BERLIN - 1 nhật báo xuất bản tại Đức dẫn con số thống kê từ Tháng 1 đến Tháng 11 của Phòng di trú và tị nạn (hay BAMF) cho biết: 55,000 di dân rời khỏi Đức trong thời gian này, là kỷ lục, và nhiều gấp đôi số người bị trục xuất – đa số trở lại vùng Balkans, gồm 15,000 người Alabania, là thành phần lớn nhất.
Số di dân đến từ Serbia, Iraq và Kosovo là 5000.
Chính phủ Đức trục xuất 25,000 di dân trong năm 2016 – thành phần đến từ vùng Balkan không đuợc phép lưu lại Đức.
Theo thông báo của BAMF, nhiều di dân tự nguyện trở về nguyên quán là Iraq, Iran và Afghanistan. Hồ sơ BAMF 2015 ghi: gần 21,000 di dân bị trục xuất và 37,220 người tị nguyện ra đi. Từ đầu năm, 20,000 người bị Đức từ chối tại biên giới ngoại vi.
Chính quyền Angela Merkel hưá tăng tốc hồi hương di dân trước các đả kích của đối lập chống lại chính sách di trú hào hiệp – nhưng, luật quốc tế chống lại biện pháp cưỡng bách hồi hương với di dân đến từ các nước đang diễn ra kỳ thị hay xung đột vũ trang - mỗi hồ sơ phải đuợc xét và không đuợc kỳ thị bất cứ 1 sắc dân nào.
Liên Âu không lập danh sách các nước gọi là an toàn để di dân hồi hương và mỗi nước tự quyền quyết định về mặt này.
Truyền thông Đức đưa tin: mỗi gia đình tự nguyện hồi huơng đuợc tặng 1 khoản tài trợ gọi là “khởi nghiệp” bằng 4200 euro. Di dân cũng nhận đuợc tài trợ từ cơ quan di trú quốc tế (IOM).
Qua đầu năm 2017, Đức phát động 1 chương trình giúp di dân trở lại hội nhập nguyên quán, với dự chi 150 triệu euro trong 3 năm – các nguồn di dân ưu tiên là Morocco, Tunisia, Nigeria. Kosovo, Serbia và Albania.
Số di dân đến từ Serbia, Iraq và Kosovo là 5000.
Chính phủ Đức trục xuất 25,000 di dân trong năm 2016 – thành phần đến từ vùng Balkan không đuợc phép lưu lại Đức.
Theo thông báo của BAMF, nhiều di dân tự nguyện trở về nguyên quán là Iraq, Iran và Afghanistan. Hồ sơ BAMF 2015 ghi: gần 21,000 di dân bị trục xuất và 37,220 người tị nguyện ra đi. Từ đầu năm, 20,000 người bị Đức từ chối tại biên giới ngoại vi.
Chính quyền Angela Merkel hưá tăng tốc hồi hương di dân trước các đả kích của đối lập chống lại chính sách di trú hào hiệp – nhưng, luật quốc tế chống lại biện pháp cưỡng bách hồi hương với di dân đến từ các nước đang diễn ra kỳ thị hay xung đột vũ trang - mỗi hồ sơ phải đuợc xét và không đuợc kỳ thị bất cứ 1 sắc dân nào.
Liên Âu không lập danh sách các nước gọi là an toàn để di dân hồi hương và mỗi nước tự quyền quyết định về mặt này.
Truyền thông Đức đưa tin: mỗi gia đình tự nguyện hồi huơng đuợc tặng 1 khoản tài trợ gọi là “khởi nghiệp” bằng 4200 euro. Di dân cũng nhận đuợc tài trợ từ cơ quan di trú quốc tế (IOM).
Qua đầu năm 2017, Đức phát động 1 chương trình giúp di dân trở lại hội nhập nguyên quán, với dự chi 150 triệu euro trong 3 năm – các nguồn di dân ưu tiên là Morocco, Tunisia, Nigeria. Kosovo, Serbia và Albania.
Gửi ý kiến của bạn