SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Song Nhị vừa ấn hành “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút”...
Tác phẩm do nhà xuất bản Cội Nguồn phát hành., dày 448 trang, trên giấy tốt.
Đây là tuyển tập các bài tiêu biểu nhât1 của Song Nhị thời gian 1965 - 2015.
Tuyển Tập gồm 8 Chương, theo các phân loại về thể loại khác nhau.
Phần Tựa do nhà văn Diên Nghị viết.
Được biết, Song Nhị trên giấy khai sinh ghi rằng ông ra đời năm 1945 tại Hương Khê, Hà Tĩnh.
Ông còn có các bút hiệu khác: Thiên Lý, Lão Trượng, Hà Viết Tịnh.
Thuở nhỏ học tiểu học tại trường làng ở xã Phú Gia, quê hương Nghệ Tĩnh. Năm đầu Trung học phải nghỉ học nửa chừng, bị địa phương cấm đến trường vì là con cái thành phần địa chủ.
- Năm 1956, cùng gia đình vượt thoát sang Lào sau Cải Cách Ruộng Đất. Đó là chặng đầu đời tị nạn CS của tác giả.
- Tháng 4-1960 về Sài Gòn, ba năm sau đậu Tú tài Toàn phần Ban Toán, ông ghi danh vào Đại học Luật Khoa SG và Đại Học Vạn Hạnh.
- Từ năm 1965 ông bắt đầu chọn nghề dạy học. Năm 1967 là Giáo sư tuyển dụng của Nha Trung Học và Tư Thục, Bộ Giáo Dục.
- Từ năm 1967 - 1972 là Giám Đốc Học Vụ Trung Tâm Giáo Dục Tráng niên Trương Minh Giảng, Sài Gòn
- Sau Tết Mậu Thân, theo tiếng gọi Tổng động viên ông gia nhập Khóa 4/69 Sĩ Quan Trừ Bị/ trường Bộ Binh Thủ Đức - Biệt Phái Nha Hành Chánh Nhân Viên Phủ Tổng Thống về làm việc như một công chức tại Sài Gòn, Chủ Sự Phòng Báo Chí.
- Bị tù cải tạo từ tháng 6. 1975 đến tháng 5. 1983.
- Ngày 16. 2. 1993 ông cùng gia đình đến Mỹ theo diện HO14. Định cư tại San Jose.
Từ trước 1975 cho tới hiện nay, Song Nhị liên tục hoạt động với Báo chí và Văn học, chỉ trừ những ngaỳ bị tù cải tạo.
Tác phẩm của ông nhiều thể loại: thơ, truyện, bút ký...
Nhà văn Diên Nghị trong bài viết “Vài Nét về Tác Giả “50 Năm Cầm Bút”...” ghi nhận về Song Nhị, người chiến đấu cho Sự Thật trong mọi trường hợp, kể cả những ngày bị giam trong tù cải tạo, trích:
“...Tháng Tư 1975, định mệnh miền Nam đã an bài, Song Nhị cũng chịu chung số phận lưu đày ra đất Bắc cùng với hàng vạn chiến hữu VNCH.
Anh vẫn là người tiên phong với ý thức phản kháng của một tù nhân, một nhân chứng, đồng thời là người cầm bút. Trong trại tù tỉnh Thanh Hóa năm 1980, khi có ba người bạn tù bị bắt đi trong giờ điểm danh vào phòng giam, khí thế sôi động hơn 700 bạn tù toàn trại, mỗi phòng tụ họp nhau hát những bài hát tranh đấu. Lúc đầu chỉ một tốp hợp ca, về sau hưởng ứng cả buồng thành một đại hợp xướng.. Dấu hiệu đấu tranh bắt đầu. Sau ba ngày, lực lượng công an tràn vào trại, mở cửa phòng giam, đọc lệnh, còng tay và trói dẫn đi biệt giam một số. Và Song Nhị là một, bị kiên giam trong sáu tháng.
Song Nhị, người đấu tranh đã trở thành người cầm bút, và là người cầm bút từ những cuộc đấu tranh suốt quá trình dài từ niên thiếu đến trưởng thành...
Anh viết khá nhiều, đủ thể loại, từ Thơ, Truyện, đến phiếm luận, phê bình.. Tác phẩm “50 Năm Cầm Bút” của một tác giả đã sống và viết, là nạn nhân, nhân chứng của chặng đường lịch sử đất nước, không chỉ mang giá trị nội dung rõ nét, còn biểu lộ tư duy và cốt cách của người viết. Song Nhị khát vọng nói lên Sự Thật, vì anh ý thức thiên chức và phẩm hạnh của người cầm bút trong thế giới Tự Do, khác hẳn với “bồi bút” của chế độ độc tài Cộng sản.
Viết lên sự thật và dám nói sự thật, không dễ dàng, đơn giản, nếu thiếu lý tưởng, ý chí và chẳng bao giờ dám vượt qua chính mình.
Sự thật, tiếng gọi từ lương tri người cầm bút – Nếu anh không dám nói sự thật, thì sự thật vẫn đeo duổi anh và đòi hỏi anh phải thực hiện. Nếu lịch sử hôm nay chưa nói hết sự thật, thì thế hệ tiếp theo sẽ nắm tay lịch sử và chỉ cho bằng được ngày mai.
Người cầm bút kiên định, vô tư, không thành kiến cũng không thiên kiến. Lẽ phải trên hết, không khuất phục trước một áp lực nào; cũng không dễ ngã vào vòng quyến rũ cơ hội.
“50 Năm Cầm Bút” thể hiện, bày tỏ trung thực nhiều vấn đề hôm qua và hôm nay, văn hóa và văn học. Hy vọng bạn đọc tiếp cận tác phẩm để cùng cộng hưởng, chia sẻ với tác giả.”(ngưng trích)
Tuyển tập “50 Năm Cầm Bút” ghi giá 25 Mỹ Kim. Liên lạc với tác giả ở số phone: 408-209-0292.
Email: songnhi.us@gmail.com
Tác phẩm do nhà xuất bản Cội Nguồn phát hành., dày 448 trang, trên giấy tốt.
Đây là tuyển tập các bài tiêu biểu nhât1 của Song Nhị thời gian 1965 - 2015.
Tuyển Tập gồm 8 Chương, theo các phân loại về thể loại khác nhau.
Phần Tựa do nhà văn Diên Nghị viết.
Được biết, Song Nhị trên giấy khai sinh ghi rằng ông ra đời năm 1945 tại Hương Khê, Hà Tĩnh.
Ông còn có các bút hiệu khác: Thiên Lý, Lão Trượng, Hà Viết Tịnh.
Thuở nhỏ học tiểu học tại trường làng ở xã Phú Gia, quê hương Nghệ Tĩnh. Năm đầu Trung học phải nghỉ học nửa chừng, bị địa phương cấm đến trường vì là con cái thành phần địa chủ.
- Năm 1956, cùng gia đình vượt thoát sang Lào sau Cải Cách Ruộng Đất. Đó là chặng đầu đời tị nạn CS của tác giả.
- Tháng 4-1960 về Sài Gòn, ba năm sau đậu Tú tài Toàn phần Ban Toán, ông ghi danh vào Đại học Luật Khoa SG và Đại Học Vạn Hạnh.
- Từ năm 1965 ông bắt đầu chọn nghề dạy học. Năm 1967 là Giáo sư tuyển dụng của Nha Trung Học và Tư Thục, Bộ Giáo Dục.
- Từ năm 1967 - 1972 là Giám Đốc Học Vụ Trung Tâm Giáo Dục Tráng niên Trương Minh Giảng, Sài Gòn
- Sau Tết Mậu Thân, theo tiếng gọi Tổng động viên ông gia nhập Khóa 4/69 Sĩ Quan Trừ Bị/ trường Bộ Binh Thủ Đức - Biệt Phái Nha Hành Chánh Nhân Viên Phủ Tổng Thống về làm việc như một công chức tại Sài Gòn, Chủ Sự Phòng Báo Chí.
- Bị tù cải tạo từ tháng 6. 1975 đến tháng 5. 1983.
- Ngày 16. 2. 1993 ông cùng gia đình đến Mỹ theo diện HO14. Định cư tại San Jose.
Từ trước 1975 cho tới hiện nay, Song Nhị liên tục hoạt động với Báo chí và Văn học, chỉ trừ những ngaỳ bị tù cải tạo.
Tác phẩm của ông nhiều thể loại: thơ, truyện, bút ký...
Nhà văn Diên Nghị trong bài viết “Vài Nét về Tác Giả “50 Năm Cầm Bút”...” ghi nhận về Song Nhị, người chiến đấu cho Sự Thật trong mọi trường hợp, kể cả những ngày bị giam trong tù cải tạo, trích:
“...Tháng Tư 1975, định mệnh miền Nam đã an bài, Song Nhị cũng chịu chung số phận lưu đày ra đất Bắc cùng với hàng vạn chiến hữu VNCH.
Anh vẫn là người tiên phong với ý thức phản kháng của một tù nhân, một nhân chứng, đồng thời là người cầm bút. Trong trại tù tỉnh Thanh Hóa năm 1980, khi có ba người bạn tù bị bắt đi trong giờ điểm danh vào phòng giam, khí thế sôi động hơn 700 bạn tù toàn trại, mỗi phòng tụ họp nhau hát những bài hát tranh đấu. Lúc đầu chỉ một tốp hợp ca, về sau hưởng ứng cả buồng thành một đại hợp xướng.. Dấu hiệu đấu tranh bắt đầu. Sau ba ngày, lực lượng công an tràn vào trại, mở cửa phòng giam, đọc lệnh, còng tay và trói dẫn đi biệt giam một số. Và Song Nhị là một, bị kiên giam trong sáu tháng.
Song Nhị, người đấu tranh đã trở thành người cầm bút, và là người cầm bút từ những cuộc đấu tranh suốt quá trình dài từ niên thiếu đến trưởng thành...
Anh viết khá nhiều, đủ thể loại, từ Thơ, Truyện, đến phiếm luận, phê bình.. Tác phẩm “50 Năm Cầm Bút” của một tác giả đã sống và viết, là nạn nhân, nhân chứng của chặng đường lịch sử đất nước, không chỉ mang giá trị nội dung rõ nét, còn biểu lộ tư duy và cốt cách của người viết. Song Nhị khát vọng nói lên Sự Thật, vì anh ý thức thiên chức và phẩm hạnh của người cầm bút trong thế giới Tự Do, khác hẳn với “bồi bút” của chế độ độc tài Cộng sản.
Viết lên sự thật và dám nói sự thật, không dễ dàng, đơn giản, nếu thiếu lý tưởng, ý chí và chẳng bao giờ dám vượt qua chính mình.
Sự thật, tiếng gọi từ lương tri người cầm bút – Nếu anh không dám nói sự thật, thì sự thật vẫn đeo duổi anh và đòi hỏi anh phải thực hiện. Nếu lịch sử hôm nay chưa nói hết sự thật, thì thế hệ tiếp theo sẽ nắm tay lịch sử và chỉ cho bằng được ngày mai.
Người cầm bút kiên định, vô tư, không thành kiến cũng không thiên kiến. Lẽ phải trên hết, không khuất phục trước một áp lực nào; cũng không dễ ngã vào vòng quyến rũ cơ hội.
“50 Năm Cầm Bút” thể hiện, bày tỏ trung thực nhiều vấn đề hôm qua và hôm nay, văn hóa và văn học. Hy vọng bạn đọc tiếp cận tác phẩm để cùng cộng hưởng, chia sẻ với tác giả.”(ngưng trích)
Tuyển tập “50 Năm Cầm Bút” ghi giá 25 Mỹ Kim. Liên lạc với tác giả ở số phone: 408-209-0292.
Email: songnhi.us@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn