GENEVA - Sợ già có thể rút ngắn cuộc sống của con người, theo loan báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong cuộc khảo sát đầu tiên loại này, WHO cho biết 60% đối tượng phỏng vấn tin rằng người già không đuợc tôn trọng. Cụ thể là thái độ đối xử với người cao niên là tiêu cực tại các nước giàu, theo phân tích phỏng vấn hơn 83,000 người tuổi trên 18 tại 57 quốc gia.
Nhà nghiên cứu John Beard phụ trách Ban lão hoá của WHO nhận xét: dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng tâm lý sợ già là rất thông thường – ông báo động: thái độ tiêu cực và kỳ thị người già đưa tới các hậu quả xấu cả với giới trẻ.
WHO cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy những người bi quan với tình trạng lão hoá của mình khó hồi phục từ bệnh tật và có thể giảm tuổi thọ trung bình 7 năm rưỡi.
Kỳ thị có thể đuợc nhận thấy khi người 50 tuổi đi xin việc hay nhân viên 65 tuổi đến hạn nghỉ hưu vẫn làm việc.
WHO ước luợng toàn thế giới hiện có 600 triệu người 60 tuổi hay già hơn, sẽ tăng gấp đôi năm 2025 và có thể gồm 2 tỉ người vào năm 2050.
Trong cuộc khảo sát đầu tiên loại này, WHO cho biết 60% đối tượng phỏng vấn tin rằng người già không đuợc tôn trọng. Cụ thể là thái độ đối xử với người cao niên là tiêu cực tại các nước giàu, theo phân tích phỏng vấn hơn 83,000 người tuổi trên 18 tại 57 quốc gia.
Nhà nghiên cứu John Beard phụ trách Ban lão hoá của WHO nhận xét: dữ liệu khảo sát chỉ ra rằng tâm lý sợ già là rất thông thường – ông báo động: thái độ tiêu cực và kỳ thị người già đưa tới các hậu quả xấu cả với giới trẻ.
WHO cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy những người bi quan với tình trạng lão hoá của mình khó hồi phục từ bệnh tật và có thể giảm tuổi thọ trung bình 7 năm rưỡi.
Kỳ thị có thể đuợc nhận thấy khi người 50 tuổi đi xin việc hay nhân viên 65 tuổi đến hạn nghỉ hưu vẫn làm việc.
WHO ước luợng toàn thế giới hiện có 600 triệu người 60 tuổi hay già hơn, sẽ tăng gấp đôi năm 2025 và có thể gồm 2 tỉ người vào năm 2050.
Gửi ý kiến của bạn