Hôm nay,  

Thế Giới Nhìn Lên, Việt Nam Nhìn Xuống

24/12/200400:00:00(Xem: 4989)
Năm mới nói chuyện cũ: Bệnh đánh trống mất dùi của lãnh đạo Việt Nam
Hoa Thịnh Đốn.- Nhân loại giã từ 2004 bước sang năm 2005 với nhiều lo âu cho nền hoà bình thế giới :
- Ở Trung Đông, cuộc chiến giữa quân đội Đồng minh do Hoa Kỳ cầm đầu với tàn quân của Saddam Hussein và các nhóm khủng bố gia tăng cường độ trước cuộc bầu cử dự trù vào cuối tháng 1/2005.
- Hy vọng thành lập một quốc gia độc lập cho người Palestine sống yên ổn bên cạnh láng giềng Do Thái hãy còn nhiều gian nan, sau cái chết của lãnh tụ Yasser Arafat hồi tháng 11/2004. Các nhóm khủng bố thân Palestine chống Do Thái như Hamas, Islamic Jihad, the Popular Front, the Democratic Front, Al-Aqsa Brigades v.v...vẫn còn hoạt động mạnh trong vùng đất Palestine.
- Ba Tư (Iran), nước láng giềng của Iraq toan tính dùng ảnh hưởng đạo hồi Shi’ites xen vào tình hình chính trị nội bộ của Iraq bằng cách bỏ tiền và đưa hơn 1 triệu người vượt biên giới vào Iraq chuẩn bị bỏ phiếu cho các ứng viên người Shi’ite ở miền nam Iraq. Mục tiêu của Ba Tư, theo lời Nhà vua Abdullah II của Jordan là muốn có một chính phủ thân Ba Tư ở Iraq để làm bàn đạp cho một loạt các chính phủ do hồi giáo Shi’ites kiểm soát, dưới quyền Ba Tư ở Trung Đông.
Hoa Kỳ đã chính thức cảnh cáo Ba Tư nếu muốn yên ổn thì đứng ngoài Iraq. Ba Tư đã bác bỏ lới cáo buộc của Nhà vua Abdullah đưa ra trong cuộc phỏng vấn của báo Washington Post đầu tháng 12/04.
Tuy nhiên không ai tin vào lời phủ nhận của Ba Tư vì nước này cũng đã nhiều lần nói lò điện nguyên tử đang hoạt động của họ là để phục vụ công nghiệp và điện lực nhưng Ủy ban Nguyên tử Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ đã tố cáo Ba Tư chuẩn bị chế tạo vũ khí nguuyên tử và có ý muốn trở thành một cường quốc ở Trung Đông.
-Ở Á Châu, Bắc Hàn tiếp tục đe dọa chế tạo vũ khí nguyên tử nếu Hoa Kỳ không nói chuyện trực tiếp và từ chối cam kết bằng văn bản sẽ không bao giờ tấn công Bắc Hàn. Vào thời gian cuối năm Hoa Thịnh Đốn nói sẽ nghiên cứu đề nghị nói chuyện trực tiếp nhưng không phải với điều kiện của Bắc Hàn đưa ra. Hoa Kỳ đòi Bắc Hàn phải phá hủy chương trình chế tạo các chất liệu làm bom và đầu đạn nguyên tử để đe dọa Nam Hàn và Nhật Bản.
- Tại Phi Châu, Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu Châu đã chuyển hướng chận đánh khủng bố tại Nigeria, South Africa, Angola, Gabon, Sao Tome and Principe; Algeria và and Niger là những nơi có dấu hiệu bin-Laden và các nhóm khủng bố khác đã bén rễ hoạt động và toan tính lập các căn cứ huấn lyện quân lực lượng khủng bố.
Theo Hoa Kỳ thì lực lượng khủng bố toan xâm nhập đánh phá hệ thống dầu lửa tại vùng Phi châu giầu hầm mỏ và thiết lập các đường liên lạc, tiếp viện cho quân khủng bố ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Vì vậy mà trong nhiệm kỳ thứ II của Tổng thống George W. Bush, ông sẽ phải đối phó với nhiều khả năng đánh phá của quân khủng bố trong khi phải duy trì lực lượng quân sự lâu dài hơn dự tính trước đây của CIA (Central Intelligence Agency) ở hai chiến trường Iraq và Afghanistan.
Ông Bush đã cho biết trong nhiệm kỳ II, ông sẽ tập trung nhiều vào việc thiết lập hoà bình lâu dài giữa Do Thái và Palestine. Trong nhiệm kỳ thứ I, ông Bush không mấy tha thiết về vấn đề này và đã từ chối nói chuyện với cựu Chủ tịch Arafat.

NỘI BỘ NƯỚC MỸ
Tại Hoa Kỳ, sau cuộc bầu cử tháng 11/2004, sinh hoạt chính trị ở nước Mỹ chững lại. Đảng Cộng Hòa thì lo củng cố quyền hành, sau khi chiếm đa số tại lưỡng viện Quốc hội và Toà Bạch ốc. Trong khi phe Dân Chủ lo chỉnh đốn hàng ngũ và hoạch định lại đường lối hoạt động để mong quật khởi lại trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2006.
Sự phân cách xã hội giữa dân Mỹ da mầu và các nhóm dân thiểu số khác với người Mỹ da trắng vẫn không thay đổi sau cuộc bầu cử Tổng thống mà có vẻ như sâu rộng hơn trong một số lĩnh vực kinh tế, việc làm, xã hội và ý tế.
Do kết quả cuộc bầu cử đưa đảng Cộng hoà kiểm soát toàn bộ chính quyền mà khuynh hướng bảo thủ đã bao trùm các hoạt động chính trị ở nước Mỹ. Một số các Nhà Xã hội học lo ngại hiện tượng này sẽ gây chia rẽ hơn trong dân Mỹ, ít ra cũng đối với 56 triệu cử tri ủng hộ ứng viên thất cử Tổng thống, Thượng nghị sỹ John Kerry.
Có lối 59 triệu cử tri Mỹ, phần lớn thuộc phe bảo thủ của cả Cộng hoà lẫn Dân chủ và Độc lập đã bỏ phiếu cho ông Bush.
Nhưng sau khi không khí tranh cử lắng xuống thì người Mỹ bắt đầu lo ngại đến cuộc chiến ở Iraq. Họ băn khoăn không biết đến bao giờ quân Mỹ mới có thể rút về nước mà không để lại một nước Iraq hỗn loạn hay lâm vào tình trạng nội chiến giữa các phe phái trong một nước có một lịch sử xung đột lâu dài giữa phe Shi’ites và Hồi giáo Sunni. Phe hồi giáo Sunni của Saddam Hussein từng nắm quyền sinh sát đàn áp người Shi’ites trong suốt hơn 30 năm cầm quyền của Saddam Hussein.
Ngân sách của Mỹ mỗi ngày mỗi hao mòn vì cuộc chiến ở Iraq và ở Afghanistan. Ước lượng nước Mỹ đang thâm thủng ngân sách tới 430 tỷ Mỹ kim nên các chuyên viên quân sự lo ngại nếu nước Mỹ bất ngờ phải đối phó với một cuộc chiến khác trong khi chưa giải quyết xong hai chiến trường Iraq và Afghanistan thì quân đội Mỹ sẽ không có tiền mua súng đạn và thiếu cả quân. Nhiều kinh tế gia còn cho rằng nếu ngân sách Quốc phòng của Mỹ tiếp tục gia tăng trong vài năm tới thì mức thâm thủng ngân sách có thể lên đến 450 tỷ Mỹ kim. Và đây sẽ thêm một gánh nặng kinh tế cho các thế hệ trẻ của Mỹ phải trả nợ cho Quốc gia.
Trong khi ấy thì tình hình kinh tế vẫn trì trệ không nhích lên nổi làm cho con số người Mỹ thất nghiệp vượt lên mức gần 6%. Các các xí nghiệp và công ty của Mỹ phải cạnh tranh ráo riết với Nhật bản, Trung Hoa và Châu Âu để tồn tại trong khi đồng Dollar mất giá khắp nơi.
Nhưng tình hình này không làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân các nước dân chủ bi quan đến mất ăn mất ngủ. Họ một mặt phải đối diện với thức tế một mặt vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhân dân mỗi nước có thể không đồng ý với chính sách của chính phủ nước họ hay chính phủ nước khác, nhưng họ lại đồng ý mọi dân tộc yêu chuộng hoà bình phải đoàn kết chống lại quân khủng bố.

VIỆT NAM ĐI ĐÂU "
Trong khi ở Việt Nam thì trong năm 2005, đảng Cộng sản có hai việc phải làm : Chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ X vào tháng 4 hay tháng 5 và cố gắng thương thuyết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, TWO).
Việc làm thứ nhất thì cuối năm 2004 không có dấu hiệu nào cho thấy Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng sẽ mất chức mặc dù Mạnh cũng không đạt được thành tích nào đáng kể trong nhiệm kỳ khoá IX, nhất là việc hô hào chống tham nhũng. Cũng không có chỉ dấu nào là Mạnh sẽ rút lui hay đã có những khuyết điểm để bị Bộ Chính trị thay thế.
Đối thủ sáng giá nhất của Mạnh trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2001 là Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội thì có vẻ như rất mãn nguyện với chức vụ này. Không thấy An vận động gì cho cuộc tranh chức Tổng Bí thư vào kỳ bầu cử tới. Trần Đức Lương, Chủ tịch Nước và Phan Văn Khải, Thủ tướng cũng lặng thinh. Riêng Khải thì đã có dự kiến về hưu từ vài năm nay, nhưng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực lại không có thành tích gì nổi bật lên trong nhiệm kỳ vừa rồi.
Cả Dũng và Phan Diễn, Thường trực Bí thư Đảng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều cấp cán bộ và nói chuyện ở nhiều chỗ về tình hình nội bộ và thúc giục hoàn tất các kế hoạch kinh tế - chính trị nhưng hầu như không phải để củng cố quyền hành mà chỉ làm tròn nhiệm vụ đã được giao phó.
Mối quan tâm hàng đầu của đảng CSVN trong năm 2005 vẫn là làm sao ngăn chận và chống được tệ nạn tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của mình. Lòng tin của nhân dân vào đảng mỗi ngày một sa sút vì Nhà nước nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu. Bằng chứng đã được các Đại biều Quốc hội chất vấn Phan Văn Khải (2-12-2004) và một số Bộ trưởng trong kỳ họp lần 6 từ cuối tháng 10 đến ngày 3/12/2004.
Nguyễn Văn Biết, tác giả một bài báo trong Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 11/2004 viết về vấn đề tham nhũng như thế này : “Tệ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước, tập thể và người khác, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.”
”Tham nhũng chỉ có thể có trong các cơ quan giữ quyền lực, các cơ quan công quyền. Tiêu cực là tất cả các hành vi có ảnh hưởng xấu đối với đời sống xã hội. Lãng phí là hành vi sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vượt quá yêu cầu thực tế, vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định. “
”Ở nước ta, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trở nên khá phổ biến, mức độ trầm trọng và đang là một trong những nguy cơ đối với sự nghiệp CNH, HĐH (Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá), thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Ai cũng biết như thế. Ngay cả Phan Văn Khải cũng đã khá ngay thẳng nhìn nhận như thế khi trả lời chất vấn của 20 Đại biểu Quốc hội, nhưng Quốc hội đã làm gì "
Bài tường thuật ngày 20-12-2004 của báo Điện tử ViệtNamNet viết về phiên họp của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã nói lên được phần nào tính “ù lì” của cơ chế này: “Trưởng ban Dân nguyện Lê Quang Bình nói: ''Trong phần trả lời kiến nghị cử tri bao giờ cũng có 2 vế, đã làm được và chưa làm được! Nhưng Bộ trưởng chỉ nêu cái làm được!''.
''Một số Bộ trưởng đọc diễn văn, báo cáo thành tựu, ít đề cập nguyên nhân, yếu kém, chưa nêu được trách nhiệm tập thể, cá nhân của bộ, ngành mình...”
”Chuyển tải băn khoăn của cử tri, dư luận ''hậu'' chất vấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển lớn tiếng: ''Chất vấn xong, Quốc hội chưa có ý kiến, kết luận gì! Có phải như thế là xong" Theo tôi, như thế không nên! Quốc hội phải tỏ rõ thái độ của mình! Có nhiều vấn đề cần phải có kết luận mới giải quyết dứt điểm!''.
“Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An giải thích: ''Trong luật quy định đại biểu chất vấn Bộ trưởng! Nếu đại biểu đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thì khi đó việc này mới đưa ra Quốc hội quyết định''.


À thì ra thế ! Nếu nghe xong trả lời của một Bộ trưởng nào đó, dù có thắc mắc hay chưa thoả mãn thì Quốc hội cứ nín thinh cho chìm xuồng. Nếu có Đại biểu nào yêu cầu Quốc hội ra tay thì Quốc hội mới lại bàn xem có nên làm hay không!
Đó là chuyện ở Quốc hội. Còn chuyện tổng kết thành tích cuối năm của mỗi cơ chế, tổ chức Đảng thì đã và đang làm như thế nào"
Bài viết của Nguyễn Văn trong Nhật báo Nhân Dân ngày 11-12-2004 đã bật mí nhiều điều khôi hài : “Tại hội nghị tổng kết ở nhiều cấp, nhiều ngành, đều phổ biến tình trạng báo cáo liệt kê đầy đủ thành tích, dù nhỏ đến mấy, còn khuyết điểm, yếu kém nêu nhạt nhòa, thậm chí qua loa vài câu chiếu lệ...”
” Ngay sau khi đồng chí Bí thư Ðảng ủy xã đọc xong báo cáo tổng kết năm về công tác xây dựng Ðảng, không ít người xì xào: Báo cáo năm nào cũng như năm nào. Hết đặc điểm, tình hình trong nước, trong tỉnh, huyện, vòng vo tam quốc mãi mới vào việc của đảng bộ xã... Lại toàn các con số từ chăn nuôi, trồng trọt đến giáo dục, y tế, sinh đẻ có kế hoạch, quốc phòng, an ninh, vân vân và vân vân. Những con số ấy đã được nhắc đi, nhắc lại trong các báo cáo HĐND, UBND (Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân), đoàn thể, ban, ngành của xã tại nhiều hội nghị tổng kết năm mà theo sau đó là những buổi liên hoan mừng công rôm rả. Ngược lại, phần rất quan trọng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng lại nêu qua loa. Yếu kém, khuyết điểm càng không được nhắc đến. "Chuyện này hay đụng chạm, khó nói lắm" - một số người nói nhỏ với nhau như thế.”
“Hình thức chồng chéo trong báo cáo tổng kết nặng nề và ít hiệu quả như vậy diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành. Hội nghị nào cũng vậy, báo cáo liệt kê đủ thành tích, dù nhỏ đến mấy, còn khuyết điểm, yếu kém nêu nhạt nhòa, thậm chí qua loa vài câu chiếu lệ. Hội nghị có đầy đủ quan khách đến dự, nói chuyện yếu kém, khác gì "vạch áo cho người xem lưng". Ðến lượt tham luận, ý kiến phát biểu của các ban ngành cũng tương tự. Ðại loại, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo tổng kết đã đầy đủ cụ thể, chúng tôi chỉ xin minh họa thêm những thành tích của ngành, đoàn thể mình đã làm trong năm qua. Nhưng rồi những điều minh họa ấy lại cũng mắc bệnh chồng chéo. Chẳng hạn như gia đình ông B có con bò đẻ được một con bê. Đoàn thể nào cũng báo cáo thành tích vì các thành viên trong gia đình là hội viên của họ, nên dẫn đến tình trạng nhà ông B có ba, bốn con bê, nếu cứ tin vào báo cáo.”
Một số phát biểu khác trong Nhân Dân số ra ngày 22-12-2004 còn tiết lộ về “nạn dịch” báo cáo thành tích cuối năm của các cơ quan, chẳng hạn như lời ông Nguyễn Huệ (Quảng Nam) nói: “Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết là công việc cần thiết để kịp thời đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, giải pháp thực hiện trong quá trình hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị... Thực tế, không ít ngành, đơn vị lạm dụng việc tổ chức hội nghị, hội họp, nhất là vào dịp cuối năm. . . Nội dung thì vẫn là việc trình bày bản báo cáo thật dài (đã được phát cho từng đại biểu) chiếm phần lớn thời gian và chương trình hội nghị. Tiếp theo là phần phát biểu tham luận của một số đại biểu mà hầu hết là cơ bản thống nhất với báo cáo. Nhiều hội nghị được tổ chức trùng thời gian, cho nên các vị lãnh đạo thì phải "chạy sô" mỗi nơi chừng muời lăm phút và cứ cho ý kiến chỉ đạo chung chung, khuôn mẫu, hô hào. Hội nghị xong thì sự việc vẫn cứ như cũ, chẳng có chuyển biến gì tích cực hơn. Việc tổ chức không tốt các cuộc hội nghị, hội họp không những là biểu hiện căn bệnh hình thức, nói nhiều, làm ít mà còn gây lãng phí rất lớn.”
”Phạm Trọng Chính (Quảng Ninh) viết : “ Tổ chức hội nghị tổng kết năm không chỉ để đánh giá những kết quả, thành tích đã đạt được mà còn chỉ ra những khó khăn, khuyết điểm, cách khắc phục. Nhiều năm nay, một số cơ quan, doanh nghiệp, khi tổ chức hội nghị tổng kết lại không làm như vậy, mà biến thành những bữa tiệc gặp gỡ vui vẻ, nhận cờ hoa, phong bì. Đó còn là dịp để người ta đền ơn trả nghĩa nhau..”
Ông Nguyễn Văn Hải (Phú Thọ): “Những ngày cuối năm này, hầu hết các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tiến hành hội nghị tổng kết năm. Nhiều hội nghị lên đến hàng trăm người. Ngoài các tiêu chuẩn "quà cáp", cơ quan chủ trì còn tổ chức ăn uống linh đình, rầm rộ. Đơn cử, có một tỉnh miền núi tổ chức hội nghị tổng kết một mặt công tác. Hội nghị này có đầy đủ lãnh đạo chủ chốt của địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo cốt cán cùng chỉ huy trưởng quân sự, công an của các huyện, thị và các đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh. Ði cùng là mấy chục lái xe và hàng chục cán bộ, nhân viên phục vụ hội nghị. Tính sơ sơ cũng ngót nghét hai trăm người. Buổi trưa, tỉnh tổ chức liên hoan. Buổi chiều hôm đó, các đại biểu phải tiếp tục làm việc tại hội trường, cho nên bữa liên hoan trưa chỉ diễn ra thoáng qua, nhanh gọn. Hơn nửa tiếng sau, mọi người vội vã đứng dậy. Hầu hết trên các bàn còn rất nhiều thức ăn, đồ uống. Nhìn những đĩa thức ăn dang dở với bao nhiêu món còn lại, nhiều người tỏ ra băn khoăn. Ðổ đi thì quá phí. Gom lại thu về thì ai còn muốn ăn tiếp" Ngoài ra, khi kết thúc hội nghị, mỗi đại biểu (kể cả lái xe) còn được tặng một bộ ấm chén đẹp và tùy theo cương vị, chức sắc đại biểu mà ban tổ chức đã "chi tiền ăn tối" một cách... hợp lý. Chỉ diễn ra một ngày, nhưng chi phí các khoản cho hội nghị này tốn kém nhiều chục triệu đồng. Ðược biết, đây là một tỉnh miền núi nghèo, đời sống đồng bào nhiều nơi còn rất khó khăn.”

LÃNG PHÍ VÌ DỐT"
Trong khi đó, một Báo cáo trước Quốc hội ngày 11-11-2004 của Đoàn giám sát do Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết nhiều nguyên nhân tại sao ngân sách Nhà nước cứ rò rỉ trong các dự án Xây dựng Cơ bản, mà cho đến nay chưa ai biết rõ là bao nhiêu kể từ khi Nhà nước nhìn nhận đã mất toi 11 ngàn tỷ đồng cho đến năm 2003.
Báo cáo đã được báo trong nước thuật lại : “Báo cáo giám sát đã tập trung xoáy sâu vào bốn nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trong công tác đầu tư XDCB và nhấn mạnh: “Nguyên nhân trực tiếp và trước tiên là ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ; công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư XDCB”.
“Trong đó, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, thất thoát, lãng phí không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án.”
Nguyên nhân thứ hai: một số ngành, địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác qui hoạch, kế hoạch. Tình trạng lập qui hoạch chỉ để có đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ từ trước vẫn diễn ra phổ biến. Công tác quản lý các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều yếu kém trong tất cả các khâu: từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.
“Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, liên tục (số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số rất ít); việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh; công tác giám sát hiệu quả còn thấp” - đó chính là nguyên nhân thứ ba.
”Lãnh đạo không ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của bộ, ngành và địa phương mình trong công tác quản lý đầu tư XDCB. Báo cáo của các bộ, địa phương gửi đoàn giám sát vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhận thức hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát trong đầu tư XDCB cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.”

VIỆT NAM - WTO
Sang vấn đề xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để được hưởng nhiều quyền lợi về xuất cảng và nhập cảng hàng hoá, theo tường thuật của Thông tấn Việt Nam (Thông tấn Xã Việt Nam) thì “Chưa bao giờ thời điểm dự kiến Việt Nam gia nhập WTO được xác định rõ đến như vậy. Các quan chức của Việt Nam và WTO đều nói rằng thời điểm đó là Hội nghị Bộ trưởng WTO tổ chức tại Hồng Kông tháng 12/2005.”
Có báo nói các cuộc họp sơ bộ có thể xẩy ra từ tháng 3/2005.
Các thành viên Ban công tác của WTO họp tại Geneva từ 9 đến 17-12-2004 đã yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tình trạng “Trợ cấp đối vối các doanh nghiệp Nhà nước” và bỏ ngày chế đố đối sử thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về “các quyền thương mại - vi phạm điều khoản đối xử quốc gia.”
Một số đại biểu còn đòi Việt Nam cung cấp tài liệu chính xác về “doanh nghiệp nhà nước, kể cả thông tin về sản phẩm, hoạt động và vai trò của khối này trong thương mại quốc tế. Việt Nam tuyên bố kể từ phiên 8 đến nay đã mạnh tay sắp xếp lại một loạt các doanh nghiệp nhà nước.”
Sau ba năm gọi là “sắp xếp”, Việt Nam vẫn còn trên 5000 xí nghiệp Quốc doanh, trong số này có nhiều xí nghiệp thua lỗ dài dài và nợ ngân hàng tồn đọng lên cao mà vẫn tồn tại vì được Nhà nước tài trợ.
Đây là vấn đề nan giải có thể ngăn cản Việt Nam gia nhập WTO vì doanh nghiệp nhà nước nào cũng có giây mơ rễ má quyền lợi của các phe nhóm chằng chịt không ai chịu bỏ. Nhiều Ban Giám đốc còn “thống nhất, đoàn kết” chống lại lệnh giải tán hay bán cổ phần cho dân của Phan Văn Khải để bảo vệ quyền lợi. Nhiều người khác nhất định ì ra vì sợ thi hành cổ phần hoá hay dẹp bỏ sẽ mất chỗ ngồi.
Nhiều xí nghiệp khác đã cổ phần hoá thì Ban Quản lý và đảng viên lại chiếm đến từ 70 đến 80% nên trước sau gì Đảng cũng nắm gọn gói, chẳng thay đổi gì !
Vì vậy mà việc Việt Nam xin gia nhập TWO để được chế độ thuế ưu đãi cho các hàng hoá xuất khẩu đã trở thành một thách thức cho đảng CSVN nếu không ngăn chặn được tệ nạn Tham nhũng và giải quyết vấn để độc quyền kinh tế của Nhà nước.
Đó là chân dung của Việt Nam trong năm 2005. Nhưng trong khi nhân dân các nước trên Thế giới biết nhìn lên để hy vọng thì đảng và nhà nước CSVN lại chỉ biết cúi đầu nhìn xuống bằng tính làm ăn bủn xỉn, mánh mung cả với bản thân để tồn tại không điếm xỉa đến tưong lai của người dân.. -/-
Phạm Trần (12-2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.