hậu ý nào khác chăng" Đương khi lãnh đạo Bắc Kinh đang vất vả ứng phó với nguy cơ hạ cánh nặng nề thì bị giáng thêm đòn chí tử về mậu dịch và hối đoái, như bị điểm huyệt vào đúng lúc động thủ. Giả thuyết ấy chưa hẳn là mơ hồ hay hàm hồ, nếu ta chứng kiến những gì đang xảy ra cho Liên bang Nga…
Hoàng hôn Trung Quốc vì vậy không hẳn là khó hiểu, và có thể thấy sau khi mặt trời lên tới cực đỉnh nhân Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, là lúc dịch số Trung Quốc gọi là "quang diện Trung Hoa".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.