Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Thợ Việt Ở Nam Hàn

15/05/200000:00:00(Xem: 6167)
Bạn,
Theo báo Lao Động dựa theo báo cáo của cơ quan “quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài” thuộc bộ Lao động-Xã hội-Thương binh CSVN, hiện có hơn 10 ngàn người lao động Việt Nam đang làm việc tại các nhà máy, công ty ở Nam Hàn. Những người lao động này được cơ quan nói trên tặng cho cái mỹ danh là tu nghiệp sinh, dù rằng trong suốt thời gian ở xứ người, không có ai được theo học một khóa tu nghiệp nào để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Cũng theo báo Lao Động, trong số hơn 10 ngàn người nói trên, chỉ có khoảng 500 người nhờ có trình độ đại học nên có mức lương khoảng 1,000 đô/tháng. Phần đông chỉ hưởng lương ở mức 600 đến 700 đô/tháng, sau khi trừ các khoản tiền phải nộp cho cơ quan “quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài”, tiền khấu trừ theo tỉ lệ phần trăm cho trung tâm dịch vụ lao động (nơi đã lập hồ tuyển dụng), các khoản thuế và tiền bảo hiểm đóng cho nước sở tại, họ chỉ còn chưa đến 60% mức lương. Thế nhưng, theo lời một phóng viên báo Lao Động đã đến thăm một số hãng ở Nam Hàn, thì dù lương ít nhưng các công nhân này đi đâu cũng có phone di động bên hông.
Phóng viên báo Lao Động đã ghi lại nhận xét của một viên chức Nam Hàn, trưởng phòng quản lý các công nhân Việt Nam tại khu vực Pusan, về các công nhân này như sau: “Mốt của những công nhân Việt làm việc tại Nam Hàn là phải có điện thoại cầm tay. Người Việt Nam hay nói chuyện và lại nói chuyện to nữa. Các xí nghiệp đều cấm công nhân nói chuyện trong giờ làm việc, do đó các công nhân Việt nghĩ ngay ra cách nói chuyện với nhau trong giờ làm việc, nhưng lại tránh được sự kiểm soát của quản lý là bằng máy di động”.

Về đời sống của công nhân Việt, phóng viên báo Lao Động đã ghi lại như sau: Chỉ hơn ba tiếng đồng hồ lang thang tại chợ TongTeMun, đã thấy công nhân Việt rất sành buôn bán, đổi tiền chợ đen, mặc cả liến thoắng, chúng tôi bày tỏ sự khâm phục, nhưng ông Nguyên, phiên dịch và người hướng dẫn, lại lắc đầu: “Sành sỏi ở chợ, nhưng ở những nơi cần phải nói thì nhiều người lại cứ như ngậm hột thị”. Ông kể lại cho chúng tôi nghe, theo quy định, tu nghiệp sinh các nước khi đến Hàn Quốc, trước khi xuống xí nghiệp đều phải tập huấn trong trường đào tạo công nhân của họ từ ba đến năm ngày. Nội dung chủ yếu là học tập nội quy, giờ giấc, kỷ luật khi làm việc trong xí nghiệp. Kết thúc đợt tập huấn thường có buổi liên hoan văn nghệ, các tu nghiệp sinh các nước đều trình bày các bài hát, điệu múa của dân tộc mình rất hay, tự tin. Chỉ có mỗi “anh” Việt Nam là cứ đứng đực mặt ra, nhắc đi nhắc lại cũng vẫn cứ im như ngậm thóc luộc. Tu nghiệp sinh các nước họ nhìn vào đoàn VN rất ngạc nhiên. Mỗi lần có một đoàn tu nghiệp sinh mình sang, đến đoạn liên hoan văn nghệ là tôi lại lo.

Bạn,
Phóng viên báo Lao Động cho biết anh ta không tin lắm lời nhận xét của ông Nguyên, cho đến khi đến thăm tại nhà máy dập phụ tùng xe hơi Heanu, chứng kiến cảnh một công nhân quê Đông Anh, Hà Nội bị Ban quản lý ký túc xá phạt đứng dưới trời lạnh mấy tiếng đồng hồ thì mới thấy ông Nguyên nói đúng. Phóng viên báo Lao Động kể lại: Vụ việc hết sức đơn giản, theo nội quy, tu nghiệp sinh không được hút thuốc lá trong phòng ngủ. Hôm đó Ban quản lý bất ngờ đi kiểm tra và phát hiện một vài người có hút thuốc. Anh tu nghiệp sinh người Bangladesh đã thành thật nhận lỗi và tự nhận hình thức kỷ luật. Còn bốn người VN, trong phòng vẫn còn nghi ngút khói nhưng bị hỏi thế nào cũng không ai nhận hút thuốc, buộc lòng Ban quản lý bắt cả bốn người ra đứng phơi lạnh ngoài sân. Đó là một trong những chuyện thường ngày của tu nghiệp sinh Việt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.