Hôm nay,  

Tiếng Anh Vô Từng Nhà

20/09/201600:00:00(Xem: 3997)
Cả nước rủ nhau học tiếng Anh. Đơn giản, trước tiên vì tiếng Anh cần để biến đổi đất nước. Sau nữa, tất cả những gì quanh ta, hễ mở các thiết bị ra là thấy tiếng Anh. Không cần bàn chuyện cao siêu là để đọc sách quốc tế, chỉ để nói các bao bì, bịch nhựa, giấy gói là thấy cũng đầy ắp tiếng Anh.

Bởi vì cần tiếng Anh, nên cả nước đều quan tâm chuyện nên học tiếng Anh thế nào.

Báo VnExpress hôm 17/9/2016 ghi nhận tình hình: Rà soát 'chuẩn' của giáo viên tiếng Anh cả nước.

Bản tin ghi rằng các cơ sở giáo dục phải rà soát trình độ ngoại ngữ của giáo viên xem đạt chuẩn chưa, lên kế hoạch bồi dưỡng, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 31/10.

Sáng 17/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2016-2020.

VnExpress ghi rằng:

"Đề án đưa ra lộ trình đạt chuẩn đối với giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Năm 2016 là 45% giáo viên tiểu học, 55% giáo viên trung học cơ sở, 65% giáo viên THPT.

Từ năm 2017-2019, tỷ lệ đạt chuẩn mỗi năm tăng thêm 10% đối với giáo viên các bậc học. Mục tiêu năm 2020 đạt chuẩn 100% giáo viên các bậc học. Đối với giảng viên đại học, cao đẳng, đề án đưa ra lộ trình năm 2018 phải đạt chuẩn 100%."

Coi bộ khó à nhen. Vì bây giờ là cuối tháng 9/2016 rồi, vèo cái là sang 2017. Vậy mà đòi đạt chuẩn 100% trong năm 2018 cho bậc đại học, tong năm 2020 cho giáo viên các bậc học. Ai nói tiếng Anh học trong 6 tháng hay 1 năm là xong chuẩn đâu?

Trong khi đó, thông tấn VienamNet ghi lời Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng:

"Chúng ta đang thực hiện lộ trình viết bộ SGK mới, vì vậy tôi đề xuất việc viết sách và chương trình của môn tiếng Anh phải đảm bảo một sự liên thông và phải đảm bảo được các chuẩn kiến thức đặt ra.

Đề án đặt ra 4 kỹ năng là nghe- nói- đọc- viết, nhưng hiện này trong các trường chủ yếu là dạy đọc và viết, nghe và nói ít. Cần đưa ra một giáo trình SGK phổ thông và lộ trình đạt được sau 12 năm để không lãng phí. Cần đề ra sau lớp 1 phải nghe, nói, viết được cái gì và sau 12 năm được cái gì. Để sau phổ thông các em học sinh có những kiến thức cơ bản, nghe được, nói được và viết được những câu cơ bản. Vào ĐH, CĐ thì đi sâu vào ngôn ngữ chuyên ngành."

Nghe, nói, đọc, viết? Hãy suy nghĩ xem, tiếng Việt mình nói cũng mươi giọng, dân Cần Thơ nghe giọng xứ Quảng cũng mệt, tương tự các vùng khác… huống gì nói chuyện nghe tiếng Anh. Muốn nghe tiếng Anh giọng California? Hay giọng London của Vương quốc Anh? Hay giọng Sydney của Úc châu? Hay tiếng Anh nói theo giọng Canada? Trong vài năm, không thể nào nghe hết các giọng đó được. Chỉ nên chọn một hay hai giọng mình có cơ duyên luyện tập, thế mới may ra giỏi chút đỉnh.

Còn chuyện các lớp tiếng Anh nữa. Cho con học ở đâu mới khá? Báo Thanh Niên kể chuyện:

"Bé Nguyên, con chị Tiên (Hà Đông, Hà Nội) năm nay lên lớp 4, đã từng học tiếng Anh ở vài nơi, nhưng theo chị, cháu hầu như không tiến bộ. Hè vừa rồi, chị quyết tâm tìm hiểu thật kĩ chỗ học lí tưởng cho con. Nghe bạn bè mách, chị bỏ công sức tìm hiểu rồi đăng kí cho con học ở lớp cách nhà tận 6km.


Thế nhưng, ngay buổi học đầu tiên, chị đã tỏ ra thất vọng với lớp học của "thầy giáo có tiếng". "Lớp rất đông, chỗ ngồi chật chội, thầy giỏi nhưng không quán xuyến được hết học sinh. Chắc lại phải tìm chỗ khác cho con thôi chứ thế này giá rẻ cũng thành đắt, thầy giỏi cũng không vào con được" – chị Tiên than thở."

Báo Giáo Dục VN khi loan tin đã dẫn ra môtc âu nói của ông Bộ Trưởng để nêu lên làm nhan đề: "Nếu dạy Ngoại ngữ mà không chuẩn thì thà không dạy còn hơn"…

Thiệt là khó. Bá GDVN ghi rằng vào ngày 17/9, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đề án "Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" tại 6 điểm cầu (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Vinh).

Điểm thứ nhất là đào tạo giáo viên. Dĩ nhiên, thầy phải giỏi trước.

Tuy nhiên, có anh bạn mới email cho mình, đề nghị tạo ra cơ hội để toàn quốc học tiếng Anh mà khỏi tốn tiền (hay đỡ tốn tiền). Đó là, cần có một kênh truyền hình nhà nước 24 giờ dạy ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Trung Quốc, vân vân. Trong đó ưu tiên nhiều giờ là dạy tiếng Anh. Nghĩa là, cho cả nước học ngoại ngữ mà không cần tới lớp.

Anh bạn này đề nghị trên chương trìnhh TV hàng ngày trong nước, chính phủ VN nên có ít nhất 4 giờ dạy tiếng Anh:

- Hai giờ dạy tiếng Anh giao tiếp ở bậc sơ cấp, trung cấp - chủ yếu là để nói, nghe và trả lời cho mọi trường hợp đời thường, sẽ tiết kiệm cho đất nước rất nhiều, vì qua đó mọi người tăng trình độ, sẽ giúp cho ngành du lịch, ngành khách sạn, giúp cho dân và cán bộ tiện lợi khi gặp ngoại kiều...

- Và hai giờ dạy tiếng Anh (chuyên về ngữ pháp) để đọc và viết cũng ở bậc sơ cấp, trung cấp. Làm như thế sẽ giúp thầy cô rất nhiều, giúp chuẩn bị học sinh khi ra nước ngoài.

Anh bạn đề nghị là trên các game show có thưởng trên truyền hình trong nước, nên có ít nhất một game show hàng ngày là đố chữ và đố văn phạm tiếng Anh. Như thế khuyến khích cả nước học tiếng Anh. Gọi là đố vui, học vui.

Anh này cũng đề nghị là mỗi tuần trên TV trong nước nên có một phim tiếng Anh, thay vì lồng tiếng Việt, nên phụ đề tiếng Anh (như rất nhiều phim ở Mỹ). Như thế sẽ tiết kiệm tiền lồng tiếng, mà thính giả nghe quen và nhìn phụ đề tiếng Anh sẽ học tiếng Anh nhanh nhẹn hơn.

Như thế, đỡ tốn tiền mà có thể dạy tiếng Anh rất chuẩn. Thí dụ, thầy cô trong chương trình tiếng Anh trên làn sóng TV nếu là Việt kiều thế hệ trẻ, hiển nhiên phát âm là chuẩn rồi. Chương trình dạy tiếng Anh thời gian đầu có thể xin nguồn cung cấp từ các đài VOA của Mỹ, BBC của Anh, và các đài từ Canada, Canberra.

Nếu giờ tiếng Nhật, có thể xin đài NHK giúp, nếu giờ tiếng Hàn, có thể xin Arirang giúp, giờ tiếng Nga thì xin Sputnik giúp, giờ tiếng Trung Quốc thì đã có sẵn khối người gốc Hoa ở Chợ Lớn (nếu không dám xin chính phủ Đài Loan giúp)… Thanh niên khỏi phải xem phim bộ… cứ rủ nhau học là phải giỏi.

Như thế, đâu có cần mời Peace Corps sang dạy tiếng Anh làm chi, vì bây giờ có TV rồi, đưa tiếng Anh vào tận nhà người dân, tha hồ học. Mà đúng giọng, khỏi cần học tiếng Anh từ giọng thầy Hà Nội, hay giọng cô Cần Thơ…

Ý kiến bạn đọc
25/09/201604:12:08
Khách
even Prime minister pronounce MA Dze (MADE) thi chung nao dat 100 phan tram ????
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.