ROME - Gần 60% phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý cử tri Italy hôm chủ nhật bác bỏ kế hoạch cải tổ hiến pháp, báo trước các biến đổi môi trường chính trị và kinh tế tại Italy.
Thủ Tướng Matteo Renzi 41 tuổi đuợc giao lãnh đạo nội các năm 2014 đã định gặp TT Sergio Mattarella trong ngày Thứ Hai để loan báo ý muốn từ chức.
Kết quả trưng cầu dân ý là “No” đưa tỉ giá tiền euro xuống đến mức thấp nhât 20 năm, và tăng thêm khó khăn tài chính với Italy, nền kinh tế lớn hạng 3 của eurozone.
Euro giảm giá khoảng 1% so với MK khi trưng cầu dân ý thu hút 70% cử tri toàn quốc xác nhận sự hoài nghi với phe euro mị dân và các chính đảng cực hữu trong nước.
Chiến dịch vận động bỏ phiếu “No” của đảng “Phong trào 5 sao” lãnh đạo bởi chính khách Bepe Grillo, nhân vật đuợc tin là mạnh khi tổng tuyển cử đuợc tổ chức. Thủ Tướng Renzi tuyên bố hôm chủ nhật “Chính quyền của tôi chấm dứt hôm nay – khi thua, người ta không thể giả vờ là không có gì xẩy ra, lên giuờng và ngủ”.
Ông Renzi có thể đuợc TT yêu cầu lưu nhiệm cho tới khi QH thông qua đề án ngân sách vào cuối tháng này. Cũng có thể 1 chính quyền lâm thời đuợc giao việc cho tới ngày bầu cử vào năm 2018.
Giới quan sát tiên đoán bộ trưởng tài chính Pier Carlo Padoan hay chủ tịch Thượng Viện Pietro Grasso đuợc yêu cầu nhận nhiệm vụ quyền Thủ Tướng. Tin từ Brussels cho hay ủy viên kinh tế tài chính Liên Âu Pierre Moscovici tỏ ý tin tưởng nhà cầm quyền Rome có khả năng kiểm soát tình hình – ông Moscovici cả quyết: kết quả trưng cầu dân ý tại Italy không là chống lại euro.
Ông Moscovici không tiên đoán khủng hoảng kinh tế. Về căn bản, mục tiêu của trưng cầu dân ý tại Italy là nên hay không cải tổ hiến pháp 1948. Thủ Tướng Renzi chủ trương thu nhỏ quyền hạn và nhân số Thượng Viện còn lại 100 thay vì 350 nghị sĩ để đóng vai trò tham vấn – phe chống không đồng ý, với lập luận: mục tiêu của hiến pháp là kiểm soát và giữ cân bằng giữa hành pháp và lập pháp.
Theo giới quan sát, đây là dịp để luợng giá sự nổi lên của “phong trào bình dân” đang lan tràn khắp lục địa, cũng là cơ hội để cử tri khẳng định sự bất mãn với phe cầm quyền.