Phán quyết này chỉ về hinh thức pháp lý (de jure), chớ không thực tế hành động (de fait) nào. Không có cơ quan thi hành phán quyết, không có hiệu lực thực tiễn, không có chế tài, thưởng phạt cụ thể. Nên phán quyết trên phương diện thực tế không bó buộc gì được TC, trong bối cảnh thực tiễn TC đã chiếm cứ, xây cất, quân sự hoá trên một số lớn biển, đảo, bãi đá của các nước, nhiều nhứt là của VNCS, nhì là của Phi luật tân. TC đã phóng lao phải theo lao, vì vấn đề mặt mũi TC vẫn cứ làm ngang, nói ngược, phản ứng hung hăng, dữ dội chống lại phán quyết để các nước trong vùng không dám phản ứng bằng hành động trong những tháng năm sắp tới. Trừ khi Mỹ can thiệp bằng quân sự hay áp lực ngoại giao đối với TC vì TC xây dựng quyền lực Đảng Nhà Nước TC trên nòng súng, theo lời dạy của Mao trạch Đông, mà Chủ Tịch Tập cận Bình là hoàng tử đời thứ năm của chế độ CS. Nhưng TC đã chận đầu Mỹ rồi, TC nói Mỹ không ký gia nhập vào luật biển, thì không có tư cách xen vào.
Tới đây có người nói, TC là đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới mà bất tuân luật pháp quốc tế sẽ mất uy tín, mang tiếng không văn minh, là quốc gia côn đồ (rogue nation) đối với công luận, ngoại giao và cộng đồng thế giới. TC đâu có cần mấy chuyện râu ria đó. Cái TC cần là bành trướng, bá quyền, mở rộng đất đai, khai thác thêm tài nguyên, vươn lên trổi dậy trở thành số 1 thế giới, như nguyện vọng từ xa xưa của Trung Hoa, qua việc lấy tên nước là Trung Hoa, coi Trung Hoa là phần quan yếu nhứt ở giữa của cái hoa, các nước xung quanh chỉ là cánh hoa, chư hầu, man di, dị tộc.
Tới đây cũng có người nói TC đã thò tay mặt, đặt tay trái lên ký gia nhập Luật Biển, lại không tuân hành thì TC còn chơi với ai nữa. TC đâu có cần. Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò”, cắt lưỡi bò của bản đồ TC, chớ đâu có cắt lưỡi của TC, bó tay TC được đâu. Trừ Mỹ không có nước nào trên thế giới, không có tổ chức nào trên thế giới có thể áp lực TC thi hành phán quyết của Toà này. Mà Mỹ thì có tương quan quyền lợi to lớn với TC, nhiều lần to lớn hơn đối với các nước Á châu Thái bình dương. TC cũng đâu có dại gì chống lại tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ coi là quyền lợi quốc gia của Mỹ, mà Mỹ quyết tâm bảo vệ bằng võ lực. Chủ Tịch Tập cận Bình của TC từng nói Á châu Thái bình dương quá rộng cho hai nước Mỹ, TQ kia mà.
Vậy thì phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye chỉ có giá trị trên giấy mà thôi, hay đó chỉ là giấy lộn mà thôi đối với TC. TC tuyên bố như thế nhiều lần rồi.
Những phán quyết rằng là Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”. Rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Và còn mấy điều tuyên phán nữa không có giá trị cưỡng hành, không thể biến thành hành động vì không có chế tài, không cơ quan thi hành án. Nó còn thua nghị quyết nữa.
Tới đây có người hỏi nói tại sao, TC phản ứng ồn ào, rầm rộ trong nước TQ dữ vậy. Đó là công tác dân vận nâng cao tinh thần Hán tộc, chánh nghĩa của TC và đả phá ngoại bang. Ngay sau khi Tòa công bố phán quyết, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc không chấp nhận mọi quyết định của tòa quốc tế về Biển Đông phủ nhận biển đảo ngàn đời của tổ tiên người TQ để lại.
Chính phủ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố phản đối, khẳng định Toà vô thẩm quyền, phán quyết vô hiệu lực, quả quyết TQ không chấp nhận, không thừa nhận”, phủ nhận bất cứ bên thứ 3 nào tham gia giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.. “Báo đài” của Đảng Nhà Nước TC còn tố ngược các nước đã xâm lấn biển đảo của TQ do tổ tiên người TQ để lại, nhân dân và chánh quyền TQ thề sống chết để gìn giữ.
Riêng Đài Loan hôm 12/7 cũng tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ Tòa Trọng Tài về "đường lưỡi bò". Nữ TT Thái Anh Văn cho điều thêm tàu tuần duyên ra đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, để chứng tỏ chủ quyền.
Trong khi đó hầu hết từ Liên Hiệp Quốc đến các nước đều hoan nghinh phán quyết nhưng khuyên nên kềm chế. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 12 tháng 7 kêu gọi các bên có tranh chấp tại Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế và tránh có các hành động làm gia tăng căng thẳng.
Philippines, thì Ngoại trưởng Philippines cũng hoan nghênh phán quyết và kêu gọi các bên kềm chế. Ông nói “Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng, điều mà kết quả quan trọng này xứng đáng nhận được", ông nói. "Đồng thời, chúng tôi kêu gọi những bên liên quan kiềm chế và điềm tĩnh". Tân chánh phủ Phi còn tuyên bố có thể đàm phán song phương với Bắc Kinh để cùng khai thác tài nguyên.
Còn VNCS nước mất biển đảo nhiều nhứt vào tay TC, vào thời điểm nay, Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam có cuộc họp, nhưng không có một lời về phán quyết này. Chỉ có phát ngôn viên ngoại giao Lê Hải Bình, “hoan nghênh” phán quyết và nhắc lại lập trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 05/02/2014 mà bộ Ngoại Giao gửi cho Tòa, yêu cầu xem xét quyền lợi VN khi phán xét vụ kiện của Phi. Đảng Nhà Nước không có một hành động gì giành lại chủ quyền biền đảo đã mất vào tay quan thầy TC. Kể cả biểu tình mừng cũng loe hoe vài người ở Saigon vì công an ngăn chận ngay trong trứng nước.
Bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo viết “Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.
Còn bên Quốc Hội, tin VOA ngày 12-7-2016 loan tải “Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cùng ông Dan Sullivan, một thành viên khác của ủy ban này, đã lên tiếng “khuyến khích các nước có tranh chấp ở Biển Đông, như Việt Nam, mưu tìm một phương cách xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự [như Philippines] thông qua Tòa Trọng tài cũng như thông qua đàm phán giữa các bên liên quan”. Vị thượng nghị sĩ này cũng kêu gọi hải quân Mỹ duy trì sự hiện diện ở khu vực tranh chấp, đồng thời hối thúc chính quyền Washington củng cố quan hệ với các nước như Việt Nam.”
Toàn lời nói và nói, khuyên các nước kềm chế, chưa thấy một hành động nào giúp cho các nước giành lại biển đảo của các nước bị TC xâm lấn! Hỏi như vậy, đâu có lý do gì để TC không củng cố, không chiếm cứ thêm./.(Vi Anh)
- Từ khóa :
- Trung Quốc
- ,
- Bắc Kinh
- ,
- Việt Nam
- ,
- Philippines
- ,
- Mỹ
- ,
- Biển Đông
- ,
- Washington
Ý kiến bạn đọc
16/07/201603:25:47
yeudanvietnam
Khách
ối giời ơi! nói với mấy tên "ngố rừng" đấy thì chỉ tốn hơi phí sức.... a..a có khi nào mấy tên ngố này giả bộ "khờ"... rồi một ngày đẹp trời nào đó sẽ phản phé thì sao ... sẽ được trở thành "đại khôn"?. Chẳng hạn như bây giờ... cứ đóng vai tên ngố để dụ tầu cộng xây và bồi đắp nhiều từ đất liền ra đến biển đảo (vn khỏi tốn tiền), còn mặt khác thì mua thêm vũ khí đạn dược, sẽ chế tạo phi đạn đó nga chỉ bảo... để đề phòng. Sau đó mời toàn dân trong nước tham gia, và đồng bào hải ngoại góp sức cùng nhau đánh giặc tàu cộng. Lúc đó, mấy tên tàu cộng này chỉ có từ chết tới đi luôn - vì dân trong nước đánh ra, đồng bào hải ngoại dập vào thế là "tàu cộng dẹp lép như con tép ngay ". Còn chuyện "đi đêm" như thế nào thì chỉ có "Trời" mới biết. Nói cà rỡn vậy mà coi chừng thiệt đó?
15/07/201609:16:30
NGUYÊN MỸ KHÊ
Khách
Đúng như vậy ! Xưa nay cung vậy thôi ! Luật chơi này chỉ để áp đặt lên một số Quốc gia thấp cổ bé họng ! Cứ nhìn riêng tại VN - Hiệp Định Đình chiến 1954- Rùi tiếp theo Hiệp Định Paris 1973 ! Có gì đâu ? Cung như Do thái thế thôi !