Có thể có cách mạng nhung tại Sài Gòn hay không? Tại sao cách mạng nhung xảy ra ở Tiệp Khắc, nhưng chưa thấy khả thể xảy ra tại Việt Nam? Phải chăng, nhà nước CSVN rút kinh nghiệm về cách mạng nhung ở Tiệp Khắc, nên đã chận trước mọi lối ngõ có thể dẫn tới sự bùng nổ tại Việt Nam? Hay có phải, CSVN đàn áp gắt gao hơn ở Tiệp Khắc?
Ngày 17 tháng 11 là: Ngày Đấu tranh vì tự do và dân chủ tại Séc và Slovakia, kỷ niệm Cách mạng Nhung.
Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng Cách mạng Nhung là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16 tháng 11 năm 1989 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã kéo dài 41 năm tại nước này. Sự kiện này nằm trong chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại khắp các nước Đông Âu khác trong năm 1989.
Ngày 17 tháng 11 năm 1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hòa bình của sinh viên thủ đô Praha kỷ niệm 50 năm Ngày Sinh viên Quốc tế. Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1989, hàng loạt những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20 tháng 11, số lượng người tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên đến nửa triệu người.
Ngày 27 tháng 11, một cuộc đình công phản đối đồng loạt trên toàn quốc đã diễn ra trong hai giờ đồng hồ.
Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại hầu khắp các nước Đông Âu khác cũng như sức ép của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, vào ngày 28 tháng 11 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ một đảng duy nhất nắm quyền.
Vào đầu tháng 12, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10 tháng 12, chủ tịch nước Gustav Husak đã chỉ định một chính phủ phần lớn không là cộng sản rồi sau đó từ chức. Alexander Ducek, người từng lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Praha trước đây được cử làm phát ngôn viên của chính phủ nước Cộng Hòa Tiệp Khắc, vào ngày 28 tháng 12. Vaclav Havel được bầu làm tổng thống mới của Tiệp Khắc.
Vào tháng 6 năm 1990, một cuộc bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng đầu tiên từ năm 1946 đã được tổ chức tại Tiệp Khắc để thành lập chính phủ mới. Kết quả của cuộc bầu cử: đảng cộng sản chỉ được 13.6% số phiếu.
Nên ghi nhận: cách mạng nhung ở Tiệp Khắc được lãnh đạo bởi lãnh tụ Vaclav Havel. Nghĩa là, có sự điều hợp -- nếu không phải thống nhất, cũng là có chủ lực điều hướng -- để dẫn tới cách mạng nhung.
Thêm nữa, dịch giả Trần Văn Minh nhận ra rằng thời đó, cộng sản Tiệp Khắc đàn áp tàn bạo hơn nhà nước CSVN hiện nay, vậy thì, tại sao Việt Nam vẫn còn nằm dưới hố sâu xã hội chủ nghĩa?
Trong bản dịch năm 2014, trong phần lời dịch giả, nhà văn Trần Văn Minh nhận xét về “Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa CS ở Tiệp Khắc” đã ghi nhận, trích:
“Lời ngỏ: Tiệp Khắc thoát khỏi họa cộng sản vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, khi ông Vaclav Havel được quốc hội bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống lâm thời để chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Kết quả này là do sự tranh đấu quyết liệt của người dân Tiệp Khắc. Một đòi hỏi trung tâm của người biểu tình là sự từ chức của nhà cầm quyền cộng sản, chứng tỏ rằng mục tiêu của công cuộc đấu tranh là “lật đổ chế độ”. Nếu so sánh chế độ cộng sản Tiệp Khắc thời 1989 với chế độ CSVN thời nay, hẳn nhiên Tiệp Khắc có nhiều tính độc tài hơn, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát công dân của họ nghiêm ngặt hơn. Sự thành công của người dân Tiệp Khắc phủ nhận mọi lý lẽ cho rằng CSVN khác, họ quỷ quyệt hơn, hệ thống cai trị của họ khó phá vỡ hơn, v.v... Người dân Tiệp Khắc lật đổ chế độ cộng sản được thì người dân Việt Nam cũng làm được và chuyện “giải thể chế độ cộng sản” là công việc trong tầm tay.”
Câu hỏi là, có phải Việt Nam mình chưa có lãnh tụ tầm vóc như Havel?
Hay là, các lãnh tụ như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị lãnh án nhiều năm tù?
Hay là, ý trời định rằng Việt Nam phải thêm nhiều năm xã hội chủ nghĩa theo định hướng Bắc Kinh?
Ngày 17 tháng 11 là: Ngày Đấu tranh vì tự do và dân chủ tại Séc và Slovakia, kỷ niệm Cách mạng Nhung.
Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng Cách mạng Nhung là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16 tháng 11 năm 1989 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã kéo dài 41 năm tại nước này. Sự kiện này nằm trong chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại khắp các nước Đông Âu khác trong năm 1989.
Ngày 17 tháng 11 năm 1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hòa bình của sinh viên thủ đô Praha kỷ niệm 50 năm Ngày Sinh viên Quốc tế. Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1989, hàng loạt những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20 tháng 11, số lượng người tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên đến nửa triệu người.
Ngày 27 tháng 11, một cuộc đình công phản đối đồng loạt trên toàn quốc đã diễn ra trong hai giờ đồng hồ.
Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại hầu khắp các nước Đông Âu khác cũng như sức ép của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, vào ngày 28 tháng 11 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ một đảng duy nhất nắm quyền.
Vào đầu tháng 12, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10 tháng 12, chủ tịch nước Gustav Husak đã chỉ định một chính phủ phần lớn không là cộng sản rồi sau đó từ chức. Alexander Ducek, người từng lãnh đạo phong trào Mùa Xuân Praha trước đây được cử làm phát ngôn viên của chính phủ nước Cộng Hòa Tiệp Khắc, vào ngày 28 tháng 12. Vaclav Havel được bầu làm tổng thống mới của Tiệp Khắc.
Vào tháng 6 năm 1990, một cuộc bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng đầu tiên từ năm 1946 đã được tổ chức tại Tiệp Khắc để thành lập chính phủ mới. Kết quả của cuộc bầu cử: đảng cộng sản chỉ được 13.6% số phiếu.
Nên ghi nhận: cách mạng nhung ở Tiệp Khắc được lãnh đạo bởi lãnh tụ Vaclav Havel. Nghĩa là, có sự điều hợp -- nếu không phải thống nhất, cũng là có chủ lực điều hướng -- để dẫn tới cách mạng nhung.
Thêm nữa, dịch giả Trần Văn Minh nhận ra rằng thời đó, cộng sản Tiệp Khắc đàn áp tàn bạo hơn nhà nước CSVN hiện nay, vậy thì, tại sao Việt Nam vẫn còn nằm dưới hố sâu xã hội chủ nghĩa?
Trong bản dịch năm 2014, trong phần lời dịch giả, nhà văn Trần Văn Minh nhận xét về “Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa CS ở Tiệp Khắc” đã ghi nhận, trích:
“Lời ngỏ: Tiệp Khắc thoát khỏi họa cộng sản vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, khi ông Vaclav Havel được quốc hội bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống lâm thời để chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Kết quả này là do sự tranh đấu quyết liệt của người dân Tiệp Khắc. Một đòi hỏi trung tâm của người biểu tình là sự từ chức của nhà cầm quyền cộng sản, chứng tỏ rằng mục tiêu của công cuộc đấu tranh là “lật đổ chế độ”. Nếu so sánh chế độ cộng sản Tiệp Khắc thời 1989 với chế độ CSVN thời nay, hẳn nhiên Tiệp Khắc có nhiều tính độc tài hơn, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát công dân của họ nghiêm ngặt hơn. Sự thành công của người dân Tiệp Khắc phủ nhận mọi lý lẽ cho rằng CSVN khác, họ quỷ quyệt hơn, hệ thống cai trị của họ khó phá vỡ hơn, v.v... Người dân Tiệp Khắc lật đổ chế độ cộng sản được thì người dân Việt Nam cũng làm được và chuyện “giải thể chế độ cộng sản” là công việc trong tầm tay.”
Câu hỏi là, có phải Việt Nam mình chưa có lãnh tụ tầm vóc như Havel?
Hay là, các lãnh tụ như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị lãnh án nhiều năm tù?
Hay là, ý trời định rằng Việt Nam phải thêm nhiều năm xã hội chủ nghĩa theo định hướng Bắc Kinh?
Gửi ý kiến của bạn