Hôm nay,  

Lá Phiếu Cử Tri Gốc Việt

20/10/201600:00:00(Xem: 5773)

Mùa bầu cử tại Hoa Kỳ đã đi vào giai đoạn chót. Đây là giai đoạn mà các ứng cử viên ráo riết vận động cũng như kêu gọi cử tri tham gia bầu cử và bỏ phiếu cho mình. Tài liệu bầu cử và phiếu bầu khiếm diện đã được gởi về nhà các cử tri. Khối cử tri gốc Việt tại Quận Cam cũng đang hăng hái tham gia bầu cử như mọi cử tri khác.

Khối cử tri gốc Việt

Tại Quận Cam, có khoảng 95,000 cử tri gốc Việt đã ghi danh, trong số đó khoảng 28,000 (30%) cử tri ghi danh theo Đảng Dân Chủ, 33,500 (35%) ghi danh theo Đảng Cộng Hòa và 30,000 (30%) không ghi danh theo đảng nào.

Khu Vực Giám Sát Viên 1 bao gồm Thành phố Westminster, Garden Grove, Santa Ana và một phần nhỏ của Fountain Valley, nơi có khu Little Saigon và có đông cư dân gốc Việt nhất, có khoảng 54,500 cử tri gốc Việt, trong đó có khoảng 16,000 (29%) cử tri ghi danh theo Đảng Dân Chủ, 20,000 (36%) ghi danh theo Đảng Cộng Hòa và 17,000 (32%) không ghi danh theo đảng nào.

Thành phố Garden Grove, trong khu vực Giám Sát 1 của Quận Cam, có khoảng 21,700 cử tri gốc Việt và tỉ lệ ghi danh theo đảng cũng không khác gì so với Quận Cam hay Khu Vực 1. Thành phố Westminster có khoảng 17,000 cử tri gốc Việt.

Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, khối cử tri gốc Việt đã dần dần từ bỏ khuynh hướng ghi danh với các đảng chính và tăng dần khuynh hướng không ghi danh theo đảng nào. Từ năm 1992 khi tỉ số cử tri gốc Việt ghi danh 62% theo Đảng Cộng Hòa, đến nay chỉ còn 37%. Trong khi đó, tỉ số cử tri gốc Việt không ghi danh theo đảng nào gia tăng từ 14% vào năm 1992 đến nay đã lên đến 32%. Riêng Đảng Dân Chủ đã gia tăng từ 21% vào năm 1992 nhưng chỉ lên khoảng 27% như hiện nay. (Christian Collet, International Christian University, Tokyo)

blank
Thống kê phiếu bầu của cử tri gốc Việt trong kỳ bầu cử sơ bộ vào tháng 6 năm 2016.

Tỉ lệ chưa ghi danh bầu cử

Trên đây chỉ là số lượng các cử tri đã ghi danh. Hiện không có dữ liệu thống kê người Việt Nam có quốc tịch nhưng vẫn chưa ghi danh bầu cử. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Thống Kê Dân Số (Census Bureau) vào năm 2015, thì trong số khoảng 219 triệu người Mỹ có quốc tịch, chỉ có khoảng 142 triêu (65%) đã ghi danh bầu cử và 92 triệu (42%) tham gia bầu cử. (Census Bureau, Who Votes? Congressional Elections and the American Electorate: 1978-2014, July 2015)

Nếu dùng tỉ lệ này đối với cư dân gốc Việt, cộng đồng Việt Nam có thể ghi danh thêm khoảng 35,000 cử tri gốc Việt nếu mọi người Việt Nam có quốc tịch đều ghi danh bầu cử. Đây là con số không tưởng, nhưng nó biểu hiện một tiềm năng mà cộng đồng Việt Nam nên tìm cách khai thác để gia tăng sức mạnh chính trị của minh.

Tỉ lệ tham gia bầu cử

Trong nhiều năm qua, khối cử tri gốc Việt được nỗi tiếng là tham gia bầu cử đông. Trên thực tế, các cử tri gốc Việt hầu như chưa bao giờ tham gia bầu cử đông hơn 50% số cử tri đã ghi danh. Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam vào tháng 6 vừa qua, trong đó có hai ứng cử viên gốc Việt là GSV Andrew Đỗ và NV và Chủ Tịch Cộng Đồng Phát Bùi, tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia bầu cử cũng chỉ vào khoảng 43% so với 47% của các cử tri khác. Cử tri gốc Việt thuộc thành phố Garden Grove và Westminster cũng tham gia bầu cử với tỉ lệ tương tự.


Trong số khoảng 54,500 cử tri gốc Việt trong Khu Vực 1, chỉ có khoảng 23,622 (43%) tham gia bầu cử. Trong số khoảng 21,700 cử tri gốc Việt tại Garden Grove, chỉ có khoảng 9,500 (43%) cử tri tham gia bầu cử. Tương tự như vậy, tại Thành Phố Westminster, có khoảng 19,650 cử tri gốc Việt, chỉ có khoảng 7,500 (43%) cử tri tham gia bầu cử. Nói tóm lại, cuộc bầu cử sơ bộ vào chức vụ Giám Sát Viên vừa qua được coi là sôi nỗi trong cộng đồng Việt Nam, tỉ lệ tham gia bầu cử của khối cử tri gốc Việt cũng chỉ vào khoảng 43%.

Hiện tượng phiếu bầu khiếm diện bị bỏ lơ

Phân tích kỹ về số phiếu bầu từ khối cử tri gốc Việt, một hiện tượng đáng quan ngại là gần một nữa số phiếu khiếm diện được gởi về nhà nhưng không được xử dụng hay gởi lại phòng phiếu để bỏ phiếu. Số phiếu bầu khiếm diện bị “bỏ rác” này có thể lên đến gần một nửa số cử tri gốc Việt tham gia bầu cử. Tại Khu Vực Giám Sát Viên Số 1, trong số khoảng 54,500 cử tri gốc Việt đã ghi danh bầu cử, có khoảng 3,206 cử tri bỏ phiếu tại phòng phiếu, 19,218 bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện và 18,068 cử tri đã nhận được phiếu bầu khiếm diện như không xử dụng lá phiếu của minh. Tại thành phố Garden Grove, trong số 21,700 cử tri gốc Việt, chỉ có khoảng 1,199 cử tri bỏ phiếu tại phòng phiếu, 7,673 bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện và 7,357 cử tri nhận được phiếu bầu nhưng không xử dụng. Tương tự như vậy, tại Thành Phố Westminster, có khoảng 16,950 cử tri gốc Việt, nhưng chỉ có 1,139 người bỏ phiếu tại phòng phiếu, 5,874 bỏ phiếu khiếm diện và 5,519 đã nhận được phiếu khiếm diện nhưng bỏ lơ.

Tầm quan trọng của tỉ lệ cử tri gốc Việt không tham gia bầu cử nên được nhìn cùng với nhiều kết quả bầu cử rất khít khe trong khu vực Little Saigon như 3 phiếu giữa GSV Janet Nguyễn và Luật Sư Nguyễn Quang Trung vào năm 2008, 15 phiếu giữa TT Bruce Broadwater và TT Nguyễn Quốc Bảo vào năm 2014 tại Thành Phố Garden Grove, hay 43 phiếu giữa TNS Lou Correa và GSV Andrew Đỗ trong cuộc tranh cử vào chức vụ Giám Sát Viên vào tháng 1 năm 2015.

Kết Luận

Trong cuộc bầu cử hiện nay, đặc biệt là tại Quận Cam, các chuyên gia bầu cử không quan tâm nhiều đến chính sách, quan điểm, kinh nghiệm hay khả năng của các ứng cử viên, mà hầu như chỉ chú tâm vào tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử. Đặc biệt đối với cuộc đọ sức chính trị giữa hai cộng đồng Việt Nam và La Tinh tại Quận Cam trong cuộc tranh cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam Khu Vực 1 hay nhiều chức vụ nghị viên thành phố hai ủy viên giáo dục trong khu vực này, ứng cử viên nào vận động được nhiều người tham gia bầu cử hơn sẽ thắng thế hơn. Do đó, cộng đồng Việt Nam và khối cử tri gốc Việt cần có một kế hoạch cụ thể để nhắm vào các mục tiêu chính như (1) ghi danh thêm cử tri gốc Việt mới, (2) gia tăng tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt, và (3) giảm thiểu tệ nạn cử tri nhận được phiếu bầu khiếm diện nhưng bỏ lơ những phiếu bầu quí giá này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.