Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lại Phải Chửi Thề

23/11/201610:08:00(Xem: 6348)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lại Phải Chửi Thề
 

blank

Biết xấu hổ thì không là cộng sản!

Tư Xị Lâm Viên

.

Nhật báo Người Việt phát hành từ Orange County, California (số ra ngày 29 tháng 10 năm 2016) vừa “hân hoan” cho biết:

Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.

Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật, ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi trên máy bay.

Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.”
 

Đ...mẹ, tưởng gì chớ bỏ chửi thề thì dễ ợt. Dù chưa bị Chúa “hỏi chuyện” bao giờ, tui cũng đã thôi được cả ngàn lần rồi. Lần cuối, cách đây đã hơn tuần. Tui chỉ vừa tái phạm sau khi đọc một bài viết ngắn (“Cán Bộ Cướp Tang Vật Tiêu Hủy - Gian Dối Đến Thế Là Cùng”) của blogger Lã Yên trên trang Dân Luận:
 

Nhớ có lần tôi đến chơi nhà một người bạn - làm phóng viên đài truyền hình. Thấy nó nuôi một cặp vẹt rất đẹp. Tôi hỏi, tao nhớ là mày đâu có thú chơi chim, nay đổi gu rồi à? Nó cười, đâu có, chả là hôm vừa rồi đi đưa tin về vụ thả động vật hoang dã về tự nhiên, thấy có cặp vẹt đẹp nên đem về nuôi. Tôi hỏi tiếp, thế số còn lại thì sao? Chia nhau thôi, con thì nhậu, con thì bán lại cho nhà hàng. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, nó vỗ vai tôi, chuyện khó tin, nhưng đó là sự thật.

Và hôm nay, việc tranh cướp hàng chuẩn bị tiêu hủy tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi chẳng lấy gì ngạc nhiên. Chỉ tiếc sự việc tương tự như thế này tồn tại từ lâu rồi, nhưng đến nay mới mới bị phanh phui. Quá muộn.”

Theo thông tin báo pháp luật, vào ngày 21-10, Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ - Cụ thể: 726 chiếc túi xách, 1.057 chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 06 chiếc đồng hồ đeo tay, 19 chiếc vòng đeo tay, 290 logo, 210 mặt dây lưng và 02 bán thành phẩm túi xách.Tuy nhiên, một clip vừa được tung lên mạng cho thấy tại buổi tiêu hủy có rất đông người xông vào săm soi, lựa chọn và lấy đi nhiều tang vật thu được.

Có lẽ không có ngôn từ nào có thể diễn tả sự tệ hại của một cơ quan công quyền - cấp bộ. Theo luật định, tất cả hàng hóa được kết luận là vi phạm sở hữu công nghiệp như nhái nhãn mác, giả xuất xứ... đều phải bị tiêu hủy. Nhưng ơ đây họ làm gì ? sự thật đã được phơi bầy trong Clip. Thật xấu hổ cho cái gọi là chống hàng giải, hàng nhái.
 

Tranh lấy hàng tiêu hủy: Món hàng fake đè bẹp lòng tự trọng

Ảnh:vietnamnet

Đ...mẹ, mấy con vẹt hay mớ hàng nhái, hàng giả thì ăn nhằm (cái con cặc) gì! Chúng còn tịch thu và chia chác nguyên cả gia sản của hàng chục triệu lương dân, kể cả “ân nhân cách mạng” ấy chứ.
 

Coi nè:

- Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

 

  • “Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).

Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu rồi bỏ túi) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:
 

Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).
 

Và những vụ  cướp ngày (trắng trợn) tương tự  đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó...

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Sđd, tập II, trang 204 - 206).
 

http://hanoimoi.com.vn/Uploads/tuanphong/2011/10/12/ps.jpg

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô.

Ảnh: hanoimoi

.

Thiệt là mặt dầy mày dạn. Vậy mà ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn Phòng Bộ Khoa Học và Công nghệ (KH&CN) tuy thừa nhận là có chuyện hôi của nhưng vẫn “ráng” nói thêm: “... đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội.”

Ông Duy, rõ ràng, muốn lấy thúng úp voi. Cướp giựt vài cái ví da, túi xách, thắt lưng ... thì có (đéo) gì đáng gọi là “sự cố nghiêm trọng.” Đảng của ông cướp bóc không ngừng, từ hơn nửa thế kỷ qua, bộ tưởng là không ai biết hoặc thiên hạ đã quên ráo rồi chăng?



.

Ý kiến bạn đọc
24/11/201622:01:06
Khách
Bọn người rừng rú năm xưa, mà trung tá CSBV Trần Anh Kim nói bây giờ thay đổi thời trang, chúng đeo mắt kiếng, mặc áo vét, mang khô mực trên cổ, khoá chân bằng đôi giày bóng, chứ không còn lê dép vò xe, nhưng lại không che dấu được đuôi khỉ, chúng rất thích đọc những bài cuả tg viết, hợp với trình độ hiểu biết cuả loài vượn lên làm người.
Cám ơn tg cho người đọc, vơi bớt nỗi bực trong lòng.
24/11/201606:01:55
Khách
Cựu trung tá CSBV Trần Anh Kim nói rõ cái nguồn gốc của đảng CSVN như sau:

“Khi đảng hình thành, họ thu nạp phần lớn những kẻ khố rách áo ôm, kém học vấn rất vô văn hóa, rồi đảng dậy cho lũ cốt cán cách“ vu oan giá họa”, “ ngậm máu phun người”…Những thành phần trên được tập hợp lại thành một tổ chức gọi là“ đảng Cộng sản Việt Nam”.
“ Thời kỳ đổi mới, đảng Cộng sản Việt Nam lộ nguyên hình là một đảng ăn cướp. Hành vi ăn cướp của đảng càng ngày càng thô thiển, trắng trợn, dã man, tàn bạo…, sự suy đồi về đạo đức cũng càng ngày, càng tồi tệ!” .
24/11/201605:03:14
Khách
Đa số trong chúng ta ai cũng biết tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị đảng cướp Cộng sản vu cho tội mang 16 tấn vàng ra nước ngoài. Thế còn kho châu báu nhà Nguyễn bị thất thoát ra sao sau khi bè lũ Hồ chí Minh cướp được chính quyền trong tháng 8 năm 1945? :

Nhật Ký của sử gia Trần Trọng Kim ghi : Trong hoàng thành, Việt Minh cho người vào lấy những bảo vật và y phục của các vua chúa đời trước đem ra chợ bán. Khi quân Nhật sắp đầu hàng có đưa trả lại chính phủ Việt Nam bốn tấn bạc bằng thoi chở vào để trong cung, số bạc ấy không biết về sau ai lấy mất .
23/11/201623:08:32
Khách
Ông Tiến kính,
Tôi,một độc-giả đeo sát ông đã có hơn hai chục năm nay.Những bài viết của ông nói về Việt-Cộng hầu hết đều có dẫn chứng hẵn-hòi.
Điều nầy làm cho độc-giả tin cậy nhiều hơn nơi những điều mà tác-giả bài viết đã đề-cập.
Tôi tin và hiện vẫn tin nơi những điều ông trình bầy về những người cầm-quyền từ xưa nay.
Qua sự theo sát văn-phong của ông khi dẫn-chứng về những thói gian-tà,láo-xược,xão trá của đám thổ-phỉ Hà-Nội,đến nay tôi nhận thấy càng ngày ông càng nổi quạo rồi nóng giận đang độ hừng lên.
Điều nầy lại làm cho những người không ưa Việt-Cộng kèm theo sự khinh-bỉ vô cùng thích-thú !
Tôi cũng lõm bỏm biết rằng,những chử nghĩa ở chốn đông người thưởng-lãm mà dùng mấy chữ (đ)...éo,xéo mẹ Việt-Cộng hay cu...chim gì gì đó nó không được thanh-nhã cho lắm.
Thế nhưng,theo thiễn-ý mấy chữ nghĩa đó của ông hãy còn ....quá nhẹ đối với bọn mặt người lòng ,,,ác thú đang ngày đêm hành-hạ dân mình !
Nếu có ai đó nói rằng tui xúi giục ông mắng mõ bọn khốn ấy,tôi rất hoa-hỉ nhận chịu.
Qua đôi giòng nầy,tôi tin một trăm phần trăm là ông đã chữi thay,chữi dùm cho những người nói không được hay viết không được (vì các báo không chịu đăng !)
Kính chúc ông an-lành.
Tầm-Nã
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.