Hôm nay,  

Người Mang Tim Heo: Tìm Hiểu Phương Pháp Ghép Dị Chủng Xenograft Và Chimera

20/05/201607:24:00(Xem: 5747)

NGƯỜI MANG TIM HEO: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP GHÉP DỊ CHỦNG XENOGRAFT VÀ CHIMERA
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Từ hồi nào tới giờ thịt heo là thực phẩm đã nuôi sống rất nhiều người. Ngoại trừ các dân tộc theo đạo Hồi giáo và Do Thái giáo đều không ăn thịt heo, còn lại đại đa số nhân loại đều xem thịt Heo là nguồn thực phẩm rất quý báu, bổ dưỡng và dễ tìm.

Bên cạnh những lợi ích về mặt dinh dưỡng vừa kể, ngày nay khoa học cũng vừa cho chúng ta biết là heo còn có thể giúp con người chữa trị được một số bệnh tật, cải thiện và duy trì sức khỏe nữa.

tblank

Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh khám thịt tại Quebec(Photo NTC 2006)

                                                             ***

Thật vậy, một số bộ phận của heo có thể được sử dụng để thay thế những bộ phận hư hỏng của chúng ta. Đó là phương pháp ghép dị chủng, tức là dùng bộ phận của một chủng loại này để ghép vào một chủng loại khác.Và gần đây phương pháp chimera cũng được đề cập đến. Đây là kỹ thuật kết hợp ADN của người và của thú vật với nhau.

Risk and BenefitsSome health officials in the developing countries argue , that even though there was a small risk of nega...


Tại sao phải cần đến phương pháp ghép dị chủng? (Xénogreffe, Xenotransplantation)

Tình trạng khan hiếm bộ phận là nguyên nhân chánh!

Tại Canada, năm 1999, có 3544 người chuẩn bị ghép đã ghi tên trong danh sách chờ đợi, nhưng cuối cùng chỉ có 1667 người may mắn nhận được bộ phận ghép thích nghi mà thôi. Đa số là ghép một quả thận (61%), ghép gan (23%), tim (10%), 2 lá phổi (3%), tụy tạng (1%), và ghép tim lẫn phổi ít hơn 1%.

Thống kê 2010 cho biết có trên 4000 người Canada nằm trong danh sách chờ đợi để được ghép bộ phận. Năm trước đó chỉ có 1803 ca ghép được thực hiện. Trong số nầy 75% là ghép thận và chẳng may có 195 người phải chiụ chết vì thiếu bộ phận thích hợp.

Có thể nói là trên 30% bệnh nhân có tên trong danh sách chờ đợi đã chết trước khi người ta có thể tìm được một bộ phận ghép cho họ.

Nguyên nhân chánh của vấn đề thiếu bộ phận là do tâm lý quần chúng còn e ngại, có lẽ do ảnh hưởng tôn giáo và tín ngưỡng, nên ít có ai chịu ký giấy hiến dâng bộ phận của mình sau khi qua đời.

Trên thế giới, trong số một triệu người thì chỉ có 14 người đồng ý hiến bộ phận ở Canada, 23 người ở Hoa Kỳ, và 17 người ở Pháp.

Nhu cầu về bộ phận ghép đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để giải quyết cơn khủng hoảng này, các giới khoa học bèn nghĩ ra sáng kiến sử dụng các bộ phận của thú vật …

                                            


Description: Description: Description: http://www.revivicor.com/images/XenograftPlatform.jpg

Nguyên tắc dùng bộ phận heo đễ ghép dị chủng ở người(Photo www.Revivicor.com)


Tại sao phải chọn con heo?

Đầu tiên người ta có ý định dùng loài khỉ Chimpanzé và Babouin vì chúng thuộc nhóm linh trưởng  (primate) như loài người, vả lại chúng cũng có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta về phương diện di truyền.

Nhưng trở ngại cũng quá nhiều vì số lượng khỉ rất hạn chế, tăng trưởng chậm trong điều kiện bị giam hãm, và phải cần từ 7-10 năm để có những bộ phận gần bằng kích thước với các bộ phận tương ứng ở Người…

Khỉ xuất phát từ rừng rậm Phi Châu nên có thể chứa đựng vô số mầm bệnh mà chúng ta không thể nào biết và chẩn đoán hết được. Virus bệnh AIDS, bệnh Sốt xuất huyết Ebola, và các loại virus gây cancer như cancer máu (Leukemia), và bệnh cancer hạch bạch huyết (Lymphoma) là một vài thí dụ mà chúng ta biết được…

Ngoài ra cũng còn có một khó khăn khác, đó là áp lực chống đối của các nhóm bảo vệ môi sinh và bảo vệ thú vật hiếm quý. Họ không muốn thấy các loài khỉ bị ngược đãi và bị diệt chủng… Bởi những lý do vừa kể, nên người ta đã xoay qua việc chọn con heo.

Về phương diện cơ thể học và sinh lý học, heo cũng có nhiều ưu điểm.

Heo là loài ăn tạp (omnivore) như người, kích thước các bộ phận cũng không khác biệt mấy với các bộ phận của người. Heo rất mắn đẻ, cứ 6 tháng là có một lứa 12 con. Nuôi dễ và mau lớn. Sau 5 tháng là đạt trọng lượng 100 kg thật dễ dàng…

Mỗi ngày trên thế giới có hằng triệu con heo bị thọc huyết hạ thịt mà có nghe phe nhóm nào nhỏ một giọt lệ xót thương đâu?

Các bộ phận nào của heo thường được sử dụng?

Các thí nghiệm dùng tế bào heo ghép cho người để chửa trị những bệnh như tiểu đường (dùng tế bào tụy tạng heo), bệnh Parkinson’s (tế bào não), chứng khiếm thị (dùng tế bào giác mạc mắt heo), tiếp huyết (dùng hồng huyết cầu heo), cho thấy nhiều triển vọng khả quan.

Ngược lại, việc sử dụng nguyên bộ phận heo (tim, thận, gan, ruột non, phổi)  để ghép cho người chắc phải còn xa vời lắm…

Hy vọng kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc (stem cells) sẽ mở ngõ giải quyết phần nào vấn đề khan hiếm bộ phận ghép.



Description: Description: Description: http://betweendrafts.com/wp-content/uploads/2011/10/pigorgans.jpg

                                      Photo betweendrafts.com

Heo, tương lai của nhân loại?

Theo đà phát triển của cuộc cách mạng sinh học, heo sẽ trở thành con vật lý tưởng để giúp chúng ta sống khỏe và sống lâu hơn.

Công ty khảo cứu PPL Therapeutics (Scotland), nổi tiếng trong những năm trước đây trong việc làm nhân bản vô tính (cloning) để tạo ra con cừu Dolly, thì vừa rồi họ cũng đã thành công qua phương pháp cloning để tạo ra 5 chú heo con.

Rất có thể là trong một tương lai không xa, PPL Therapeutics sẽ trở thành một phòng thí nghiệm vĩ đại chuyên sản xuất các bộ phận rời, tức là các phần của heo để dùng trong việc ghép trị bệnh cho người. Đây chỉ là dự đoán mà thôi. Tất cả còn trong vòng nghiên cứu thí nghiệm trên loài khỉ. Có lẽ phải trên 20 hay 30 năm nữa khoa học mới có thể áp dụng phương pháp ghép dị chủng ở người.

Kỹ thuật ghép bộ phận đồng chủng (allograft), có nghĩa là lấy một bộ phận của người nầy đem ghép cho người khác, đã được thực hiện từ 40 năm nay rồi.

Ngày nay, kỹ thuật này đã đạt kết quả rất khả quan, và đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân phục hồi lại sức khỏe và sống thêm một hai chục năm rất dễ dàng.

Lúc trước, valve tim heo thu lượm tại lò sát sanh được sử dụng để chế lại thành bộ phận ghép cho người, Đây là những mô chết, nên chúng phải kinh qua nhiều quy trình ngâm, rửa trong nhiều loại hóa chất trước khi được sử dụng an toàn.

Ngày nay, valve tim heo đã lần lần được thay thế bằng valve tim bò và valve nhân tạo để ghép cho người.

Tuyến tụy tạng heo được các công ty dược phẩm thu lượm để sản xuất chất insuline dùng trị bệnh tiểu đường.

Da heo có thể được điều chế thành những chất liệu dùng để chữa các ca phỏng nặng.

Ruột heo cũng là một phế liệu rất hữu dụng, từ đó người ta trích lấy chất kháng đông heparine. Chất nầy được sử dụng để ngăn ngừa hiện tượng nghẽn mạch máu trong các trường hợp giải phẫu tim mạch.

Trở ngại chánh yếu: hiện tượng loại bỏ ngoại vật (organ reject)

Theo nguyên tắc miễn dịch học, một khi cơ thể tiếp nhận một ngoại vật (phải là mô sống), kháng thể (antibody) chống ngoại vật nói trên lập tức được tiết ra để tiêu diệt và loại bỏ nó. Ngoại vật được gọi là chất kháng nguyên (antigen).

Phản ứng loại bỏ chỉ xảy ra được nếu có sự hỗ trợ của một chất gọi là Complément do cơ thể sản xuất. Phản ứng càng rõ rệt và mạnh mẽ nếu ngoại vật thuộc một chủng loại khác với chủng loại tiếp nhận


Chất kháng nguyên + Kháng thể + Complément ---> Phản ứng loại bỏ cực cấp tính.


Trường hợp ở heo, kháng nguyên chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng là chất Galactosyl (Gal-alpha-1-3-Gal) nằm trong lớp tế bào endothélium, tức là tế bào lát phía bên trong của thành mạch máu heo.

Một giải pháp: Heo được chuyển đổi gène (transgénic)

Các nhà khoa học đang đặt trọng tâm nghiên cứu vào hai mục tiêu chánh: đó là việc tạo ra những heo đã được thay thế bằng một gene lấy từ người. Mục đích là để cho hệ miễn dịch của bệnh nhân bị xí gạt là đã nhận được một bộ phận của phe ta, tức là của người nên sẽ làm nhẹ đi phản ứng loại bỏ.

Một khi dòng heo không Galactosyl được tạo ra rồi thì việc làm thêm copies bằng phương pháp nhân bản vô tính (cloning) để có thêm số heo cần thiết sẽ là vấn đề không mấy khó khăn cho lắm!

Vượt hàng rào chủng loại: một nguy cơ cho nhân loại

Điều mà mọi người e ngại nhất là một số bệnh của thú vật có thể vượt hàng rào chủng loại (specie barrier) để truyền lây sang cho người. Khoa học gọi những bệnh này là zoonosis.

Còn nhớ vào năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) đã giết hại hơn 20 triệu người trên khắp thế giới. Virus của bệnh dịch nầy có nguồn gốc từ bệnh cúm ở heo và do virus H1N1 gây ra.
Năm 1998, virus Nipah xuất phát từ loài heo đã làm trên 100 người thiệt mạng tại Malaysia.

Từ năm 2004 đến 2009, dịch cúm gà H5N1 cũng đã giết hại trên 150 người ở Á châu và Ai Cập. Trong vụ này, người ta rất lo sợ virus cúm gà sẽ lây nhiễm cho heo để từ đó sẽ truyền lây cho người và gây nên dịch cúm toàn cầu (pandemy).

Cũng may là cúm gà chưa thấy gây ra đại dịch toàn cầu nhưng cúm heo thì lại khác.Tháng 6 năm 2009, Tổ chức y tế thế giới đã ban bố đại dịch toàn cầu cúm heo H1N1. Hai vợ chồng người gõ nghe theo lời khuyến cáo của giới y tế nên cũng đi chủng ngừa cho chắc ăn.

Cúm gà vẫn còn  đó, và biến chuyển không ngừng.

Tháng 4/2013 dịch cúm gia cầm H7N9  đã giết hại 27 bệnh nhân Trung Quốc (tính đến 0 03/5/2013). Cơ Quan Y Tế Thế giới cho biết chưa thấy có dấu hiệu người lây cho người.

Trung Quốc cho biết, bồ câu cũng có mang virus cúm gia cầm H7N9.

H7N9 bất đầu lan đến Đài Loan.

Một khảo cứu đăng trong tập chí Science cho biết virus cúm gà H7N9 có thể truyền sang từ loài hữu nhũ mammals với nhau. Trong bài viết họ đề cập đến loài ferret. Vậy thì người cũng là loài hữu nhũ nên nguy cơ lây truyền H7N9 vẫn có thể xảy ra từ người nầy lây sang người khác


Working with ferrets, an animal that is often studied to gain insight into flu transmissibility in people, scientists in China, Canada and the U.S. found that H7N9 could spread from one ferret to another -- suggesting that it could also pass between humans. "Under appropriate conditions human-to-human transmission of the H7N9 virus may be possible


Virus cúm đột biến không ngừng (mutation) nên H7N9 có thể lây nhiễm cho loài heo. Và chính loài vật nầy được ví như một ổ trung gian hay thuyền pha trộn (mixing vessel) của cúm gà và cúm người. Hai loại virus trên có thể trao đổi cấu trúc di thể để cho ra một loại virus mới để có thể truyền lây từ người nầy sang người khác.

Flu viruses evolve constantly and scientists say such changes have made H7N9 more capable of infecting pigs. Pigs are a particular concern because bird and human flu viruses can mingle there, potentially producing a bird virus with heightened ability to spread between humans, said Dr William Schaffner, a flu expert at the Vanderbilt University School of Medicine. This happened in 2009 with swine flu.

Nhân loại còn khốn đốn

Từ bệnh Sida, bệnh bò điên, cúm gà, cúm heo đến bệnh viêm phổi cấp tính và trầm trọng (severe acute respiratory syndrome) hay SARS...


SARS cũ (2003) và SARS mới (2012)

Tháng 3/2003, bệnh viêm phổi cấp tính và trầm trọng (SARS) xuất phát từ lục địa Trung Quốc đã làm thiệt mạng gần 800 người trên thế giới, nặng nhất là Trung Quốc có khoảng 350 nạn nhân, kế đến là Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia vùng Đông nam Á trong đó có Việt Nam.

Riêng tại Toronto, Canada tính đến tháng 7 năm 2003 cũng đã có 44 tử vong vì bệnh SARS. Tác nhân của bệnh SARS là một loại Corona virus đột biến đặc biệt. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết, có lẽ bệnh có nguồn gốc từ một loại thú rừng nào đó, hình như là từ con cầy hương (civet cat) mà người Trung Quốc rất hẩu xực?  Dịch bệnh này đã làm cả thế giới rất lo ngại và nó cũng đã gây thiệt hại một cách đáng kể cho kỹ nghệ du lịch của rất nhiều quốc gia thời đó.

Và đầu năm 2013,các nhà khoa học tuyên bố bệnh SARS tái xuất hiện trở lại ở Trung đông và Âu châu. Họ nghĩ rằng bệnh do một chủng Coronavirus mới (Novel Coronavirus or hCoV-EMC) gây ra...

Tất cả những bệnh vừa kể đều có nguồn gốc từ thú vật.


To jump to humans, animal viruses such as these novel coronaviruses, and avian and swine flu viruses, must evolve to be able to latch onto proteins on the surfaces of human cells

Coronavirus cũ (2003) bị nghi ngờ xuất phát từ cầy hương (civet) và loại novel Coronavirus (2012) có lẽ từ loài dơi.

The reservoir and route of transmission of the novel coronavirus are still being investigated. Genetic sequencing to date has determined the virus is most closely related to coronaviruses detected in bats

Có 24 tử vong do Coronavirus mới (Novel Coronavirus) gây ra từ tháng 4 /2012 đến tháng 5/ 2013 (theo WHO)

Chăn nuôi vô nhiễm

Ngày nay với kỹ thuật khoa học hiện đại, người ta có thể dễ dàng tạo ra những loại heo hoàn toàn không có mang vi trùng, ký sinh trùng hoặc một loại nấm nào cả. Đây là kỹ thuật chăn nuôi vô nhiễm, và các heo này là heo SPF (specific pathogen free).

Heo SPF chỉ được dùng để thí nghiệm mà thôi. Nhưng có một trở ngại là kỹ thuật SPF không thể kiểm soát nổi sự nhiễm các loại virus.

Đáng ngại nhất là loại Retrovirus vì chúng có thời gian ủ bệnh (incubation period) rất lâu dài, và sống rất dai trong cơ cấu di truyền (genome) DNA của tế bào heo. Porcine endogenous retrovirus (PERs) là một thí dụ điển hình. Rất có thể một lúc nào đó PERs sẽ vượt hàng rào chủng loại để gây bệnh cho người.

Virus của các bệnh ác ôn như AIDS, LeukemiaLymphoma đều thuộc nhóm retrovirus.

Còn biết bao câu hỏi nữa mà các nhà bác học chưa có thể trả lời hết được!


Một món hàng béo bở

Người ta nghĩ rằng chỉ riêng Hoa kỳ và Canada cũng phải có khoảng trên 120 000 người cần được ghép một bộ phận nào đó.

Trong vài năm nữa, thương vụ của kỹ nghệ ghép bộ phận sẽ có thể đạt đến số 10 tỉ US dollars. Lợi nhuận quá cao sẽ thúc đẩy nhiều phe nhóm nhảy ra kiếm ăn. Xin kể ra đây một số tên tuổi của kỹ nghệ ghép hiện nay đang tranh đua trên thế giới: PPL Therapeutics (Scotland), Bio Transplant (USA), Infligen (USA), Xenogen (USA), TGN (Quebec) vv…

Về mặt thị trường chứng khoán, đây có thể là một hướng cần được quan tâm để mua cổ phiếu...

Tốn bao nhiêu tiền?

Chưa ai có thể biết được chi phí của việc ghép dị chủng là bao nhiêu. Người ta ước đoán là một bộ phận của Heo như thận chẳng hạn bán ra tệ lắm cũng phải trên 10 000$ US một quả, đó là chưa kể tiền giải phẫu, tiền thuốc uống suốt đời để giữ cho bộ phận ghép không bị loại ra ngoài, cũng như để giúp nó hoạt động một cách hữu hiệu.

Hiện nay, tại Canada chi phí ghép một quả thận là 20 000$ Can., cộng thêm 6 000$ tiền thuốc / năm…
Ghép tim tốn lối 80 000$ Can.

Phương pháp ghép dị chủng có thể giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, đồng thời làm giảm bớt tiền thuốc lúc nằm chờ ở nhà.

Ghép một quả thận tốn ít tiền hơn là phí tổn lọc thận (renal dialysis), lọc 3 lần / tuần trong 5 năm. Ngày nay, bệnh nhân có thể được trang bị để họ có thể tự lọc thận lấy tại nhà…


                          http://renalmed.com/wp-content/uploads/2015/06/PD.png

                  HOME PERITONEAL DIALYSIS http://renalmed.com/home-dialysis/



Ràng buộc về mặt pháp lý

Hiệu quả và hậu quả của việc ghép dị chủng còn rất mập mờ. Chưa có ai nắm vững tình hình hết. Bệnh gì có thể truyền lây cho nhân loại sau đó?

Bởi vậy, sau khi được ghép bộ phận Heo, bệnh nhân sẽ bị quản lý chặt chẽ vì lợi ích công cộng. Họ phải ký giấy cam kết chịu giới hạn một số quyền như, không được đi ra khỏi xứ, không được hiến máu, nhà chức trách y tế có quền theo dõi bệnh nhân suốt đời, có bồ bịch, ngủ với ai phải mang áo mưa và phải kê khai rõ rệt (hơi kẹt đa!), nếu có chết bất tử thì xác sẽ được bác sĩ mổ khám tử (autopsy) để xét nghiệm.

Còn một vấn đề khác cũng khá phức tạp là liệu cơ quan nào, giới chức nào có thẩm quyền và dám chịu trách nhiệm ấn định mức độ hiểm nguy cho cộng đồng nhân loại nếu chẳng may có biến cố hoặc một dịch bệnh nào đó xuất phát theo sau việc ghép bộ phận heo.

Khó khăn về mặt đạo đức và tôn giáo

Cũng như vấn đề phá thai, thay đổi gene (GMO), gây cấy tế bào gốc ở phôi thai (stem cell culture), làm nhân bản vô tính cloning, kỹ thuật ghép dị chủng cũng phải đương đầu với áp lực chống đối mãnh liệt của các tôn giáo, của các phe nhóm và của khối Hồi giáo không ăn thịt heo. Họ diện dẫn đủ mọi lý lẽ, như nào là con người sao lại có quyền thay Thượng Đế làm thay đổi trật tự vũ trụ, nào là con người là vật thượng đẳng còn heo là vật hạ đẳng và cuối cùng là sự lo sợ rất hữu lý của nhiều người về mối nguy cơ một số mầm bệnh ở heo có thể vượt hàng rào chủng loại để gây ra những bệnh dịch ở người!

Chuyện bên lề

Thay thế bộ phận là chuyện sinh tử của người bệnh. Tìm được bộ phận thích nghi và đúng lúc không phải là chuyện dễ thực hiện đối với mọi người. Phải có thật nhiều may mắn, thật nhiều tiền, hoặc nhiều thế lực mới hy vọng có được bộ phận ghép một cách nhanh chóng.

Luật pháp các quốc gia trên thế giới đều nghiêm cấm việc trao đổi hoặc mua bán các bộ phận ghép. Nhưng luật là luật, thực tế ngoài xã hội đôi khi lại khác hẳn. Người đời thường nói có tiền mua tiên cũng được mà! Có người cần mua thì cũng có người cần bán bộ phận.

Thị trường chợ đen bộ phận ghép đã có từ khuya…, khuya lắm rồi.

Tin đồn rằng, mỗi năm có hằng trăm người Mỹ nhiều dollars đã đến các quốc gia đang phát triển vùng Á đông và Nam Mỹ để được ghép bộ phận một cách nhanh chóng khỏi phải mất công chờ đợi lâu lắc và rắc rối. Tiền trao, cháo múc.

Đó là họ áp dụng nguyên tắc đầu tiên (tiền đâu) hay là nguyên tắc lấy của che thân?... chớ không lẽ nằm nhà đợi tới tết Congo mới hy vọng nhận được bộ phận ghép hay sao?

Theo ước đoán, trong số 70 000 quả thận được ghép hằng năm thì có thể có lối 15000 quả do thị trường chợ đen cung cấp.


Các tổ chức buôn bộ phận thường đặt địa bàn hoạt động ở những nước nghèo khó, như Ấn độ, Ai cập, Pakistan, Moldova, Romania, Philippines, Brazil, Nam Mỹ, Đông Âu …

Họ đi vào vùng quê, khuyến dụ những người nghèo khó cần tiền hãy bán bớt một quả thận đi. Thông thường thì người bán chỉ nhận được cao tay lắm là vài ba ngàn dollars mà thôi, trong khi người mua phải trả lối 10 000$ (Paris Match,12 Feb 2003).

Đôi khi còn tàn nhẫn hơn, họ bắt cóc du khách hoặc những ai đi lơn tơn tại nơi vắng vẻ, đem về mổ lấy bớt một quả thận sau đó khâu lại qua loa rồi vứt kẻ xấu số ra ngoài đường. Nạn nhân này cũng còn nhiều may mắn lắm đó, chớ nếu tham họ mổ lấy cả hai quả thận cùng một lúc thì chỉ có nước là thăng luôn!

Những năm trước đây tạp chí Canadian Medical Association Journal số 192 Nov, 2002 có đăng tin một bác sĩ gốc Ấn đã bị Hiệp Hội Y Sĩ Anh Quốc tước quyền hành nghề vì ông ta có dính dáng vào tổ chức mua bán bộ phận ghép. Thận được mua từ bên Ấn dộ và đem ghép cho bệnh nhân ở bên Anh quốc…

            

Cũng có tin đồn rằng tại Trung Quốc, người ta thường lôi tù nhân hình sự và cả tù chính trị Pháp Luân Công ra…bụp một cái, sau đó mổ lấy bộ phận để bán theo yêu cầu cho khách hàng ngoại quốc. Đúng là tiện lợi mọi bề, vừa bớt kẻ chống đối, vừa trong sạch hóa xã hội lại và cũng vừa có một tí tiền còm để nhẩm xà chơi. Sau khi được ghép bộ phận, bệnh nhân may mắn này trở về quê hương của mình để được điều trị tiếp.


Tạo sinh vật chiméras nửa thú nửa người để có bộ phận ghép.

Video-HYBRID PIG TO HUMAN ORGAN TRANSFER CHIMERA 2016 GENETIC DNA MANIPULATION SIGNS OF THE END

https://www.youtube.com/watch?v=k8ylHLIJGWg


Biotechnology in Food and Agriculture; the Biosafety Issues [Tarek Alfalah, University of Tripoli, Libya]

http://www.slideshare.net/UNESCOVENICE/biotechnology-in-food-and-agriculture-the-biosafety-issues-tarek-alfalah-university-of-tripoli-libya


A genetic chimerism or chimera (also spelled chimaera) is a single organism composed of cells from different zygotes. This can result in male and female organs, two blood types, or subtle variations in form.[1] Animal chimeras are produced by the merger of multiple fertilized eggs. In plant chimeras, however, the distinct types of tissue may originate from the same zygote, and the difference is often due to mutation during ordinary cell division. Normally, genetic chimerism is not visible on casual inspection; however, it has been detected in the course of proving parentage.[2]

Another way that chimerism can occur in animals is by organ transplantation, giving one individual tissues that developed from two genomes. For example, a bone marrow transplant can change someone's blood type.(wikipedia)



The group who are convincedthat human-animal chimerashould not performed at all .Because :• It involves research on human ...


What are the scientistsopinions on human-animalchimeras•A concern must given to studies in which humanneurons or gametes m...


Dự Án Tạo Sinh Vật Nửa Người Nửa Thú Để Dùng Cơ Phận Ghép Cho Bệnh Nhân; Cảnh Báo: Heo Có Não Bộ Người Sẽ Có Ý Thức...

https://vietbao.com/p114a253110/du-an-tao-sinh-vat-nua-nguoi-nua-thu-de-dung-co-phan-ghep-cho-benh-nhan-canh-bao-heo-co-nao-bo-nguoi-se-co-y-thuc-

LOS ANGELES (VB) -- Một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ đang thử nghiệm làm điều sẽ gây lúng túng các nhà đaọ đức: tạo ra phôi thai (embryos) mang một phần tính người, một phần tính thú vật.
Họ hy vọng rằng, các phôi thai này, có tên gọi là chimeras, có thể giúp cứu mạng người đang gặp một số bệnh nan y.
Một cách thực hiện sẽ là dùng phôi thai chimeras để tạo ra các mẫu thú vật tốt hơn để nghiên cứu xem vì sao bệnh xảy ra cho con người, và bệnh diễn tiến ra sao.
Có thê sẽ diễn tiến tới việc lập ra trang trại thú vật mang cơ phận người, để sẽ dùng cơ phận người từ thân thú để sẽ ghép cho các bệnh nhân nan y.
Stuart Newman, Giáo sư tại đaị học New York Medical College, nói rằng ánh sáng chập choạng chỗ này có thê “gây thiệt hại tới ý nghĩa của chúng ta về nhân loại.”
Newman cảnh giác, “Nếu bạn có những con heo vơi một phần nao bộ của người, bạn sẽ có những con thú thực sự có ý thức như người... Nếu một con heo đực chimera giao phối với một con heo cái chimera, kết quả có thể là bào thai người lớn dần trong tử cung con heo chimera cái...”
Các thử nghiệm này nhạy cảm tới nổi viện National Institute of Health (NIH) đã tạm thời ngưng cấp ngân sách cho cac khoa học gia kia, trong khi các vinc huưc nghiên cứu về vấn đề đaọ đức.
Nhưng các khoa học gia naà nói rằng họ có thể tìm tài trợ tư nhân.
Pablo Ross, nhaànghiênc ứu ở đại học UC Davis, nói rằng họ không tạo ra chimera để cho thành quái vật, “nhưng chỉ vì mục tiêu sinh hóa.”
Ross đang làm việc với Juan Carlos Izpisua Belmonte ở viện Salk Institute for Biological Studies ở La Jolla, Calif., và Hiromitsu Nakauchi ở Stanford University. Daniel Garry của University of Minnesota và các cộng sự đang nghie ncứu tương tự.“Ngưng trích Việtbao online 19/05/2016)

Dịch cúm heo H1N1 đã làm cả thế giới  run sợ

Tháng 4, 2009 dịch cúm heo do virus H1N1 xuất phát từ Mexico đã làm cả thế giới phải điên đảo và e sợ con heo. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã ban bố tình trạng đại dịch toàn cầu (pandemy) vào ngày 11/6/2009. Đã có 40.000 người chánh thức mắc bệnh và 167 người chết trên thế giới.

Tuy làm rùm beng lên như vậy chớ thật sự ra nổ to nhưng hại ít.

Tâm Thư Của Heo Gởi Cho Người 

http://www.advite.com/TamThuCuaHeoGoiChoNguoi.htm


Kết luận

Ngày nay, thay tim đổi thận không còn phải là chuyện hoang đường giả tưởng nữa. Có thể trong tương lai năm bảy chục năm nữa sẽ xuất hiện nhiều cửa hàng bán bộ phận rời để chúng ta mua về nhờ bác sĩ lấp ráp vào như ngày nay chúng ta đem xe đi sửa ở garage vậy.

Con người lúc đó có lẽ sẽ sống rất lâu hơn. Hư cái gì thì thay cái đó! Vấn đề khó khăn hiện tại thuộc về tâm lý và tư duy. Liệu người ta có dễ dàng chấp nhận mang trong người mình một quả tim heo hay không?

Đúng là số con heo khó mà khá hơn được, toàn là những điều xấu xa không hà.

Nhưng kể từ hôm nay heo sẽ chiếm một vị trí quan trọng hơn đối với con người. Heo sẽ không còn được nhân loại xem thường nữa. Heo sẽ trở thành một phần của chúng ta, và là ân nhân của nhân loại.

Chỉ cần nghĩ tới một ngày nào đó trong tương lai, biết chừng đâu trong chúng ta lại chẳng có người mang tim heo trong mình.

Nhưng xin bạn đừng áy náy lo sợ làm gì, vì mình vẫn là mình với những vui buồn thăng trầm trong cuộc sống, còn hơn ai đó mặc dù vẫn mang tim người và tự xưng mình là ông nầy bà nọ nhưng lòng dạ bên trong của họ lại còn nham hiểm thúi tha hơn cả Cochon ./.

Tham khảo:

-Coming age of Xenotransplantation: Would you accept an organ from a pig to save your life?

David Warmflash

http://www.geneticliteracyproject.org/2015/02/12/coming-age-of-xenotransplantation-would-you-accept-an-organ-from-a-pig-to-save-your-life/

-David Bême-En matière de greffes d’organes,le cochon serait l’avenir de l’homme

http://www.doctissimo.fr/html/sante/mag_2000/mag2/sa_1702_cochons.htm

-Tristan Vey-Greffes d'organes animaux, entre espoirs et déconvenues

http://sante.lefigaro.fr/actualite/2011/10/24/14939-greffes-dorganes-animaux-entre-espoirs-deconvenues

-Pauline Freour-Comment fonctionne le don d'organes

http://sante.lefigaro.fr/actualite/2011/06/22/10968-comment-fonctionne-don-dorganes

-Hilton Gock et als- Genetic modification of pigs for solid organ xenotransplantation

http://211.144.68.84:9998/91keshi/Public/File/30/25-1/pdf/1-s2.0-S0955470X10000716-main.pdf

-Pfizer- Greffe d’organes

http://www.pfizer.ca/local/files/fr/yourhealth/organ_transplant_FR.pdf


MONTREAL






.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.