Vào lúc 1:30pm ngày thứ Bảy 24/9/2016, tại Hội trường Franklin McKinley District, San Jose; CD nhạc Thiền có tựa đề Hoa Bay Khắp Trời của nhạc ĩ Trần Chí Phúc phổ thơ thi sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã được trình làng” trong một buổi sinh hoạt văn hóa khá long trọng và đầm ấm. Có khoảng 150 người tham dự; trong số đó người ta ghi nhận có Hòa Thượng Thích Tịnh Từ Viện chủ Tu Viện Kim Sơn và tăng ni, Nghị viên Nguyễn Tâm, Họa sĩ Trương Thị Thịnh, họa sĩ Quế Hương, ông Nguyễn Mộng Hùng, Ông Vũ Thế Ngọc, nhà văn Đào Văn Bình, nhà báo Nguyễn Xuân Nam, nhà báo Nguyên Trung & Cao Ánh Nguyệt, nhà thơ Mạc Phương Đình, nhà thơ Huệ Thu, nhà thơ Ngọc Bích, nghệ sĩ Kiều Loan, BS Nguyễn Xuân Ngãi, BS Phương Thúy, nhà thơ Alisa Hà Vũ, họa sĩ Bách Phi, LS Nguyễn Công&phu nhân, Ông Lê Văn Đức, Ông Tony Đinh, Ông Lê Minh Hải, LS Henny Liêm Nguyễn, nhà báo Thư Sinh, Ông Thái Quốc Hùng, Ông Hoàng Thưởng, nhạc sĩ Ngọc Hoa, GSTS Nguyễn Hồng Dũng, Ông Phạm Nguyên Khôi, Ông Bà Mai Xuân Châu Cựu HT/GĐPT …và các ký giả phóng viên Tuyền hình Báo chí Việt ngữ…
Lễ Chào Cờ khai mạc diễn ra lúc 2:00pm do NS Trần Chí Phúc điều khiển. MC Mai Phi Long điều khiển chương trình. Một vài bài ca được trình bày. Sau đó một số quan khách được mời lên phát biểu. NV Nguyễn Tâm, trong phần phát biểu của mình cho biết: “Buổi sinh hoạt ra mắt Thiền Ca, Thi Ca hôm nay đã đưa nhiều người, nhiều khuynh hướng khác nhau, xa nhau về địa lý…đã ngồi lại bên nhau…”, “Thơ đi vào lòng người. Thơ đi vào lịch sử…” Ông đã nói đến bản quốc ca Hoa Kỳ là một bài thơ…"Defence of Fort M'Henry", là một bài thơ viết vào ngày September 14, 1814, do một luật sư trẻ tuổi (35 tuổi) tên Francis Scott Key.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, trong phần phát biểu cho biết “đã quen biết NS Trần Chí Phúc hơn 20 năm, biết anh ta chuyên sáng tác những bài ca quê hương, tình tự của người tị nạn…Hôm nay anh Phúc chuyển sang một nhịp điệu mới, Thiền Ca…” BS Ngãi chúc mừng và mong sẽ còn được nghe nhiều ca khúc thể loại nầy. Những vị khách được mời, nhà báo Nguyễn Xuân Nam, HT Thích Tịnh Từ… Trong lời phát biểu của mình, HT Thích Tịnh Từ, trình bày cảm nghĩ của HT về những bài ca tôn giáo. Theo HT thi ca phổ nhạc rất hay, trong thơ đã có nhạc. Và HT đã chứng minh bằng một bài ca, phổ từ thơ của Sơn Cư -HT Thích Tịnh Từ-. HT cho biết có làm thơ và có phổ thành nhạc để ca hát trong những buổi học thiền, nghe kinh, nghe pháp…v.v. Người diễn giả chính là cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải. Ông trình bày một bài ngắn với đề tài Thiền Tông và Thi Ca.
Sau lời chào và cảm ơn…Ông mở đầu: “Hôm nay, tôi có duyên lành nói chuyện về đề tài Thiền Tông và Thi Ca. Bài này được soạn trước, vì tôi không thể ứng khẩu, khi lòng đầy cảm xúc bước vào hội trường này. Hôm nay là lần đầu tiên tôi đứng trong một hội trường để trình bày về Thiền Tông, một đề tài rất phức tạp nhưng cũng cực kỳ thơ mộng. Trước giờ, tôi luôn luôn là người vô hình, ẩn mình sau những dòng chữ và trang giấy. Và bây giờ lần đầu ra đứng nói trước công chúng, tuy là sở học bất toàn, tôi sẽ cố gắng trình bày cốt tủy của Thiền Tông, hy vọng bằng những lời rất đơn giản, sao cho dễ hiểu, và thực dụng. Và chúng ta có thể ứng dụng ngay tức khắc, trong buổi này….” Bài nói chuyện tuy được rút ngắn, cô đọng, nhưng cũng dài dến hơn 10 phút; trong đó nói về Thiền và Thi Ca. Đức Phật là một “thi sĩ”. Nguyên Giác chứng mình bằng những câu thơ của Đức Phật khi thành đạo:
“Vô số kiếp, lang thang hoài
tìm miệt mài sao chẳng gặp,
chưa thấy kẻ xây nhà này,
nên chịu khổ, tái sanh hoài.”
Những câu thơ nầy trong Kinh Pháp Cú. Ngoài ra, các Thiền Sư chứng đạo đều có những bài kệ (thơ)…Ông nói tiếp: “Và như thế, là khởi đầu những dòng thơ tuyệt vời của Kinh Phật. Toàn Bộ Kinh Pháp Cú là thơ. Tất cả Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ đều là thơ. Nếu chúng ta để ý, sẽ thấy tất cả, hay gần như tất cả, các Thiền sư khi ngộ đạo đều đột khởi thành thơ.” Cũng theo Nguyên Giác thì: “Tu Thiền là quan sát tâm mình, là phải nhìn thấy ngọn nguồn ý thức, và do vậy, thấy được sản phẩm ý thức là chữ, là thơ… Y như tiền trong túi, gặp chuyện là xài. Tương tự, khi người tu đã thấy ngọn nguồn ý thức, thấy nơi sinh khởi chữ, gặp chuyện là có thơ. Đó là tôi suy đoán thôi, không dám khẳng định, vì tự mình chỉ là người hậu học đơn sơ, người tu chưa tới đâu lại dám nói về những đỉnh cao nhất của nhà Phật.”
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải cũng có mấy phút để cùng với cử tọa Thiền (ăn liền) trong phần kết thúc bài nói chuyện.
Xen kẻ trong chương trình là phần văn nghệ, trình bày các ca khúc Thiền, do các ca sĩ: Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, và Phương Thúy trình diễn.
Lần đầu tiên tại San Jose có một buổi sinh hoạt văn hóa, ra mắt CD nhạc và nói chuyện Thiền, rất thành công với số lượng quan khách tham dự. Nhưng đặc biệt nhất là mọi người đã đến đúng giờ và ngồi cho đến hết buổi sinh hoạt. Không khí buổi sinh hoạt đẫm chất “thiền”. Người nghe và người nói như hòa quyện vào nhau, cùng cảm thông và chia xẻ. Thân hữu và tác giả đã chụp hình chung kỷ niệm, ký tên vào tấm bảng lưu niệm.
Như NV Nguyễn Tâm nói “Hôm nay thiền và thi ca đã đưa nhiều người, nhiều khuynh hướng khác nhau cùng ngồi chung với nhau.” Và cũng có thể thêm “Thiền và Thi Ca đã đem các tâm hồn vào một. Và mỗi một là cái riêng của từng cá nhân. Tất cả là một, Một là tất cả.”
Buổi sinh hoạt chấm, dứt lúc 4:00pm.
Lễ Chào Cờ khai mạc diễn ra lúc 2:00pm do NS Trần Chí Phúc điều khiển. MC Mai Phi Long điều khiển chương trình. Một vài bài ca được trình bày. Sau đó một số quan khách được mời lên phát biểu. NV Nguyễn Tâm, trong phần phát biểu của mình cho biết: “Buổi sinh hoạt ra mắt Thiền Ca, Thi Ca hôm nay đã đưa nhiều người, nhiều khuynh hướng khác nhau, xa nhau về địa lý…đã ngồi lại bên nhau…”, “Thơ đi vào lòng người. Thơ đi vào lịch sử…” Ông đã nói đến bản quốc ca Hoa Kỳ là một bài thơ…"Defence of Fort M'Henry", là một bài thơ viết vào ngày September 14, 1814, do một luật sư trẻ tuổi (35 tuổi) tên Francis Scott Key.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, trong phần phát biểu cho biết “đã quen biết NS Trần Chí Phúc hơn 20 năm, biết anh ta chuyên sáng tác những bài ca quê hương, tình tự của người tị nạn…Hôm nay anh Phúc chuyển sang một nhịp điệu mới, Thiền Ca…” BS Ngãi chúc mừng và mong sẽ còn được nghe nhiều ca khúc thể loại nầy. Những vị khách được mời, nhà báo Nguyễn Xuân Nam, HT Thích Tịnh Từ… Trong lời phát biểu của mình, HT Thích Tịnh Từ, trình bày cảm nghĩ của HT về những bài ca tôn giáo. Theo HT thi ca phổ nhạc rất hay, trong thơ đã có nhạc. Và HT đã chứng minh bằng một bài ca, phổ từ thơ của Sơn Cư -HT Thích Tịnh Từ-. HT cho biết có làm thơ và có phổ thành nhạc để ca hát trong những buổi học thiền, nghe kinh, nghe pháp…v.v. Người diễn giả chính là cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải. Ông trình bày một bài ngắn với đề tài Thiền Tông và Thi Ca.
Sau lời chào và cảm ơn…Ông mở đầu: “Hôm nay, tôi có duyên lành nói chuyện về đề tài Thiền Tông và Thi Ca. Bài này được soạn trước, vì tôi không thể ứng khẩu, khi lòng đầy cảm xúc bước vào hội trường này. Hôm nay là lần đầu tiên tôi đứng trong một hội trường để trình bày về Thiền Tông, một đề tài rất phức tạp nhưng cũng cực kỳ thơ mộng. Trước giờ, tôi luôn luôn là người vô hình, ẩn mình sau những dòng chữ và trang giấy. Và bây giờ lần đầu ra đứng nói trước công chúng, tuy là sở học bất toàn, tôi sẽ cố gắng trình bày cốt tủy của Thiền Tông, hy vọng bằng những lời rất đơn giản, sao cho dễ hiểu, và thực dụng. Và chúng ta có thể ứng dụng ngay tức khắc, trong buổi này….” Bài nói chuyện tuy được rút ngắn, cô đọng, nhưng cũng dài dến hơn 10 phút; trong đó nói về Thiền và Thi Ca. Đức Phật là một “thi sĩ”. Nguyên Giác chứng mình bằng những câu thơ của Đức Phật khi thành đạo:
“Vô số kiếp, lang thang hoài
tìm miệt mài sao chẳng gặp,
chưa thấy kẻ xây nhà này,
nên chịu khổ, tái sanh hoài.”
Những câu thơ nầy trong Kinh Pháp Cú. Ngoài ra, các Thiền Sư chứng đạo đều có những bài kệ (thơ)…Ông nói tiếp: “Và như thế, là khởi đầu những dòng thơ tuyệt vời của Kinh Phật. Toàn Bộ Kinh Pháp Cú là thơ. Tất cả Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ đều là thơ. Nếu chúng ta để ý, sẽ thấy tất cả, hay gần như tất cả, các Thiền sư khi ngộ đạo đều đột khởi thành thơ.” Cũng theo Nguyên Giác thì: “Tu Thiền là quan sát tâm mình, là phải nhìn thấy ngọn nguồn ý thức, và do vậy, thấy được sản phẩm ý thức là chữ, là thơ… Y như tiền trong túi, gặp chuyện là xài. Tương tự, khi người tu đã thấy ngọn nguồn ý thức, thấy nơi sinh khởi chữ, gặp chuyện là có thơ. Đó là tôi suy đoán thôi, không dám khẳng định, vì tự mình chỉ là người hậu học đơn sơ, người tu chưa tới đâu lại dám nói về những đỉnh cao nhất của nhà Phật.”
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải cũng có mấy phút để cùng với cử tọa Thiền (ăn liền) trong phần kết thúc bài nói chuyện.
Xen kẻ trong chương trình là phần văn nghệ, trình bày các ca khúc Thiền, do các ca sĩ: Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, và Phương Thúy trình diễn.
Lần đầu tiên tại San Jose có một buổi sinh hoạt văn hóa, ra mắt CD nhạc và nói chuyện Thiền, rất thành công với số lượng quan khách tham dự. Nhưng đặc biệt nhất là mọi người đã đến đúng giờ và ngồi cho đến hết buổi sinh hoạt. Không khí buổi sinh hoạt đẫm chất “thiền”. Người nghe và người nói như hòa quyện vào nhau, cùng cảm thông và chia xẻ. Thân hữu và tác giả đã chụp hình chung kỷ niệm, ký tên vào tấm bảng lưu niệm.
Như NV Nguyễn Tâm nói “Hôm nay thiền và thi ca đã đưa nhiều người, nhiều khuynh hướng khác nhau cùng ngồi chung với nhau.” Và cũng có thể thêm “Thiền và Thi Ca đã đem các tâm hồn vào một. Và mỗi một là cái riêng của từng cá nhân. Tất cả là một, Một là tất cả.”
Buổi sinh hoạt chấm, dứt lúc 4:00pm.
Gửi ý kiến của bạn