SAIGON -- Sau một thời gian bị truy quét, tệ nạn ăn xin ở Sài Gòn đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ăn xin lủ lượt “xuống đường” trở lại, theo ghi nhận của một bài phóng sự trên báo Người Lao Động (NLĐO).
Như vào ngày 8-10, một thanh niên mang xấp vé số đứng tại ngã tư Bình Thái (quận Thủ Đức). vừa xòe vé số ra vừa gào khóc. Với cách diễn trên, nhiều người đi đường thương xót nên mua vé số ủng hộ. Thậm chí, nhiều người đưa 50,000 đồng, 200,000 đồng mua 1 tờ vé số mà không lấy tiền thối. Khi xấp vé số đã vơi, người thanh niên nhanh chân vào một góc khuất gọi điện, lúc sau thì có người đàn ông chạy xe máy tới chở đi mất hút. Nhiều lần khác, người thanh niên này bị bắt gặp với bộ dạng hớt hơ hớt hải trên một số tuyến đường, vào thời điểm cận giờ mở thưởng xổ số. Anh ta lại diễn trò cũ: vừa xòe xấp vé số trên tay vừa gào khóc thảm thiết.
Cũng theo ghi nhận của bài phóng sự trên NLĐO, tại khu vực chợ đêm ở Làng Đại học Thủ Đức, có khoảng 4 “cái bang” rảo bước khắp hàng quán, ngả mũ xin tiền. Trong số đó, một nam thanh niên khỏe mạnh liên tục lạy lục nài nỉ đến khi sinh viên cho tiền mới đi. Sau khi xin tiền xong, người này cùng một cụ già ăn xin khác ngồi bên vỉa hè, đếm số tiền kiếm được, sau đó mua 2 lon bia và thức ăn để “giải sầu”.
Nhiều người quá quen với chiêu trò này nên thẳng thừng từ chối. Lúc đó, các “cái bang” liền chửi tục, nhổ nước bọt, thậm chí hành hung.
NLĐO dẫn lời bạn Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh viên Trường Đại học KH-XH & NV, cho biết: “Hôm trước, bạn mình đi ăn ở chợ đêm thì có một bà đến xin tiền. Bạn mình không cho nên bị bà ta nhổ nước bọt vào thức ăn”.
Bài phóng sự của NLĐO tường thuật hằng đêm tại khu vực ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) xuất hiện một nam thanh niên đóng giả người tàn tật để xin tiền người đi đường. Bàn tay trái của anh ta được cải trang bằng một miếng cao su nhìn như bị mưng mủ. Mỗi khi hành nghề, anh ta đưa bàn tay ra phía trước để người đi đường dễ dàng nhìn thấy. Với bộ dạng rách rưới, đội nón che kín mặt, anh ta nằm bệt xuống đường, thỉnh thoảng liếc ngang liếc dọc xem có bị ai theo dõi hay không. Ngày 14-10, chỉ chưa đầy 1 phút chờ đèn đỏ, có tới 3 người cho tiền với các mệnh giá lớn như 500,000 đồng, 200,000 đồng và nhiều tờ ngoại tệ khác. Mỗi khi vắng người, anh ta lại lấy chiếc smartphone ra giải trí. Hơn 23 giờ, khi người đã thưa dần, “người tàn tật” mới hiện nguyên hình là một thanh niên khỏe mạnh khi đứng bật dậy, vươn vai rồi đi bộ dọc đường Lê Lợi về phía chợ Bến Thành. Sau đó, anh ta thoăn thoắt đếm tiền. Khoảng 23 giờ 30 phút, thanh niên này về đường Tôn Thất Tùng rồi lấy ma túy trong túi ra chích vào tay.
Bài phóng sự của NLĐO nhận định rằng tất nhiên cũng có những ngưởi thật sư khó khăn, cần xã hội giúp đỡ, nhưng như các trường hợp giả tàn tật nêu trên, đã có không ít người sử dụng nhiều chiêu trò động vào lòng thương hại tức lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi.
Như vào ngày 8-10, một thanh niên mang xấp vé số đứng tại ngã tư Bình Thái (quận Thủ Đức). vừa xòe vé số ra vừa gào khóc. Với cách diễn trên, nhiều người đi đường thương xót nên mua vé số ủng hộ. Thậm chí, nhiều người đưa 50,000 đồng, 200,000 đồng mua 1 tờ vé số mà không lấy tiền thối. Khi xấp vé số đã vơi, người thanh niên nhanh chân vào một góc khuất gọi điện, lúc sau thì có người đàn ông chạy xe máy tới chở đi mất hút. Nhiều lần khác, người thanh niên này bị bắt gặp với bộ dạng hớt hơ hớt hải trên một số tuyến đường, vào thời điểm cận giờ mở thưởng xổ số. Anh ta lại diễn trò cũ: vừa xòe xấp vé số trên tay vừa gào khóc thảm thiết.
Cũng theo ghi nhận của bài phóng sự trên NLĐO, tại khu vực chợ đêm ở Làng Đại học Thủ Đức, có khoảng 4 “cái bang” rảo bước khắp hàng quán, ngả mũ xin tiền. Trong số đó, một nam thanh niên khỏe mạnh liên tục lạy lục nài nỉ đến khi sinh viên cho tiền mới đi. Sau khi xin tiền xong, người này cùng một cụ già ăn xin khác ngồi bên vỉa hè, đếm số tiền kiếm được, sau đó mua 2 lon bia và thức ăn để “giải sầu”.
Nhiều người quá quen với chiêu trò này nên thẳng thừng từ chối. Lúc đó, các “cái bang” liền chửi tục, nhổ nước bọt, thậm chí hành hung.
NLĐO dẫn lời bạn Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh viên Trường Đại học KH-XH & NV, cho biết: “Hôm trước, bạn mình đi ăn ở chợ đêm thì có một bà đến xin tiền. Bạn mình không cho nên bị bà ta nhổ nước bọt vào thức ăn”.
Bài phóng sự của NLĐO tường thuật hằng đêm tại khu vực ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) xuất hiện một nam thanh niên đóng giả người tàn tật để xin tiền người đi đường. Bàn tay trái của anh ta được cải trang bằng một miếng cao su nhìn như bị mưng mủ. Mỗi khi hành nghề, anh ta đưa bàn tay ra phía trước để người đi đường dễ dàng nhìn thấy. Với bộ dạng rách rưới, đội nón che kín mặt, anh ta nằm bệt xuống đường, thỉnh thoảng liếc ngang liếc dọc xem có bị ai theo dõi hay không. Ngày 14-10, chỉ chưa đầy 1 phút chờ đèn đỏ, có tới 3 người cho tiền với các mệnh giá lớn như 500,000 đồng, 200,000 đồng và nhiều tờ ngoại tệ khác. Mỗi khi vắng người, anh ta lại lấy chiếc smartphone ra giải trí. Hơn 23 giờ, khi người đã thưa dần, “người tàn tật” mới hiện nguyên hình là một thanh niên khỏe mạnh khi đứng bật dậy, vươn vai rồi đi bộ dọc đường Lê Lợi về phía chợ Bến Thành. Sau đó, anh ta thoăn thoắt đếm tiền. Khoảng 23 giờ 30 phút, thanh niên này về đường Tôn Thất Tùng rồi lấy ma túy trong túi ra chích vào tay.
Bài phóng sự của NLĐO nhận định rằng tất nhiên cũng có những ngưởi thật sư khó khăn, cần xã hội giúp đỡ, nhưng như các trường hợp giả tàn tật nêu trên, đã có không ít người sử dụng nhiều chiêu trò động vào lòng thương hại tức lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi.
Gửi ý kiến của bạn