SAIGON -- Không rõ tự khi nào, nhiều chung cư - đúng hơn phải gọi là chúng cư - tại TP Sài Gòn gần như biến thành tòa nhà văn phòng hay tụ điểm buôn bán … Đáng nói là tầng trệt các chung cư đều cho thuê làm quán bar, nhà hàng, quán nhậu..., tức những địa điểm kinh doanh ồn ào, dễ gây mất vệ sinh và đe dọa về an ninh, cháy nổ, theo Tuổi Trẻ (TTO).
Thay vì chỉ có chức năng làm nơi cư trú cho quần chúng, nhiều chung cư ngày nay phải gọi là “chung cư đa năng” vì có đủ các dịch vụ, từ tổ chức hội nghị tới cửa hàng ăn uống, giải khát và cơ sở spa, xông hơi...
TTO nêu tên vào hàng đầu là khu chung cư 42 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé (Q.1), nơi người qua đường cứ nghĩ đây là khu tòa nhà văn phòng.
Ngoài mặt tiền chung cư treo đầy biển hiệu cửa hàng quần áo, quán cà phê, quán cơm... Gọi là chung cư nhưng ở đây chỉ còn khoảng 20 hộ dân sinh sống. Còn lại các căn hộ hầu hết đã được cho thuê lại. Dọc hành lang, nhiều đoạn dây điện sà thấp xuống cả đường đi.
Một năm nay, từ khi phố đi bộ Nguyễn Huệ được mở ra, hàng loạt căn hộ chung cư 42 Nguyễn Huệ được cho thuê, nhiều nhất là cửa hàng ăn uống, quần áo. Cuộc sống người dân trong chung cư gặp nhiều xáo trộn.
TTO dẫn lời bà V.N., chủ căn hộ tầng 4, cho biết bà đã đến ở chung cư tám năm. Chung cư chỉ có một thang máy, khách lui tới đông nên mỗi lần đi lại cư dân phải... dài cổ đứng chờ. Nhiều lần vội, bà N. phải đi cầu thang bộ.
“Chung cư gì mà buôn bán như siêu thị, lỡ xảy ra cháy biết ai chịu trách nhiệm”, bà N. lo lắng.
Còn bà N.T.D., chủ căn hộ tầng 8, cho biết hằng ngày khách kéo đến ăn uống, vui chơi ồn ào gây ảnh hưởng đến các hộ dân. Các quán thường mở đến 11g đêm mới nghỉ. Nhất là hai ngày cuối tuần khách tới đông, làm náo động cả khu.
“Từ ngày mấy cửa hàng mở ra rầm rộ, dân tụi tui ở đây cũng lo lắng hơn về tình hình an ninh. Hồi trước chỉ có dân trong chung cư ra vào còn kiểm soát được, giờ nhiều người lui tới không biết ai như thế nào”, bà D. chia sẻ.
Tương tự, toàn bộ căn hộ tầng trệt chung cư 42 Tôn Thất Thiệp, P.Bến Nghé (Q.1) đều làm cửa hàng buôn bán. Hai tầng trên chỉ có khoảng 10 hộ dân sinh sống, còn lại chủ nhà cho thuê mở cửa hàng bán quần áo, hàng lưu niệm.
TTO dẫn lời bà T.H. ở chung cư này nêu đã có vụ đèn quảng cáo một cửa hàng bị chập cháy, khiến dân ở đây rất lo lắng.
Đươc biết theo con số của Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch –đầu tư TP. Sài Gòn, trên địa bàn thành phố có hơn 2000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký địa chỉ trụ sở tại căn hộ chung cư. Nhưng, theo một đại diện Sở Xây dựng TP. Sài Gòn, cho biết hiện chưa có nghị định nào quy định xử phạt hành chính việc thuê căn hộ chung cư để mở văn phòng, cửa hàng kinh doanh, nên Sở Xây dựng chưa kiểm tra, xử phạt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu có quy định cũng khó xử phạt vì người kinh doanh được cấp giấy phép.
Thay vì chỉ có chức năng làm nơi cư trú cho quần chúng, nhiều chung cư ngày nay phải gọi là “chung cư đa năng” vì có đủ các dịch vụ, từ tổ chức hội nghị tới cửa hàng ăn uống, giải khát và cơ sở spa, xông hơi...
TTO nêu tên vào hàng đầu là khu chung cư 42 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé (Q.1), nơi người qua đường cứ nghĩ đây là khu tòa nhà văn phòng.
Ngoài mặt tiền chung cư treo đầy biển hiệu cửa hàng quần áo, quán cà phê, quán cơm... Gọi là chung cư nhưng ở đây chỉ còn khoảng 20 hộ dân sinh sống. Còn lại các căn hộ hầu hết đã được cho thuê lại. Dọc hành lang, nhiều đoạn dây điện sà thấp xuống cả đường đi.
Một năm nay, từ khi phố đi bộ Nguyễn Huệ được mở ra, hàng loạt căn hộ chung cư 42 Nguyễn Huệ được cho thuê, nhiều nhất là cửa hàng ăn uống, quần áo. Cuộc sống người dân trong chung cư gặp nhiều xáo trộn.

Ở chung cư 42 Nguyễn Huệ (Q.1 Sài Gòn),gần hết tầng trêt là một hiệu sách, các tầng lầu thì đầy dẫy bảng hiệu cửa hàng quần áo, quán cà phê, quán cơm…
TTO dẫn lời bà V.N., chủ căn hộ tầng 4, cho biết bà đã đến ở chung cư tám năm. Chung cư chỉ có một thang máy, khách lui tới đông nên mỗi lần đi lại cư dân phải... dài cổ đứng chờ. Nhiều lần vội, bà N. phải đi cầu thang bộ.
“Chung cư gì mà buôn bán như siêu thị, lỡ xảy ra cháy biết ai chịu trách nhiệm”, bà N. lo lắng.
Còn bà N.T.D., chủ căn hộ tầng 8, cho biết hằng ngày khách kéo đến ăn uống, vui chơi ồn ào gây ảnh hưởng đến các hộ dân. Các quán thường mở đến 11g đêm mới nghỉ. Nhất là hai ngày cuối tuần khách tới đông, làm náo động cả khu.
“Từ ngày mấy cửa hàng mở ra rầm rộ, dân tụi tui ở đây cũng lo lắng hơn về tình hình an ninh. Hồi trước chỉ có dân trong chung cư ra vào còn kiểm soát được, giờ nhiều người lui tới không biết ai như thế nào”, bà D. chia sẻ.
Tương tự, toàn bộ căn hộ tầng trệt chung cư 42 Tôn Thất Thiệp, P.Bến Nghé (Q.1) đều làm cửa hàng buôn bán. Hai tầng trên chỉ có khoảng 10 hộ dân sinh sống, còn lại chủ nhà cho thuê mở cửa hàng bán quần áo, hàng lưu niệm.
TTO dẫn lời bà T.H. ở chung cư này nêu đã có vụ đèn quảng cáo một cửa hàng bị chập cháy, khiến dân ở đây rất lo lắng.
Đươc biết theo con số của Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch –đầu tư TP. Sài Gòn, trên địa bàn thành phố có hơn 2000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký địa chỉ trụ sở tại căn hộ chung cư. Nhưng, theo một đại diện Sở Xây dựng TP. Sài Gòn, cho biết hiện chưa có nghị định nào quy định xử phạt hành chính việc thuê căn hộ chung cư để mở văn phòng, cửa hàng kinh doanh, nên Sở Xây dựng chưa kiểm tra, xử phạt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu có quy định cũng khó xử phạt vì người kinh doanh được cấp giấy phép.
Gửi ý kiến của bạn