Nhật Bản ngày càng xúc tiến kế hoạch liên kết và hỗ trợ các nước trong vùng Biển Đông để đối phó với sự bành trướng và xâm lăng ngày càng mạnh của Trung Quốc, qua việc cho Phi Luật Tân thuê phi cơ chiến đấu để đối phó TQ, theo một bản tin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) hôm Thứ Ba cho biết.
Bản tin RFI viết rằng, “Nhật Bản chính thức cho Philippines thuê phi cơ quân sự để đối phó với các tham vọng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo AFP, hợp đồng đã được thông qua trong cuộc điện đàm giữa bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin hôm qua, 02/05/2016.
“Theo hợp đồng này, Tokyo dự kiến cho Manila thuê tổng cộng 5 máy bay huấn luyện TC-90, đồng thời trợ giúp huấn luyện và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Các máy bay TC-90 cho phép hải quân Philippines cải thiện hoạt động tuần tra tại các vùng biển của nước này, hiện đang bị Bắc Kinh dòm ngó.
“Theo hãng tin Kyoto, các phi cơ TC-90 có tầm hoạt động 1.900 km (tương đương 1.180 dặm), gần gấp đôi so với máy bay hiện có của hải quân Philippines. Hợp đồng nói trên sẽ là hợp đồng cho thuê máy bay quân sự đầu tiên của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, sau khi luật về cấm xuất khẩu vũ khí của nước này được dỡ bỏ.”
Bản tin RFI cũng cho biết thêm rằng, “Một trong các điểm nóng hiện nay tại quần đảo Trường Sa là bãi cạn Scarborough, nằm cách đảo lớn Luzon của Philippines 230 km về phía tây. Ít tuần trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Philippines kiện yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh thông báo ý định xây dựng một chốt tiền tiêu và một đường băng tại bãi cạn nói trên, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay Philippines năm 2012.”
Liên quan đến tình hình Biển Đông, một bản tin khác cũng của RFI hôm Thứ Ba có tựa đề “Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện, chính sách Mỹ bị hoài nghi,” viết rằng, “Báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 03/05/2016 đăng bài phân tích của giáo sư Mỹ William G.Frasure trường Connecticut College nêu lên tình trạng chính sách của Hoa Kỳ đang bị hoài nghi trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông.
“Bài phân tích trước hết ghi nhận sự kiện Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông với ý đồ rõ rệt là làm cho yêu sách chủ quyền của họ không thể bị thách thức. Trung Quốc đã cho biết rõ là họ không chấp nhận một phán quyết bất lợi của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, có lẽ sẽ được đưa ra khoảng chừng một tháng tới đây. Hơn nữa Trung Quốc còn từ chối thảo luận về bất kỳ giải pháp đa phương nào đối với các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo nhau trong khu vực.”
Bản tin RFI phân tích thêm về chiến thuật tằm ăn dâu trên Biển Đông: “Các hành động đều đặn của Trung Quốc ở Biển Đông – bồi đắp đảo, bố trí tên lửa phòng không, xây dựng phi đạo, triển khai chiến đấu cơ, xây đài radar, khiêu khích láng giềng với các đội tàu cá và giàn khoan – cho thấy là Trung Quốc ngày càng tin chắc họ sẽ đạt mục tiêu đòi chủ quyền bên trong đường chín đoạn của họ bằng cách kiên nhẫn đi từng bước rất nhỏ.
“Trung Quốc đang cho thấy là họ tin rằng những bước đi nhỏ của họ sẽ không bị Mỹ ngăn chận. Khó có ai có thể nghĩ rằng một bến cảng mới, ngay cả một giàn hỏa tiễn Sam mới, lại có thể dẫn đến một sự đối đầu quân sự với Mỹ. Trung Quốc sẽ không trực diện tấn công vào tầu chiến hay máy bay Mỹ, hoặc là có một hành vi gây chiến tranh rõ rệt nào với Mỹ. Họ chỉ tiếp tục đào cát xây đảo mà thôi. Liên quan đến vấn đề tạo ra sự xác tín, một vấn đề then chốt khác là Mỹ sẽ phản ứng thế nào khi có đối đầu vũ trang giữa Trung Quốc và một quốc gia Đông Nam Á bị chèn ép.”
Bản tin kết luận rằng, “Sự hiện diện đáng ngại ngày càng mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đã có hệ quả- vô tình hay cố ý – là làm dấy lên mối nghi ngờ về hành động của Mỹ tại đây. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có thể khích lệ các đồng minh của mình, nhưng không làm được gì hoặc chỉ làm qua loa, để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Và tình hình này sẽ kéo dài, nhất là nếu Trung Quốc tỏ ra kiên nhẫn, tự kềm chế, đi từng bước nhỏ, tránh vội vã và nhất là tránh khiêu khích quá đáng và làm Mỹ mất mặt.”
Bản tin RFI viết rằng, “Nhật Bản chính thức cho Philippines thuê phi cơ quân sự để đối phó với các tham vọng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo AFP, hợp đồng đã được thông qua trong cuộc điện đàm giữa bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin hôm qua, 02/05/2016.
“Theo hợp đồng này, Tokyo dự kiến cho Manila thuê tổng cộng 5 máy bay huấn luyện TC-90, đồng thời trợ giúp huấn luyện và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Các máy bay TC-90 cho phép hải quân Philippines cải thiện hoạt động tuần tra tại các vùng biển của nước này, hiện đang bị Bắc Kinh dòm ngó.
“Theo hãng tin Kyoto, các phi cơ TC-90 có tầm hoạt động 1.900 km (tương đương 1.180 dặm), gần gấp đôi so với máy bay hiện có của hải quân Philippines. Hợp đồng nói trên sẽ là hợp đồng cho thuê máy bay quân sự đầu tiên của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, sau khi luật về cấm xuất khẩu vũ khí của nước này được dỡ bỏ.”
Bản tin RFI cũng cho biết thêm rằng, “Một trong các điểm nóng hiện nay tại quần đảo Trường Sa là bãi cạn Scarborough, nằm cách đảo lớn Luzon của Philippines 230 km về phía tây. Ít tuần trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Philippines kiện yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh thông báo ý định xây dựng một chốt tiền tiêu và một đường băng tại bãi cạn nói trên, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay Philippines năm 2012.”
Liên quan đến tình hình Biển Đông, một bản tin khác cũng của RFI hôm Thứ Ba có tựa đề “Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện, chính sách Mỹ bị hoài nghi,” viết rằng, “Báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 03/05/2016 đăng bài phân tích của giáo sư Mỹ William G.Frasure trường Connecticut College nêu lên tình trạng chính sách của Hoa Kỳ đang bị hoài nghi trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông.
“Bài phân tích trước hết ghi nhận sự kiện Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông với ý đồ rõ rệt là làm cho yêu sách chủ quyền của họ không thể bị thách thức. Trung Quốc đã cho biết rõ là họ không chấp nhận một phán quyết bất lợi của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, có lẽ sẽ được đưa ra khoảng chừng một tháng tới đây. Hơn nữa Trung Quốc còn từ chối thảo luận về bất kỳ giải pháp đa phương nào đối với các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo nhau trong khu vực.”
Bản tin RFI phân tích thêm về chiến thuật tằm ăn dâu trên Biển Đông: “Các hành động đều đặn của Trung Quốc ở Biển Đông – bồi đắp đảo, bố trí tên lửa phòng không, xây dựng phi đạo, triển khai chiến đấu cơ, xây đài radar, khiêu khích láng giềng với các đội tàu cá và giàn khoan – cho thấy là Trung Quốc ngày càng tin chắc họ sẽ đạt mục tiêu đòi chủ quyền bên trong đường chín đoạn của họ bằng cách kiên nhẫn đi từng bước rất nhỏ.
“Trung Quốc đang cho thấy là họ tin rằng những bước đi nhỏ của họ sẽ không bị Mỹ ngăn chận. Khó có ai có thể nghĩ rằng một bến cảng mới, ngay cả một giàn hỏa tiễn Sam mới, lại có thể dẫn đến một sự đối đầu quân sự với Mỹ. Trung Quốc sẽ không trực diện tấn công vào tầu chiến hay máy bay Mỹ, hoặc là có một hành vi gây chiến tranh rõ rệt nào với Mỹ. Họ chỉ tiếp tục đào cát xây đảo mà thôi. Liên quan đến vấn đề tạo ra sự xác tín, một vấn đề then chốt khác là Mỹ sẽ phản ứng thế nào khi có đối đầu vũ trang giữa Trung Quốc và một quốc gia Đông Nam Á bị chèn ép.”
Bản tin kết luận rằng, “Sự hiện diện đáng ngại ngày càng mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đã có hệ quả- vô tình hay cố ý – là làm dấy lên mối nghi ngờ về hành động của Mỹ tại đây. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có thể khích lệ các đồng minh của mình, nhưng không làm được gì hoặc chỉ làm qua loa, để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Và tình hình này sẽ kéo dài, nhất là nếu Trung Quốc tỏ ra kiên nhẫn, tự kềm chế, đi từng bước nhỏ, tránh vội vã và nhất là tránh khiêu khích quá đáng và làm Mỹ mất mặt.”
Gửi ý kiến của bạn