Hôm nay,  

Tâm Sự Đêm Trung Thu

21/09/201600:00:00(Xem: 4607)

Bài tường thuật đêm kỷ niệm 40 năm IRCC và 10 năm Viet Museum

Chân thành cáo lỗi. Đêm dạ hội IRCC Gala vừa xong, về nhà mở máy đã nhận được lời chúc mừng đầu tiên của cô Kiều Chinh. Tiếp theo là một số bạn cao niên bốn phương khen ngợi. Sáng nay dạy sớm và công việc đầu tiên là viết lời cảm ơn và cáo lỗi.

Trong bất cứ tổ chức nào, chúng ta vẫn có ít nhiều sơ xuất. Đây là lần đầu tiên tổ chức trong khu vườn San Jose History Park với những điều kiện eo hẹp, họp mặt ban đêm, giới hạn rất nhiều chuyện nên không thể tránh được những điều rất đáng tiếc. Những điều khiếm khuyết xin kể ra như sau. Buổi tối được quảng bá là dạ tiệc Gala nhưng thực ra chỉ là một chương trinh Picnic ban đêm. Trời thực sự tranh sáng tranh tối. Mở đầu thì còn nắng, chốc lát đã tối đen. Địa thế sân cỏ gập ghềnh. Đã có một vài quan khách chợt té. Khung cảnh không phải là một rạp hát nên ngồi nhiều chỗ không thấy những diễn tiến trên sân khấu. Việc xếp chỗ thiếu chu đáo, quan khách chờ đợi mà trong lòng không vui. Sau cùng chuyến rất nhỏ nhưng hết sức quan trọng là phương tiện vệ sinh dã chiến không đủ tiện nghi nhất là sau bữa ăn chiều vui vẻ của trên 400 quan khách. Đó là những sai lầm rất tổng quát. Còn đi vào chi tiết thì trong lòng các thân hữu, chắc rằng ai cũng có điều bất tiện riêng tư. Kỷ niệm 40 năm phải 40 lần xin lỗi. Thôi thì, mọi chuyện rồi cũng qua đi. Có ông bà bạn giận chúng tôi vì cái nhà vệ sinh dã chiến tối om nên bỏ về vội vã. Bà nói với chồng, cái anh chàng bạn cố tri của ông, hắn còn định tổ chức kỷ niệm 50 năm ở ngoài công viên. Mười năm nữa mà còn làm như thế này, vì tình chiến hữu ông đi một mình. Cho tôi ở nhà. Ông bạn bước đi rất chậm, mà nói cũng rất chậm. Ông nói với vợ, sao bà lạc quan vậy. Mười năm nữa thằng cha Ai Ci Ci này biết chúng ta ở đâu mà mời. Lúc đó tôi với bà không cần đi vệ sinh. Chúng ta cùng dọn vào nhà mới. Căn nhà nhỏ bé chỉ kê đủ một cái giường và không cần toilet.

blank
Trong đêm Trung Thu.

Giấc mơ thầm kín. Thực vậy, với các bạn già chúng ta đã qua tuổi 80, thôi thì ân tình đành hẹn kiếp sau. Tuy nhiên, trước hết xin thành thật kể hết những điều thầm kín mà ban tổ chức chúng tôi muốn thực hiện. Và chúng tôi đã đạt được. Trước hết là đã có cơ hội bước vào khu vườn lịch sử San Jose từ 10 năm trước. Nhận ngôi nhà hoang sơ, lạnh lẽo. Hư hỏng từ mái nhà, trần nhà, cầu thang, sàn nhà và cả dưới hầm. Ngôi nhà gần 200 năm tuổi được thành phố di chuyển từ đường Almaden vào đây hy vọng làm viện bảo tàng Ý đại Lợi. Nhưng người dân gốc Ý không muốn nhận lại biệt thự Victoria. Chúng tôi liều mạng nhận lãnh để ôm của nợ, xây dựng viện bảo tàng từ tro tàn. Đặt tên là bảo tàng Thuyền nhân và VNCH. Sau 10 năm với nhiều khó khăn đau thương vất vả. Cố đem quá khứ huy hoàng để gửi cho tương lai vĩnh cửu. Chợt gần đến một ngày thấy rằng cái viện bảo tàng thân yêu và duy nhất trên thế giới, tương lai sẽ ra sao. Hơn một lần, ở lại Việt Museum ban đêm, thắp sáng cả ngôi nhà rực rỡ huy hoàng. Mong rằng có người tri kỷ cùng nhìn thấy. Lại lo ngại rằng, bảo tàng nằm trên đất công thổ của thành phố, mai nầy ta không còn nữa, ai sẽ tiếp tục bảo quản lâu dài. Làm sao có thể trông cậy vào tổ chức, cá nhân hay cả cộng đồng nào vào nhận trách nhiệm. Theo gương các công trình của các sắc dân khác tại địa phương thí dụ cụ thể như khu vườn Nhật bên cạnh. Hội công viên Nhật bỏ cuộc sau khi để lại khu vườn Nhật vô cùng đặc sắc. Dù muốn hay không, thành phố San Jose phải nhận lãnh và tiếp tục bảo toàn. Hàng năm tổn phí cả trăm ngàn mỹ kim. Vì vậy, giữa đêm trung thu nhân dịp kỷ niệm 40 năm IRCC và 10 năm Museum, chúng ta hân hạnh có ông thị trưởng và 3 nghị viện cùng đứng lên ca ngợi sự hiện diện của ngôi nhà lịch sử. Một khế ước chính trị bất thành văn đã được thực hiện giữa thành phố và một cơ quan. Cùng trên diễn đàn đêm kỷ niệm. Ông chủ tịch giám sát và bà giám sát viên đều xác nhận sự hiện diện của lịch sử cộng đồng Việt qua Việt Museum. Lên đến cấp lập pháp của liên bang, bà dân biểu chủ tọa nhân danh nhân dân Hoa Kỳ để tuyên dương thành quả của Viện Bảo tàng. Thưa các bạn. Đây là bản khế ước giữa chính quyền và chúng ta đã được thành lập. Những hình ảnh được ghi lại đôi khi có giá trị hơn cả giấy tờ cam kết. Di sản của thời gian 100 năm ngắn ngủi nằm khiêm tốn trong 4 ngàn năm lịch sử của người Việt riêng về giai đoạn bỏ nước ra đi đã được nhận thẻ xanh và chuẩn bị vào quốc tịch dù là rất trìu tượng. Vâng, đúng như vậy. Quý vị đã cùng chúng tôi sống trong một khoảng thời gian hết sức quan trọng. Quý vị đã làm nhân chứng cho việc chấp nhận viện bảo tàng Viet Museum khiêm tốn bước vào khu vườn lịch sử San Jose, nơi được gọi là kinh đó điện tử của thế giới từ thế kỷ 20 qua 21.. Chuyện nhỏ mà diễn dịch thành vĩ đại cũng là công việc chẳng khó khăn. Đúng sai tuy người nhận định. Phần chúng tôi, ước mơ thầm kín đã đạt được.

blank
Trong đêm Trung Thu.

Những tuyên dương của thế kỷ.

Đã trải qua 40 năm làm việc với cơ quan IRCC tại miền Bắc CA. Nếu có cơ hội đề nghị sự tuyên dương của giới chức lập pháp liên bang Hoa Kỳ, chắc hẳn quý vị sẽ có nhiều ý kiến đặc biệt. Phần chúng tôi, với nhận định riêng, và do sự tin cậy ân tình qua bà dân biểu Zoe Lofgren, chúng tôi đề nghị 4 trường hợp. Asia/SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ.

Trong biết bao năm qua, cá nhân tôi hết sức xúc động về những hoạt động của tổ chức Asia và sau này thêm SBTN. Các bạn chúng tôi ở cùng lớp tuổi nhu ông nhạc sĩ Anh Bằng, tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Đó là tâm sự của tác giả hay là tâm sự của chính chúng tôi. Ông giáo sư triết Trầm Tử Thiêng, người lên xe buồn suốt toa dài. Rồi của cậu út Việt Dzũng gửi quà về cho quê hương. Cậu Út đi rồi để lại cho chúng tôi hai đôi nạng treo vĩnh tiễn trong viện bảo tàng. Rồi đến Nam Lộc, người lính văn nghệ của sư đoàn 5 và quân đoàn 3. Trong quân đội anh chiến đấu bằng lời ca tiếng nhạc, qua đất lưu vong lại tiếp tục chiến đấu bằng tiếng nhạc lời ca. Sau cùng, với Asia và SBTN chúng tôi phải nói đến Trúc Hồ. Khi chúng tôi khởi sự xây dựng cộng đồng tại địa phương, anh bạn trẻ còn lưu lạc vượt biên đường bộ trên đất Miên đất Thái. Ngày nay với Asia và SBTN Trúc Hồ đã xây dựng lại cả một hệ thống đấu tranh của Tổng cục chiến tranh chính trị và bộ Dân vận Chiêu Hồi. Những bản hùng ca, những màn trình diễn trên sân khấu và hệ thông tin tức của SBTN đã làm cho trái tim già Giao Chỉ rung động biết chừng nào. Hát nữa đi em. Hát cho người nằm xuống từ lâu. Hát cho người vừa nằm xuống và hát cho những tấm thân mỏi mệt nhưng mãi mãi còn trông cậy vào tình chiến hữu với những bài ca bất hủ. Thành tích lớn lao nhất là ASIA và SBTN với 10 kỳ giúp chương trình cám ơn người thương binh VNCH hết sức thành công về vật chất lẫn tinh thần. Chiến dịch không những nêu cao tình nghĩa chiến hữu mà còn nuôi dưỡng tấm lòng người Việt hải ngoại đối với anh em ta ở lại quê nhà. Chúng tôi chọn Asia/SBTN để quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương. Cô Diệu Quyên, phu nhân của Trúc Hồ đại diện cho tổ chức lên nhận lãnh. Cô đã nói lời hết sức cảm động để tiếp nhận ân tình của mọi người.


blank
Trong đêm Trung Thu.

VAF và Nguyễn Đạc Thành:

Tổ chức thứ hai chúng tôi đề nghị nhận phần vinh danh cao quý là cơ quan VAF do ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập. Sau ngày cộng sản thôn tính miền Nam, hàng trăm ngàn quân dân cán chính đã bị lùa vào trại tập trung cải tạo. Thiếu tá thiết giáp, Nguyễn đạc Thành đã trải qua nhiều trại tại miền rừng núi Bắc Việt. Ông đã cùng chiến hữu chôn cất anh em. Khi được tha về ông đã ghi dấu các ngôi mộ chiến hữu nằm lại giữa trời hiu quạnh biên giới xa xôi. Bác Thành thề nguyền sẽ có ngày trở lai. Sau này hàng ngàn anh em cựu tù đã trở về. Đã vượt biên, đã HO, đã đoàn tụ. Tất cả đã xây dựng lại cuộc đời, đã xây dựng gia đình đã lập hội và sinh hoạt trong tình thân hữu. Riêng bác Thành, hết sứa cô đơn luôn nghĩ tới lời thề nguyền năm xưa. Ông trở về. Trong 20 năm dài ông đã giúp các gia đình tìm kiếm, tảo mộ đem gần hết những di hài chiến hữu trở về miền Nam. Trong quân đội có câu thành ngữ hết sức cảm động. Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè. Ai còn nhớ hay ai đã quên. Chẳng biết. Nhưng riêng ông già Tây Ninh Nguyễn Đạc Thành đã làm trọn lời tâm nguyện suốt đời. Ngày nay ông tiếp tục với con đường bảo toàn Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Cùng với các tổ chức, cá nhân trên khắp năm châu bốn biển, chúng ta đã hoàn tất được gần 1 phần 2 các ngôi mộ trong số hơn 10 ngàn tử sĩ còn lại trên nghĩa trang xưa. Vào cuối năm nay, chương trình chặt cây và xây dựng lại hệ thống thoát nước và những con đường chính sẽ được xúc tiến. Điều quan trọng hơn cả là chính quyền Hoa Kỳ, qua bộ ngoại giao và bộ quốc phòng đều có hồ sơ và đặt mối quan tâm và dự án trùng tu nghĩa trang của VNCH tai Biên Hóa. Nước Hoa Kỳ, quê hương mới của chúng ta đã dần dần chấp nhận dân ty nạn 75, thuyền nhân 85, đoàn tụ và con lai 95, ngày nay đã chính thức nghĩ đến những người chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc binh đạo của thời kỳ 65. Cò đường đó, bác Nguyễn Đạc Thành đã cùng chúng tôi đồng hành từ rất lâu. Con đường đó với gian khổ trước mặt và những viên đạn khốn nạn của kẻ nội thù bắn theo ở phía sau lưng. Còn đứng lên được là còn phải lên đường. Bản tuyên dương cao quý dành cho VAF nhưng ông Thành đang ở xa không về được nên đã được chiến hữu Đỗ Hữu Nhơn, trung tá lực lượng đặc biệt đại diện tổ chức Vietnamese American Foundation VAF nhận lãnh.

blank
Trong đêm Trung Thu.

VOICE và Trịnh Hội.

Tổ chức thứ ba được tuyên dương là một cơ quan thiện nguyện của các luật sư trẻ Việt Nam hoạt động tại các quốc gia Đông Nam Á giúp cho dân tỵ nạn có cơ hội định cư tại các nước tự do sau khi đợi chờ mòn mỏi trong các trại tạm cư. Đã có những gia đình đợi chờ trong khoảng thời gian gần như tuyệt vọng trên 10 năm đến 20 năm. Nhiệm vụ hiện nay của VOICE hướng về việc huấn luyện cho một thế hệ mới trên con đường sinh hoạt dân chủ và nhân quyền. Hai đoàn viên rất trẻ của VOICE đã đại diện cho tổ chức lên nhận lãnh bảng tuyên dương do bà dân biểu trao tặng. Với tư cách là người trực tiếp điều hành cơ quan thiện nguyện về di dân tại Hoa Kỳ, chúng tôi phải bày tỏ lòng kính phục với Trịnh Hội và các đoàn viên của VOICE. Chín cơ quan thiện nguyện danh tiếng Hoa Kỳ không hề quan tâm đến những người ty nạn bị bỏ quên tại Phi, tại Thái và nhiều nơi khác sau khi các trại chính thức đóng cửa 1995. Hàng trăm cơ quan dịch vụ tỵ nạn do người Việt lãnh đạo như IRCC chúng tôi cũng không có khả năng và nỗ lực để giúp đỡ các trường hợp đợi chờ tuyệt vọng của đồng hương. Voice và Trịnh Hội đã là những tia hy vọng cuối cùng. Các luật sư trẻ tuổi của VOiCE xứng đáng để thế hệ cha anh đặt vào đó niềm tin của tương lai dân tộc.

blank
Trong đêm Trung Thu.

Hồi ký của một gia đình. Cuộc đời của 2 phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thủy là cả nỗi đoạn trường chung của dân tộc. Hai vợ chồng cùng là phóng viên chiến trường trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Có mặt trên các chiến dịch khắp 4 Vùng chiến thuật. Lập gia đình, tiếp tục công tác. Đến 30 tháng tư, chồng đi tù, vợ tiếp tế và lập kế hoạch cho chồng trốn trại. Thất bại bị tra tấn và biệt giam. Rồi trốn trại thành công đến lượt vợ bị tù. Tiếp theo là chuyện vượt biên để rơi vào thảm kịch hải tặc tuyệt vọng và kinh hoàng trên hoang đạo. Sau cùng tất cả được giải thoát và ngày nay toàn gia lập nghiệp thành công tại Hoa Kỳ. Câu chuyện của anh chị qua cuốn hồi ký viết chung có đầy đủ ý nghĩa tương đồng với Việ Museum nên chúng tôi đã chọn tác phẩm là cuốn sách của năm 2016 dành cho thư viện của viện bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hoà. Bà dân biểu đã hân hoan trao bảng tuyên dương cho anh chị. Trong tâm tình vô cùng xúc động, anh chị đã tiếp nhận bản tuyên dương vinh dự của quốc hội Hoa Kỳ.

Với 4 trường hợp chúng tôi đề nghị, dưới trời trung thu đêm 10 tháng 9-2016, trong vườn lịch sử San Jose, bốn lần tuyên dương được ghi nhận. Xin một lần thông báo cho quý vị trong tình thân hữu. Trong cộng đồng của chúng ta, còn rất nhiều cá nhân và tổ chức, cùng làm những công việc khác nhau mưu cầu hạnh phúc cho đồng hương dù là trong nước hay hải ngoại. Cùng tranh đấu cho dân quyền và dân chủ. Chúng ta không cùng chung một cơ quan, một tổ chức nhưng cùng đi một con đường. Con đường đi tìm dân chủ cho quê huong. Con đường đi tìm công ly cho dân tộc. Chúng ta chia xẻ nỗi nhọc nhằn vất vả chúng ta không quên bày tỏ sự khích lệ anh em. Đó là lý tưởng hay đây là chân lý (Xin xem tiếp bài từng thuật phần hai, kỳ sau)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.