Hôm nay,  

Cố Vấn Trump Kêu Gọi Obama, Hillary Lên Tiếng Về Biểu Tình

12/11/201600:00:00(Xem: 4637)
WASHINGTON - Quản đốc tranh cử của tỉ phú Trump, bà Kellyanne Conway, dùng trang mạng twitter để hô hào TT Barack Obama và ứng viên thất cử Hillary Clinton lên tiếng về biểu tình bạo động chống Trump tiếp diễn qua đêm thứ nhì tại nhiều nơi.

Cảnh sát tại Portland (Oregon) báo tin: biểu tình chống Trump bắt đầu trong ôn hoà nhưng biến thành bạo động khi 1 thiểu số tấn công người lái xe và quấy phá trong cuộc tuần hành tối Thứ Năm.

Trong 1 cuộc phỏng vấn, bà Conway dẫn chứng bằng lời của 1 phụ nữ biểu tình ở Los Angeles dọa “đánh lại”, và báo trước sẽ có tổn thấy vì người ta phải chết để tạo ra thay đổi.

Hôm Thứ Năm, ứng viên thắng cử lên án những người biểu tình chuyên nghiệp và tố cáo truyền thông hâm nóng sự bất bình.

Tin cảnh sát Portland cho hay 29 người biểu tình tối Thứ Năm bị bắt – cảnh sát sở tại tuyên bố biểu tình chống Trump là bạo động vào lúc 8 giờ rưỡi tối. Bạo động là tội hình hạng C tại Oregon. Đài truyền hình địa phương KPTV cho biết các nhóm Dont Shoot Portland và Black Lives Matter hợp tác tổ chức biểu tình và trở thành Portlands Resistance.


Tối Thứ Năm, đám đông trở lại tụ họp phiá trước Trump Tower tại Manhattan, hô khẩu hiệu và căng biểu ngữ chống Trump.

Ngoài ra một bản tin khác cho biết trong 1 sự kiện đuợc công chúng nóng lòng mong đợi hôm Thứ Năm, sau cuộc hội kiến TT đắc cử và TT tại chức, 2 phu nhân đã gặp nhau.

Bạch Ốc đã công bố hình ảnh buổi tiếp xúc đầu tiên giữa đệ nhất phu nhân Michelle Obama và phu nhân Melania Trump tại Phòng bầu dục vàng. Theo tường thuật của Washington Post, 2 phu nhân nói chuyện về chăm sóc con cái, quan sát khu vực sinh hoạt riêng tư của gia đình trước khi đến Phòng bầu dục họp mặt với TT và TT đắc cử. 2 phu nhân cũng đến bao lơn Truman ngó xuống sân cỏ phiá nam, và sảnh đường của toà nhà hành pháp.

Cộng đồng mạng phát hàng loạt phản ứng khác nhau – 1 blogger viết “Thế giới chưa sẵn sàng với Melania”.

Ý kiến bạn đọc
13/11/201617:20:39
Khách
Tôi hoàn toàn thất vọng với ông Obama và bà Hillary. Chính họ đã đồng lõa trong việc "Fan cuồng" biểu tình. Họ câm như hến. Tôi ủng hộ Tân Tổng Thống Donald Trump vì những đổi mới của ông, tôi tin ông.
13/11/201608:50:49
Khách
Những cuộc biểu tình này sảy ra trước ngày bầu cử, nhất là trước ngày Đảng Cộng Hòa đề cử thì có tác dụng có khi tích cực ! Nhưng những ngày này thì hoàn toàn trơ trẽn trẽn trơ !
Gậy ông đập lưng ông, truyền thông vớ khẩm vì có tiền bán bêu bán ruốc Trump tối đa, tưởng thế là chiến thuật tốt nhất để thắng ! Chính vì thế cũng kiểu logic suy ra của phe ta là Hillary sẽ làm TT, hỏa mù dư luận với những cuộc thăm dò bằng sự võ đoán không thực tế ! Té ra thua Võ Thực Tế của ông Trump hết ! Thật tẽn tò, lúc này cố níu, vô duyên chưa từng thấy !!! Lại mất tiền nữa cho biểu tình !
Gạo đã thành cơm không thể nào còn biến trở về thành gạo !
Bàn tay Trump vẫn mềm mại để bắt tay muôn người trên thế giới, chói biến bàn tay này ra bàn tay sắt ! Chớ biến Trump hiền thành con sư tử luôn cắn xé !
Hảy nhớ Trump lúc này là TT Mĩ, có quyền cho cảnh sát bắn bỏ nếu xét thấy an nguy nước Mĩ bị đe dọa ! Hãy coi chừng, cuộc chơi đã xong !
13/11/201600:05:13
Khách
Bà này thật thiếu hiểi biêt ... Chuyện người biểi tình là vấn đề cuả ông Trump và người biểu tình. Cớ gì ông Obama và bà Clinton phaỉ lên tiếng ( cho ông Trump) ???
12/11/201623:25:06
Khách
Khi ông Bush thắng ông Gore chỉ với 271 cử tri đoàn nhưng dân chúng không có biểu tình . Còn nay ông Trump thắng tới 288 cử tri đoàn mà dân bất tuân luật pháp .! Chỉ có ở thời TT Obama .!
12/11/201620:23:17
Khách
Hilary LOST Trump WON GET LOST LOSER STOP WHINING
12/11/201619:35:22
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
12/11/201614:37:26
Khách
Có lẽ không nên chống đối kiểu này. Hãy chờ xem Trump sẽ hành động như thế nào. Từ đó mới nên thể hiện thái đô..
12/11/201614:22:08
Khách
Lên tiếng thế nào được khi tân TT, Donald ‘Grab P*ssy’ Trump, miệt thị, xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ, tỏ thái độ trịch thượng và kỳ thị với TT da mầu đầu tiên của chúng ta vài năm trước và trong lúc vận động tranh cử.

P.S: D. Trump remarked that he would grab ’em [women] by the pussy.

Người đọc nghĩ rằng đây là Võ Trump đấy.
12/11/201609:06:48
Khách
Tốt nhất là như vậy, tàn tích còn lại của Obama !
Trump chưa làm gì, Trump vẫn như tờ giấy trắng ! Bao nhiêu luận điệu chụp mũ nhau khi tranh thắng lúc này coi như xong ! Trump thắng rồi, còn đưa ra ngón đòn cũ rích làm gì !
Dân Mĩ biết tất cả về Trump rồi mà vẫn cứ vote cho Trump !
Obama phải làm sạch để an ninh cho đất nước !!!
Obama nếu không làm sạch thì nền Dân Chủ Mĩ và cuộc bầu cử Mĩ trước thế giới chỉ là trò hề, không được ăn thì quậy cho hôi ! Tồi lắm, rất tồi !
Nếu Obama vẫn cứ cái điệu mị dân, cứ không làm gì dẹp để có an ninh thì tới ngày Trump chính thức nhậm chức lúc ấy sẽ là quá tệ !
Với Trump an ninh phải đi đầu, hãy coi chừng !
Hãy nhớ rằng nước Mĩ là TT chế !!! Hãy nhìn Philiipine khi cần phải cứu vãn an ninh trật tự !
Gập Nguyên tôi mà là TT thì cho cảnh sát toàn quyền xử quá khích, xử tội phạm, bắn bỏ và được quyền miễn tố !
Ngày xưa khi tranh quyền tranh ngôi là phải dùng quân đội, với cú 8/11/2016 vưà qua là trận chiến lớn có thể thây ma sẽ chất như núi !
Nhưng ngày nay là qua phiếu bầu, thua rồi, tàn dư nên chấm dứt ! Nếu không muốn nhìn thấy một TT độc tài như Duterte trên đất Mĩ !!! 300 triệu người ,chết vài triệu để muôn dân an cư lạc nghiệp cũng là gía xòng phẳng ! Cho nên tôi khuyên, hơn 70 tuổi rồi, khuyên được chứ ! Đững biểu tình nữa, đừng quậy nữa, càng quậy càng lún ! Hillary đã bại trận và đã yên hàn dạo chơi với con chó để vui với tuổi già. Cho nên rắn đã mất đầu, khuyên tàn quân hãy vê và yên ổn làm ăn !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
Chính quyền Trump vào đầu tuần, thứ Hai (17/3), đã đẩy mạnh nỗ lực đóng cửa Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (U.S. Institute of Peace, USIP) – một tổ chức nghiên cứu chính sách được Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát liên bang và các thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này. Năm thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này đã đệ đơn kiện vào thứ Ba, ngày 19/03, cáo buộc họ đã bị sa thải bất hợp pháp khỏi vị trí của mình. Họ kêu gọi phục chức cho họ, cũng như chấm dứt nỗ lực giải thể viện của chính quyền Trump.
Một nhóm vài người bạn quây quần bên chiếc bàn nhựa, dưới tầng hầm của ngôi nhà cao tầng nằm rìa phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bữa tiệc thân tình của gia chủ, người đang dung thân ở Mỹ với diện tỵ nạn cộng sản, tạm trú dưới “basement” của gia đình bằng hữu. Khách mời là bạn bè – những di dân, những người mang trong mình căn cước “thanh niên đấu tranh” đã chịu cảnh bắt bớ, đánh đập của chính quyền trong nước vì tiếng nói đối lập. Ngày họ đặt chân đến Hoa Kỳ, là ngày họ nghĩ rằng họ đã có thể tiếp tục cất tiếng nói cho tự do dân chủ trong nước. Nhưng tất cả đã bị thổi bay như “Một Cơn Gió Bụi” chỉ chưa đầy ba tháng. Một chiến lược “úp sọt” không chống đỡ nổi. Một cuộc càn quét từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Một sự tàn phá không thương tiếc từ bản sắc lịch sử đến thể diện quốc gia.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Chiến thắng rõ rệt của ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 đã khiến đảng Dân Chủ phải tự nhìn lại mình. Thống kê cho thấy những thành phần cử tri trước đây từng là thành trì của Đảng Dân Chủ, nhưng trong năm 2024 đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa. Họ là những người nghèo, đang hưởng trợ cấp an sinh xã hội. Họ tin rằng ông Trump sẽ tạo ra công ăn việc làm, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, giúp họ thoát nghèo. Nhưng họ cũng mong chính phủ mới đừng cắt đi sự trợ giúp mà họ đang được hưởng.
Ở trong thời đại “Fake News” ngày nay, nhiều người chỉ nhìn người khác bằng những định kiến có sẵn, hoặc dựa trên những thông tin dễ tìm trên các trang mạng xã hội mà không cần kiểm chứng. Thí dụ như thông tin về người Mỹ gốc Mỹ Latin. Nhiều người trong cộng đồng Việt khi nghĩ về “người Mễ” thì thường dùng những từ ngữ như “cắt cỏ”, “làm việc chân tay không trí tuệ”, hay “kiếm tiền đủ để đi uống bia chứ không cầu tiến”… Còn những người cực hữu chống di dân thì rêu rao “người di dân Nam Mỹ cướp đi việc làm của người Mỹ trắng!”
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.