Hôm nay,  

Năm Anh Hai Mươi Bảy, Em Mới Sinh Ra Đời

15/10/201600:00:00(Xem: 8105)
.... Khi em còn trong nôi anh đã lo việc đời,...! (Y Vân)

Bài hát của Y Vân gợi nhớ tới chuyện tình của Cố Tổng thống Pháp François Mitterrand với người yêu Anne Pingeot.

Đấu năm 1960, Mitterrand tới nhà ông bà Pingeot chơi theo lời mời của chủ nhà, gặp Anne lúc đó 18 tuổi. Ông bị ngay cú sét đánh tuy năm đó ông đã 46 tuổi, có gia đình với bà Danielle, đám cưới năm 1944, và có 2 con trai Christophe và Gilbert. Hai năm sau, ông hướng dẫn Anne lên Paris để theo học Mỹ Nghệ, môn học mà bà say mê. Từ đây họ có dịp lui tới nhau thường xuyên. Và không có gì ngăn cấm để họ trở thành cặp tình nhơn tuyệt vời. Suốt 35 năm dài sống kín đáo với người yêu, Anne Pingeot hưởng hạnh phúc tràn đầy nhưng đôi lúc cũng lắm chua cay. Trước sau, Bà vẫn giữ tình yêu và sự chung thủy trọn vẹn với Mitterrand. Nay bà quyết định công bố cuộc tình của Bà với Mitterrand bằng cách cho ấn hành quyển “Nhựt ký tặng Anne” (1964-1970, 496 trang) và “Thư gởi Anne” (1962 – 1995, 1296 trang). Phải chăng đây là một quyết định phục hận khi bà đã thất thập? Cho mọi người thấy bà không phải là Đệ Nhứt Phu nhơn nhưng mới là người yêu thật sự say đắm của Tổng thống Mitterrand.

Thư gởi Anne gồm 1218 bức thư tình của Mitterrand viết cho người yêu trong 33 năm. Ngoài chuyện yêu đương, “Thư tinh gởi Anne” còn là một tác phẩm văn chương giá trị vì tác giả xử dụng lão luyện ngòi bút, tiếng Pháp của ông chuẩn xác, từ từ ngữ tới văn phạm, nhứt là cách dùng các cách (modes) và thi (temps) trong động từ. Hai tác phẩm này sẽ được nhà xuất bản Gallimard phát hành trong tuần này. Giá bán khá mắc. Quả thật Gallimard trúng số độc đắc!

Người đẹp cao nguyên Clermont-Ferrand

Bà Anne là con gái trong một gia đình lớn ở Clermont-Ferrand, có họ xa với nhà kỷ nghệ Michelin. Bên ngoại của bà có người làm tướng lãnh trong quân đội Pháp. Trong Đệ II Thế chiến, theo Chánh phủ Pétain. Cũng như Mitterrand cũng từng theo Chánh phủ Pétain. Tới khi thấy phe Đồng Minh thắng thế, ông vội ngã theo kháng chiến. Khi De Gaulle nắm chánh quyền, ông gặp De Gaulle và De Gaulle buông một câu “Lại cũng ông nữa à” (Et encore vous). Và ông thù ghét De Gaulle từ đó.

Cũng như Tướng Nguyễn Cao Kỳ của Chánh phủ Sài gòn, lúc làm cố vấn Phái đoàn Hòa đàm ở Paris, được Kissinger giới thiệu với De Gaulle. Tướng De Gaulle chào tướng Kỳ “Qui est-ce Kỳ?” (Kỳ là ai vậy?). Không biết tới khi chết, ông Kỳ có qưên được hận De Gaulle không?

Năm 1963, Anne được 20 tuổi. Bà kính trọng sự hiểu biết văn học của Mitterrand. Hai người có chung niềm đam mê văn chương và nghệ thuật. Ở Paris, sau nhiều tháng tiếp xúc nhau, những cái hẹn kín đáo, những lúc bên nhau say đắm dưới bóng cây marron của vườn Tuileries, Mitterrand và Anne từng bước, bước tới với nhau thật sự. Ông tỏ thiệt là ông không thể ly dị bà vợ Danielle. Anne chấp thuận.

Anne ảnh hưởng gia đình, tánh tình kín đáo. Ít khi nào bắt gặp bà bày tỏ những sôi nổi trong lòng. Phải chăng vì vậy mà bà âm thầm chia sẻ đời sống lứa đôi với Mitterrand suốt 35 năm dài. Năm 1974, bà sanh cô con gái Mazarine ở Avignon. Bà ẩm về nuôi ở nhà bà cố ngoại và nói vói mọi người bà cần thêm ít tiền nên nhận trẻ con về giữ.

Lúc Mitterrand đang làm Tổng thống, hai người dẩn nhau về Hossegor nghỉ ngơi vài hôm trong ngôi nhà gia đình. Bổng xảy ra cuộc cải nhau gay gắt. Anne tức giận, bỏ ra xe của người anh, bảo anh chạy đi. Nhưng Mitterrand chạy theo sau xe, kêu gọi hảy ngừng lại. Người anh lúng túng không biết phải nghe lới ai. Không vâng lời Tổng thống sao? Anne thúc “Anh đừng ngừng lại”. Mitterrand nổi giận hét lớn lên “Mấy người hảy ngừng lại ngay”. Và Tổng thống chạy tới đeo theo cửa xe, bị xe lôi đi lết bết khá xa.

Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống ngày 10 tháng 5 năm 1981. Anne than thở với bà bạn Elisabeth Normand “Hôm đó thật là một ngày bi đát của đời tôi. Buổi tối, lúc 20 giờ, khi gương mặt của người thắng cử xuất hiện trên màn ảnh TV, Anne đang ở trong nhà, bé Mazarine lên 6 ngổi trên đầu gối của bà và bà đang khóc trước TV nhỏ trong phòng”.

Những bức thư tình

Lúc gặp và say đắm Anne, Mitterrand đã tùng nhiều lần Tổng trưởng và đang làm Thượng Nghị sĩ Nièvre. Trước mặt ông, một tương lai chánh trị đang chờ đợi ông. Khi De Gaulle không còn trên chánh trường thì quyền lực tối cao sẽ tới tay ông.

Bức thư đầu tiên gới người yêu trẻ, ông viết ngày 19 tháng 10 năm 1962, từ Luxembourg, trụ sở Thượng Viện. Trong thư, ông hứa sẽ tìm cho Anne quyển sách về Socrate mà hai người có dịp nói chuyện đêm cùng ở Hossegor. Sau đó, ông viết tiếp thêm 1217 bức thư nữa. Và bức thư sau cùng, ngày 22 tháng 9 năm 1995, lúc ông đang chờ ở ngưởng cửa để bước qua bên kia thế giới, với những lời vẫn chứa chan tình yêu như lúc ban đầu “Anne, em là sự may mắn của đời anh. Làm thế nào mà không được thương em nhiều hơn nữa?”.

Trong bức thư đề ngày 15 thánh 11 năm 1964, ông viết với những lời như gợi ở ông một viển ảnh ông sẽ thanh thản từ giả Anne trong lúc bà hảy còn trẻ và sẽ sống cô đơn “Khi anh gặp em và ngay lúc đó, anh đã đoán là anh sẽ đi vào một cuộc hành trình lớn. Nơi anh đì ở đó anh ít ra cũng biết em sẽ luôn luôn vững mạnh. Anh tôn thờ gương mặt này, nguồn ánh sáng của anh. Sẽ không bao giờ có đêm tuyệt đối đến với anh. Cô đơn của cái chết sẽ ít cô đơn hơn. Anne, người yêu của anh”.


Trong những bức thư viết gởi Anne, ông mô tả quang cảnh và nền trời xứ Pháp một cách tuyệt vời mà Anne là hiện thân lý tưởng, không phải chỉ để quyến rủ Anne, để thuyết phục Anne, mà còn để ghi dấu thời gian bên lề lịch sử chánh thức, nhựt ký định mạng của ông. Với độc giả, đây còn là bằng chứng cụ thể về Mitterrand, một con người đây tham vọng. Biết nuôi tham vọng. Chờ cơ hội thực hiện.

Khi có Mazarine, Mitterrand đưa Anne và em bé về ở trong một căn nhà rộng 250 m2 bên cạnh Dinh Elysée để cùng ông sống trọn vẹn đời sống gia đình. Tuy không chánh thức. Dỉ nhiên mọi chi phí thuộc ngân sách của Elysée.

Điều đáng chú ý là trong tập “Thư gởi Anne” thấy hầu như không có thư của Anne viết cho Mitterrand. Mải tới khi ông đắc cử, mới thấy xuất hiện vài bức thư ngắn, với lời lẽ đầy yêu thương “Người tạo niềm vui của em” hoặc “Cưng, cưng của em” …

Với Mitterrand, mặc dầu chức vụ ở Elysée bận rộn, mặc dầu cơn bịnh ác nghiệt ung thư tiền liệt tuyến hành hạ, vẫn không thể ngăn cản ông tỏ tình yêu cuồng nhiệt với người yêu. Trong thư gởi Anne tháng 7 năm 1967, ông viết “ Yêu em, tự nó,chính đó là một tác phẩm say đắm rồi”. Và tháng 8 năm 1969, ông viết với ngụ ý tình yêu là thiêng liêng “Tình yêu của chúng ta đem lại cho anh tình cảm của vỉnh cửu”.

Còn Bà Danielle Mitterrand?

Nói theo Việt nam “ông ăn chả, bà ăn nem”. Cả hai người, kẻ có chả ngon, người có nem quí. Ông Bà đều hài lòng vì đều có bồ nhí.

Bồ của Bà Danielle là thầy dạy thể dục cho bà, trẻ hơn bà 12 tuổi. Về đới sống riêng tư, hai người thoả thuận nhau, mạnh ai, cách riêng của ai, cứ nấy sống. Bà Danielle đưa bồ nhí về ở ngay trong appartement của hai ông bà, đường Bièvre, Quận V Paris. Căn phòng của ông bồ Jean Balenci bên cạnh phòng của bà,ở dưới căn phòng của ông Mitterrand.

Họ sống như vậy cho tới khi ông Mitterrand làm Tổng thống, lính tới canh gác trước nhà, hai đầu đường Bièvre, không cho xe cộ vào, ngoại trừ người ở con đường này, thì ông Jean Balenci mới dọn đi nơi khác.

Ông Mitterrand theo xã hội chủ nghĩa nhưng có xu hướng dân chủ tự do của thứ dân chủ xã hội. Còn bà Danielle thì kiên quyết con đường mác-lê, chọn sống giản dị, tranh đấu cho giai cắp nghèo khó, bị bất công. Bà lập Nghĩa hội France-Libertés.

Sau chuyến viếng thăm Việt nam tháp tùng theo Mitterrand về, bà can thiệp với Hà nội để cho nhà văn Dương Thu Hương được qua Pháp tỵ nạn. Thật ra bà đã mua Hà nội cho sự tự do của bà Dương Thu Hương với già 95 triệu quan, qua quỉ Pháp thoại.

Về quan niệm sống giản dị của người tranh đấu, bà muốn khi chết hảy đem thân xác của bà chôn vùi xuống lòng đât, không hòm rương gì hết để như vậy, bà có thể tiếp tục phục vụ cho sinh vật nào có nhu cầu. Nhưng luật pháp cấm.

Bà chỉ có hòm bằng gổ rẻ tiền hạng bét. Không nghi lễ, không vào nhà thờ, …Con người xã hội chủ nghĩa chuyên chính và thế tục ròng, có khác!

Tổng thống Pháp và các bà bồ

Trong lịch sử nước Pháp, Tổng thống và bồ là cặp bài trùng không thể thiếu. Có người giấu kỷ, có kẻ khoe ra như thêm một thành tích.

Ngoài Anne Pingeot, ông Mitterrand có thêm, theo báo chí, lối 20 bà bồ nữa trong số đó, có 2 người khà bền: nữ ca sĩ Dalida và nữ ký giả Hravn Forsne người Thụy điển. Bà ký giả công khai có một đứa con trai với ông. Và hôm 8/8/2016, người con của bà tự giới thiệu trong cuộc vận động bầu cử địa phuơng mình là con trai của Cố Tổng thống Mitterrand. Nhưng tin này đã bị đính chánh bởi người tài xế và cả Bác sĩ riêng của ông Mitterrand.

Chính bà Danielle có tiết lộ Bà Ségolène Royal cũng là bồ nhí của ông “…trong một quan hệ đầy tính âm mưu với chồng của bà. Nếu không có âm mưu, thì không có chuyện thành cặp đôi được” (….dans une grande complicité avec mon mari. Sil ny a pas de complicité, il ny a pas de couple).

Nhà vua, Tổng thống, những người chức quyền, đều lợi dụng địa vị của mình mê hoặc nữ giới. Vị Tổng thống đầu tiên thừa hưởng truyền thống này là Napoléon III. Hiện nay, Tổng thống xã hội thứ nhì Hollande chỉ mới có 4 bà bồ. Ông chủ trương không làm đám cưới. Còn Sarkozy quơ là cưới liền. Với ông, đám cưới chỉ cần một nồi chè là đủ.

Riêng Tổng thống Félix Faure nổi tiếng về số bồ đông đảo. Ông phải cho làm con đường hầm dẩn vào Elysée để các bà bồ kéo nhau vào kín đáo hơn. Ông còn nổi tiếng là “hiệp sĩ chết trên lưng ngựa”. Cái chết của ông đã một thời làm sôi nổi báo chí Pháp.

Tổng thống Chirac nổi tiếng hào hoa. Mà ông hào hoa thiệt. Bồ của ông gồm ký giả, nghệ sĩ, dân biểu, Tổng trưởng, … Những người này dành cho ông biệt danh “Người 5 phút, cả tắm luôn” (5 minutes, la douche comprise)!

Điện Elysée, con tim và khối óc của nước Pháp, dưới các trào Tổng thống từ Đệ II Cộng Hòa ở thế kỷ XIX cho tới nay Đệ V Cộng Hòa, bị biến thành một nơi đầy ấp chuyện tình.

Chỉ có chuyện tình của ông Mitterrand là lâm ly, thấm thía hơn hết, vừa kết tinh thành 2 tác phẩm văn chương tình yêu chung thủy đầy lãng mạn.

Đẹp lắm!

Nguyễn Thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
16/10/201622:41:01
Khách
Tác giả dich tiếng Pháp quá tê.
Ví du mỹ thuât thì khác với mỹ nghê ....
kể cả tắm nghe dễ chiu hơn cả tắm luôn ....
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.