SAIGON -- Lễ hội Nhật Bản lần thứ 4 với chủ đề “Cùng nắm chặt tay nhau” đã khai mạc lúc 18g ngày 18-11 tại sân khấu Sen Hồng và diễn ra trong hai ngày 19 và 20-11 ở công viên 23-9 (Q.1, Sài Gòn), theo Tuổi Trẻ (TTO).
Nguyên từ năm 2013 đến nay, lễ hội Nhật Bản đều được tổ chức hàng năm tại công viên 23-9. Trong ba lần tổ chức trước, lễ hội có tên gọi là “Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam”.
Theo TTO, năm nay sự kiện nêu trên được đổi tên thành “Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2016” với nhiều sự đầu tư hơn. Đó là lần đầu lễ hội có 2 ca khúc chủ đề do nhạc sĩ nổi tiếng Ito Takio sáng tác và trình diễn, tựa đề là Nichietsu Yukou Bayashi (Bài ca tình hữu nghị Nhật - Việt) và Nichietsu Heiwa Ondo (Hội ca hòa bình Nhật - Việt).
Để tạo sự gần gũi với công chúng Việt, ban tổ chức đã mời ca sĩ Hải Triều (đang sống tại Nhật) viết lời Việt cho hai ca khúc này. Hải Triều cũng có mặt trong đoàn nghệ sĩ Nhật Bản tham gia biểu diễn lần này.
TTO ghi nhận điểm nhấn của lễ hội chính là sân khấu được thiết kế riêng cho đại hội giao lưu múa Bon Odori Nhật - Việt và chương trình giao lưu phim điện ảnh “Theo làn gió Việt”. Tại đây, công chúng được chỉ dẫn nhảy điệu Bon Odori truyền thống của Nhật. Buổi biểu diễn trống truyền thống Nhật Bản và giao lưu với diễn viên Matsubara Keiko cùng đạo diễn Oomori Kazuki vào ngày 19-11 cũng là một trong những điểm nhấn thú vị tại lễ hội.
Bên cạnh đó, giống các kỳ lễ hội trước, khách tham quan, vui chơi tại lễ hội đông nhất là vẫn là giới trẻ. Chụp ảnh và nếm đồ ăn Nhật là hai chọn lựa lớn nhất của đám nam nữ thanh niên. Chộn rộn nhất là các cô, cậu tuổi teens, cứ tấp nập xếp hàng thật dài trước tại các gian hàng chụp ảnh lưu niệm để chờ đến lượt vào chụp ảnh với gấu bông Pikachu, với chiến binh Nhật cổ xưa hay với trang phục Kimono, Cosplay… đầy màu sắc vui, lạ.
Nguyên từ năm 2013 đến nay, lễ hội Nhật Bản đều được tổ chức hàng năm tại công viên 23-9. Trong ba lần tổ chức trước, lễ hội có tên gọi là “Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam”.
Theo TTO, năm nay sự kiện nêu trên được đổi tên thành “Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2016” với nhiều sự đầu tư hơn. Đó là lần đầu lễ hội có 2 ca khúc chủ đề do nhạc sĩ nổi tiếng Ito Takio sáng tác và trình diễn, tựa đề là Nichietsu Yukou Bayashi (Bài ca tình hữu nghị Nhật - Việt) và Nichietsu Heiwa Ondo (Hội ca hòa bình Nhật - Việt).
Để tạo sự gần gũi với công chúng Việt, ban tổ chức đã mời ca sĩ Hải Triều (đang sống tại Nhật) viết lời Việt cho hai ca khúc này. Hải Triều cũng có mặt trong đoàn nghệ sĩ Nhật Bản tham gia biểu diễn lần này.
TTO ghi nhận điểm nhấn của lễ hội chính là sân khấu được thiết kế riêng cho đại hội giao lưu múa Bon Odori Nhật - Việt và chương trình giao lưu phim điện ảnh “Theo làn gió Việt”. Tại đây, công chúng được chỉ dẫn nhảy điệu Bon Odori truyền thống của Nhật. Buổi biểu diễn trống truyền thống Nhật Bản và giao lưu với diễn viên Matsubara Keiko cùng đạo diễn Oomori Kazuki vào ngày 19-11 cũng là một trong những điểm nhấn thú vị tại lễ hội.
Bên cạnh đó, giống các kỳ lễ hội trước, khách tham quan, vui chơi tại lễ hội đông nhất là vẫn là giới trẻ. Chụp ảnh và nếm đồ ăn Nhật là hai chọn lựa lớn nhất của đám nam nữ thanh niên. Chộn rộn nhất là các cô, cậu tuổi teens, cứ tấp nập xếp hàng thật dài trước tại các gian hàng chụp ảnh lưu niệm để chờ đến lượt vào chụp ảnh với gấu bông Pikachu, với chiến binh Nhật cổ xưa hay với trang phục Kimono, Cosplay… đầy màu sắc vui, lạ.
Gửi ý kiến của bạn