Hôm nay,  

Trân Trọng Với Phụ Nữ

23/11/201600:00:00(Xem: 3264)
Có cách nào để quý ông trân trọng với phụ nữ hơn không? Tại sao bây giờ cứ mở báo ra đọc là thấy chuyện quý ông đánh vợ? Trong khi thời ba mẹ, thời ông bà và xa xưa hơn nữa, chúng ta không nghe thấy, hay là rất ít nghe thấy, chuyện chồng đánh vợ?

Ca dao ông bà mình có để lại những lời khuyên như sau:

Khi xưa ở với mẹ cha,

Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành.

Từ ngày về ở với anh,

Anh đánh anh chửi, anh tình phụ tôi.

Đất xấu nặn chẳng nên nồi,

Anh về lấy vợ, để tôi lấy chồng…

Nghĩa là, rất quyết liệt, không hề có chuyện phải thần phục, phải hầu hạ chồng như tôi tớ, và sẵn sàng bỏ chồng mà ra đi.

Thời này, có rất nhiều chuyện bạo lực, ngay cả bạo lực đối với vợ trong nhà.

Báo Pháp Luật kể rằng, vào ngày 19-11, Công an huyện Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết đã bắt giữ nghi can Giang Văn Mạnh (40 tuổi, trú xã Cư Ni, huyện Ea Kar) để điều tra về hành vi giết người.

Thông tin ban đầu, chiều tối 18-11, giữa Mạnh và vợ là bà K. (41 tuổi) xảy ra mâu thuẫn. Bà K. đòi bỏ về nhà cha mẹ ruột.

Khuyên vợ không được, Mạnh tức giận lấy một cây búa đánh vào đầu vợ.

Bản tin báo PL viết: “Bị đánh, bà K. gục xuống nền nhà, co giật. Mạnh không đưa vợ đi cấp cứu mà đóng cửa bỏ trốn. Người dân phát hiện sự việc đã đưa bà K. đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong trước khi tới bệnh viện.”

Than ôi… người mà tới thế thì thôi.

Bởi vậy, Liên hiệp Quốc mới chọn một ngày để quý ông trân trọng với phụ nữ: ngày 25 tháng 11 hàng năm.

Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.

Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng ngày 17.12.1999 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc số 54/134). Liên Hiệp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv….

Trước đó, trong cuộc "Mít tinh đầu tiên của các nhà tranh đấu cho Nữ quyền châu Mỹ latinh và vùng Caribê" (First Meeting of Latin American and Caribbean Feminist) năm 1981 tại Bogota, Colombia đã lấy ngày 25 tháng 11 làm "Ngày quốc tế không bạo lực đối với phụ nữ" (International Day of No Violence Against Women), nhắc nhở ngày xảy ra vụ ám sát tàn bạo 3 chị em Mirabal năm 1960, những nhà hoạt động chính trị ở Cộng hòa Dominica, theo lệnh của nhà độc tài Rafael Trujillo (1930–1961).

Năm 1993 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ «bạo hành với phụ nữ» như sau:

"mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia".

Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM) cũng thường xuyên cử hành ngày này.

Tháng 10 năm 2006 đã có một "Nghiên cứu về mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ" được đệ trình Liên Hiệp Quốc, trong đó có nh1ững khuyến nghị cụ thể cho các quốc gia, với những phương sách hữu hiệu và những biện pháp phòng ngừa cùng việc phục hồi nhân phẩm phụ nữ.

Và nơi đây, xin ghi mấy dòng thơ của thi sĩ Bùi Giáng trong bài “Phụng Hiến” đã hiển lộ phong thái cực kỳ trân trọng với phụ nữ:

Em đứng mũi anh chịu sào có vững
Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.