Hôm nay,  

80 Năm Quận Cam Cộng Hòa, Năm Nay Có Thể Bầu Hillary

06/11/201600:00:00(Xem: 4207)
Quận Cam đã bầu cho Đảng Cộng Hòa trong mọi cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 1936. Nhưng năm nay Quận Cam có thể sẽ bầu cho Đảng Dân Chủ.

Đây là quê nhà của Cố Tổng Thống Richard Nixon, là nơi bắt đầu sự nghiệp của Cố Tổng Thống Ronald Reagan, qua nhiều thập niên, đồng nghĩa với Đảng Cộng Hòa của California.

Bây giờ, lần đầu tiên kể từ Đại Suy Thoái, Quận Cam đang đứng trước ngưỡng của sự chọn lựa tổng thống Dân Chủ, khả năng chấm dứt đoạn đường dài nhất của những chiến thắng của tổng thống Cộng Hòa so với bất cứ quận nào trong tiểu bang California.

Khả năng đó cũng biểu thị bản đồ chính trị Mỹ đã bị đảo lộn như thế não bởi cuộc vận động tranh cử của Donald Trump: Ông ấy đã làm tăng tốc sự thay đổi dài hàng thập niên mà trong đó Đảng Cộng Hòa đã thâu tóm sức mạnh trong các khu vực da trắng, công nhân lao động mà chỉ một lần bầu cho Dân Chủ, nhưng các vùng ngoại ô thuộc đảng Cộng Hòa truyền thống thì ngày càng chuyển sang Dân Chủ.


Từ Quận Chester vòng đai thành phố Philadelphia tới Quận Gwinnett phía đông của thành phố Atlanta và tới Quận Fort Bend gần thành phố Houston và Quận Tarrant phía tây của thành phố Dallas, các khu vực lớn giàu có có vẻ chuyển sang bầu cho Hillary Clinton trong năm nay, theo các nhà phân tích theo dõi các khuynh hướng bầu cử ở cấp quận cho biết.

Đó là trở ngại trước mắt đối với Đảng Cộng Hòa, mà từ lâu dựa vào sức mạnh ngoại ô để quân bình cử tri Dân Chủ trong các thành phố. Nó có thể là một vấn đề lớn hơn trong dài hạn bởi vì những khu vực ngoại ô đó là trong số những vùng kinh tế năng động và phát triển nhất toàn quốc.

Ý kiến bạn đọc
07/11/201606:12:46
Khách
Dù cựu đệ nhất phu nhân thắng hay thua trong lần bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần này cũng là lần đầu tiên tôi được trực tiếp bầu vị nguyên thủ quốc gia mà tôi định cư hơn 7 năm nay tôi chấp nhận kết quả vì tin ở sự chính xác dĩ nhiên không có gì 100% trên cõi đời này do ở xứ sở Cờ Hoa sự trung thực được tôn vinh. Tôi ủng hộ Hillary Clinton vì bà quá đủ tư cách, tài năng... hơn tay Donald Trump nọ dĩ nhiên her cũng có khuyết điểm nhưng "Nhân vô thập toàn" mấy ai trên thế giới này từ cổ chí kim mà không có sai sót nhưng ít ra she chưa hăm dọa bất cứ đất nước nào sẽ sử dụng bom nguyên tử hay ủng hộ bất cứ đất nước nào phát triển cái thứ vũ khí tàn bạo nhất do chính con người sáng tạo ra để tiêu diệt đồng loại và có thể ngay cả chính mình, gia đình mình, đất nước mình, thế giới mình nhanh nhất và tàn nhẫn nhất! Còn nói về Barack Obama thì đây là một vị minh quân học rộng, tài cao, đức độ hơn nhiều bằng chứng là Obamacare cho hàng chục triệu dân nghèo Mỹ dù có đi làm nhưng chưa bao giờ có health insurance do thu nhập không đủ chi cho các hãng chưa kể bị từ chối do có bịnh nặng... Rút gần hết quân Mỹ khỏi 2 cuộc chiến Afghanistan và Iraq, tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, được đất nước tự do, phát triển, hiền lành hàng đầu thế giới Na Uy trao tặng giải Nobel Hòa bình cao quý, là con của một ông bố nhập cư như những người đọc bài viết này xứng đáng là tấm gương cho các bậc cha mẹ Việt Nam cũng là dân nhập cư mà tay Trump nọ khi dễ, kỳ thị...
Mọi người cứ bầu ai tùy ý nhưng tôi và gia đình, bạn bè, người thân ở Virginia đa số tuyệt đối sẽ bầu cho Hillary Clinton làm Tổng thống phụ nữ đầu tiên của Hoa Kỳ do tài năng, tư cách, đạo đức hơn xa tay nổ Trump nọ, khoái xúi đồng minh trang bị vũ khí nguyên tử để thế giới tận diệt hay tạo sự hỗn loạn nhất là trong nội bộ nước Mỹ nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân cho business của hắn, xúc phạm các đấng sinh thành của quân nhân anh hùng hy sinh cho đất nước chỉ vì gia đình anh ta theo đạo Hồi (nên nhớ đây là xứ sở tự do muốn theo hay thờ phượng đạo nào hay không theo bất cứ đạo nào là tùy ý mỗi người không ai hay luật pháp nào được phép xâm phạm, là Hiến pháp của đất nước Cờ Hoa), thô bỉ, khả ố, xúc phạm thân thể, nhân phẩm phụ nữ ở địa vị thấp tức nghèo hơn hắn, trốn thuế income trong khi kẻ hèn này từ ngày bước chân xuống phi trường Dulles - Washington D.C. hơn 7 năm về trước tự hào đóng thuế thu nhập cá nhân không thiếu 1 xu cho Sở thuế IRS hay Sở thuế Virginia dù mình chỉ là kẻ nhập cư ít học, làm nghề lao đông tay chân nhưng có lòng tự trọng của một đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất đã thi đậu Quốc tịch ngay lần đầu tiên sau 5 năm với chi phí nộp đơn là $680. Chắc chắn là tay Trump nọ đã lợi dụng khe hở luật thuế để trốn thuế hay đóng thuế income rất thấp theo tỉ lệ chung nên tới giờ này vẫn không dám trình hồ sơ thuế cá nhân ra như bình thường các ứng cử viên tổng thống khác đều làm (có tật giật mình) trong khi chính cái xứ sở mà hắn chê là xuống dốc này đã bị hắn lợi dụng cũng như lừa đảo rất nhiều nạn nhân các: các em sinh viên đại học Trump, các nhà thầu xây dựng Trump casino... nên có tài sản kếch xù (tài sản đó là do lừa đảo mà có đó cũng là mặt trái của kinh tế tư bản cá lớn nuốt cá bé do có quá nhiều tiền thuê luật sư lách luật còn dân nghèo (sinh viên đại học Trump...) làm gì có đủ tiền và thời giờ đủ để đối chọi với hắn.
06/11/201620:53:09
Khách
Tôi đã nghĩ chuyện này từ lâu rồi, đại đa số dân Cali là bỏ cho Dân Chủ và đại đa số dân WA là bỏ cho Dân Chũ bất chấp họ là ai, ai cũng được, miễn là dân chủ !
Thì cứ như vậy đi, 100% ! Khỏi cần phân tích ca cẩm !
Trump không cần mị bất cứ người nào, ai dở là phang tuốt luốt ! Ai làm việc không hiệu quả là thải ngay !
06/11/201619:18:09
Khách
California nhắm mắt lại cũng biết bầu cho Dân Chủ. Làm gì Cộng Hoà bao nhiêu năm nay ông hay bà tác giả ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
Chính quyền Trump vào đầu tuần, thứ Hai (17/3), đã đẩy mạnh nỗ lực đóng cửa Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (U.S. Institute of Peace, USIP) – một tổ chức nghiên cứu chính sách được Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát liên bang và các thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này. Năm thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này đã đệ đơn kiện vào thứ Ba, ngày 19/03, cáo buộc họ đã bị sa thải bất hợp pháp khỏi vị trí của mình. Họ kêu gọi phục chức cho họ, cũng như chấm dứt nỗ lực giải thể viện của chính quyền Trump.
Một nhóm vài người bạn quây quần bên chiếc bàn nhựa, dưới tầng hầm của ngôi nhà cao tầng nằm rìa phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bữa tiệc thân tình của gia chủ, người đang dung thân ở Mỹ với diện tỵ nạn cộng sản, tạm trú dưới “basement” của gia đình bằng hữu. Khách mời là bạn bè – những di dân, những người mang trong mình căn cước “thanh niên đấu tranh” đã chịu cảnh bắt bớ, đánh đập của chính quyền trong nước vì tiếng nói đối lập. Ngày họ đặt chân đến Hoa Kỳ, là ngày họ nghĩ rằng họ đã có thể tiếp tục cất tiếng nói cho tự do dân chủ trong nước. Nhưng tất cả đã bị thổi bay như “Một Cơn Gió Bụi” chỉ chưa đầy ba tháng. Một chiến lược “úp sọt” không chống đỡ nổi. Một cuộc càn quét từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Một sự tàn phá không thương tiếc từ bản sắc lịch sử đến thể diện quốc gia.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Chiến thắng rõ rệt của ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 đã khiến đảng Dân Chủ phải tự nhìn lại mình. Thống kê cho thấy những thành phần cử tri trước đây từng là thành trì của Đảng Dân Chủ, nhưng trong năm 2024 đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa. Họ là những người nghèo, đang hưởng trợ cấp an sinh xã hội. Họ tin rằng ông Trump sẽ tạo ra công ăn việc làm, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, giúp họ thoát nghèo. Nhưng họ cũng mong chính phủ mới đừng cắt đi sự trợ giúp mà họ đang được hưởng.
Ở trong thời đại “Fake News” ngày nay, nhiều người chỉ nhìn người khác bằng những định kiến có sẵn, hoặc dựa trên những thông tin dễ tìm trên các trang mạng xã hội mà không cần kiểm chứng. Thí dụ như thông tin về người Mỹ gốc Mỹ Latin. Nhiều người trong cộng đồng Việt khi nghĩ về “người Mễ” thì thường dùng những từ ngữ như “cắt cỏ”, “làm việc chân tay không trí tuệ”, hay “kiếm tiền đủ để đi uống bia chứ không cầu tiến”… Còn những người cực hữu chống di dân thì rêu rao “người di dân Nam Mỹ cướp đi việc làm của người Mỹ trắng!”
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.