Hôm nay,  

Đến lúc nên đổi tên gọi của Biển Đông

25/08/201610:56:00(Xem: 5074)

Đến lúc nên đổi tên gọi của Biển Đông


C:\Users\Van\Desktop\Godaddy_NNHN2\Media\LuoiBo.jpg


Lời giới thiệu


Vùng biển chiến lược quan trọng về nhiều mặt (quân sự, mậu dịch quốc tế, tiềm năng dầu hỏa…) đang được tranh chấp rất phức tạp giữa nhiều quốc gia Á châu Thái Bình Dương mà Việt Nam gọi là “Biển Đông” có tên tiếng Anh là “South China Sea” (Biển Nam Trung Hoa) như thường được biết đến rộng rãi hơn trên trường quốc tế.  Trung hoa vì thiếu hẳn các dữ liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền trên vùng tranh chấp, chỉ vin vào một cái phao duy nhất đó là cái tên gọi có dính chữ Trung Hoa – “South China Sea” - rồi ngang nhiên dùng bạo lực để cưỡng chiếm; tự ý ấn định lằn ranh chủ quyền một cách bất hợp pháp qua “9 đường gạch nối” mà Việt nam gọi là đường “lưỡi bò.”  Trung cộng lại còn láo lếu bất chấp cả phán quyết ‘Tháng Bảy” (July Ruling – July 12, 2016) của Tòa án Trọng Tài của Quốc tế (Trụ sở đặt tại Hague, Thụy sĩ) qua vụ Phi Luật Tân Kiện Trung Hoa về đường “Lưỡi Bò”) lớn tiếng đe dọa sẽ “đánh” bất cứ quốc gia nào muốn can thiệp vào vùng tranh chấp này .


Ngày 23/08/2016, ký giả Steve Mollman của trang điện báo chuyên về  chính trị và kinh tế thế giới tên là “Quartz” đã  đưa ra một vài nhận định rất đáng được chúng ta suy gẫm về danh xưng của vùng biển đang có tranh chấp trầm trọng.  


Kính mời quý vị cùng đọc cho biết


TVG


*


Càng ngày càng có nhiều người công nhận rằng sự tranh chấp phức tạp về lãnh hải giữa Trung Hoa và các nước láng giềng trong vùng biển Nam Hải chỉ vì cái tên gọi hiện nay của nó: “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea).


Tuần vừa qua Chính phủ Nam Dương đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đề nghị liên quan đến vùng “Đặc quyền Kinh tế” (EEZ – Exclusive Economic Zone) chung quanh quần đảo Natuna của Nam Dương.  Ông Ahmad Santosa, người cầm đầu Cơ quan  “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Nam Dương, tuyên bố là:


“Nếu không có ai phản đối (?)… thì vùng biển này nên được đặt lại tên là “Vùng Biển Natuna” (Natuna Sea).”


Trước đây, vào năm 2012, Phi Luật Tân cũng chính thức đặt lại tên của “Biển Nam Trung hoa” trên bản đồ và các văn bản quốc gia của Phi Luật Tân.  Chính phủ Manila và Tổng thống Bengino Aquino gọi vùng biển nằm trong vùng “Đặc quyền Kinh tế” là “Vùng Biển Tây Phi Luật Tân” (West Philippine Sea) và nói thêm là: “Đây là một bước quan trọng làm sáng tỏ vấn đề lãnh hải của Phi Luật Tân.”  Phi Luật Tân đã đệ trình một yêu cầu hành chánh và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.


Dĩ nhiên, các yêu cầu đổi tên được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là một chuyện, cộng đồng quốc tế có công nhận các tên mới đặt ra hay không là một vấn đề khác.  Chính phủ Manila có thể sử dụng tên “Vùng Biển phía Tây Philippine,” và chính phủ Nam dương  có thể dùng “Vùng Biển Natuna;” nhưng bên ngoài Phi luật Tân và Nam Dương cái tên “Biển Nam Trung Hoa” vẫn được dùng như thường lệ.


Vế phần Việt Nam, từ lâu vẫn gọi vùng biển này là “Biển Đông” (The East Sea).  Riêng Mã Lai mặc dù vẫn tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa,” nhưng sau Phán quyết “Tháng Bảy” của Tòa án Trọng Tài Quốc tế phủ quyết quyền công nhận ẩu của Trung Hoa thì dân Mã Lai bắt đầu thắc mắc tại sao lại phải gọi là “Biển Nam Trung Hoa?”


Trung Hoa đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển tranh chấp qua “đường 9 đoạn” vạch ra sau Thế Chiến II.  Dù Tòa án Quốc tế đã phán xét “đường 9 đoạn” này không có cơ sở pháp lý, Trung Hoa vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách bành trướng lãnh hải của mình.

Có một “Chiến dịch” kêu gọi đổi tên trên trang mạng “Change.org” khởi xướng từ 5 năm qua đề nghị đổi phần biển này thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea).  Chiến dịch đã đưa ra một số nhận xét thú vị đáng lưu ý như sau:


- Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam của Trung Hoa chỉ dài độ 2.800 cây số (1.750 dặm).

- Một số đề nghị khác còn đưa ra vài tên mới như “Biển Đông Dương” (Indochina Sea) hoặc “Biển Đông Á” (Asean Sea).   Nên biết thêm, tên mới “Biển Đông Á” gặp phải sự chống đối của Cam Bốt, một nước hội viên của ASEAN, không liên can đến tranh chấp nhưng luôn luôn đứng về phe Trung Hoa.

Qua lịch sử, vùng biển này đã từng có hang loạt các tên gọi khác nhau, trong đó “South China Sea” chỉ là tên được đặt ra mới đây thôi – được sử dụng từ trong thập niên 1930 - dùng để phân biệt với “Vùng Biển phía Đông Trung Hoa” (The East China Sea) nằm phía đông Thái Bình Dương từ Trubg Hoa trông ra Đại Hàn, quần đảo Nhật Bản, và Đài Loan.

Trung Hoa cũng chơi trò chơi chữ như thế này: Trong tiếng tàu, vùng biển tranh chấp còn có tên “Nam Hải” / “Biển ở phía Nam” (Nanhai - South Sea).  Một số người (Trung hoa) còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam, một tỉnh ở cực Đông Nam của Trung Hoa nhìn ra biển Đông, thành ra “Nam Hải,” để làm cho chuyện đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông được mạnh mẽ hơn (?!)


Đầu năm nay (2016), Bà Ellen Frost, một cố vấn cao cấp của “Trung Tâm Đông-Tây” (The East-Wesr Center - có trụ sở đặt tại Honolulu Hawaii chuyên nghiên cứu về ngoại giao của các quốc gia vùng Thái Bình Dương) cho là trong Anh ngữ, việc đổi tên “Biển” (Sea) thành “Biển phía Nam” (Nam Hải - South Sea) có thể được; còn nếu đổi thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) thì sẽ bị người Trung hoa phản đổi.   Tuy nhiên người Trung hoa cũng khó mà chống đối tên “Biền Phía Nam” (South Sea) – dù cho chữ “Trung hoa” đã bị lấy ra – vì cái tên “Nam Hải” (Nanhai) đã có vài trăm năm rồi.


Việc thay đổi tên này, theo như Bà Frost, “sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình.”




TB: Đây là  "Bản dịch mau" (quick translation) thuộc loại "mì ăn liền" còn phiến diện.   Xin quý vị vui lòng sửa chữa hoặc bổ túc thêm (xem bản gốc ở phần tham khảo).  Đa tạ. 



Trần Văn Giang (dịch)

 

Nguồn: http://qz.cocủa mình m/763161/it-is-time-to-rename-the-south-china-sea/

 

 

__________

Tham khảo

 

(Nguyên bản Anh Ngữ)

 

It is time to rename the South China Sea


 

For all the complexities of the territorial struggle between China and its neighbors in the South China Sea, there’s a growing recognition that part of the problem is simply the name of the place.


Indonesia became the latest country to propose a renaming last week, when the government announced it will submit a proposal to the United Nations regarding the exclusive economic zone (EEZ) surrounding its Natuna Islands. “If no one objects… then it will be officially the Natuna Sea,” said Ahmad Santosa, who heads an agency combating illegal fishing.


In 2012 the Philippines officially renamed part of the South China Sea on its own maps and government correspondence. Manila declared that waters falling within its EEZ would be called the West Philippine Sea, an important step to clarifying “which portions we claim as ours,” president Benigno Aquino said at the time. The nation submitted its administrative order and an official map to the United Nations.


Of course, getting the international community to go along with a name change is another matter. Government agencies in Manila might use “West Philippine Sea,” but “South China Sea” is still common usage. UN submission or no, “Natuna Sea” might be similarly ignored outside of Indonesian government circles.


Vietnam, for its part, has long called the waterway the East Sea. Malaysia goes with South China Sea, although after the tribunal’s ruling some are questioning why that is.


China claims nearly all the strategic waterway as its own territory, based on a nine-dash line drawn up after World War 2. Though an international tribunal invalidated the line in a July ruling, Beijing continues to uphold its expansive claims.


A contested sea.


A ‘Change.org’ campaign started about five years ago that proposes a name change to the “Southeast Asia Sea” brings up some interesting points. Among them:


The countries of Southeast Asia encompass almost the entire South China Sea with a total coastline measuring approximately 130,000 km (81,250 miles) long; whereas the Southern China’s coastline measured about 2,800 km (1,750 miles) in length.


Other proposals have included the “Indochina Sea” and the “Asean Sea,” though that last one bumps into the problem of Cambodia, a member of ASEAN, siding more with China (and earning Beijing’s appreciation along the way).


The sea has had a variety of names throughout history, with “South China Sea” being a relatively recent invention (paywall), coming into use in the 1930s as a way to distinguish the waterway from the East China Sea.


China can play the name game, too. In the Chinese language, the sea is called simply Nanhai, or the South Sea. Some have proposed renaming the southern Hainan Province, which faces the sea, to “Nanhai Province.” Proponents contend the name change would help fortify China’s claims to the sea.


In English, changing the name of the sea to “South Sea” might work, argued Ellen Frost, a senior adviser at the East-West Center, earlier this year. Chinese nationalists would surely reject the “Southeast Asia Sea,” she noted (pdf). But they’d have a harder time arguing against the “South Sea”—even though it removes “China”—since in Chinese the name “Nanhai” has been around for centuries.


That change, she contended, “would signal a small, seemingly technical, but meaningful contribution to peace.”

 


Trần Văn Giang (sưu tầm)

 

.
.

Ý kiến bạn đọc
26/08/201600:17:09
Khách
Nếu còn Nước CHXHCNVN là nối tiếp của VNDCCH và cờ đỏ sao vàng khè của chệt , thì theo Công hàm 1958 nên đặc tên Biển Đông là Biển Phạm văn Đồng để ngàn đời dân Việt nhớ "công " của Hồ chí minh và Phạm văn Đồng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.